Thuật Ngữ CIF Và FOB Là Gì? - Doanh Nghiệp

Ý nghĩa thuật ngữ CIF, FOB, khái quát về Incoterms, Cách sử dụng thuật ngữ CIF, Cách sử dụng thuật ngữ FOB

Thưa luật sư Công ty luật Thái An! Chúng tôi được biết Quý Công ty chuyên tư vấn các hợp đồng mua bán quốc tế (hợp đồng ngoại thương). Rất mong Quý Công ty giải đáp thắc mắc của chúng tôi liên quan đến hoạt động thương mại như sau. Hiện nay công ty của tôi mới bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tôi thường thấy trong các hợp đồng có cụm từ “giá CIF” và “giá FOB”, vậy cho hỏi rằng các cụm từ này có ý nghĩa gì trong các hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu?

Trả lời

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

CIF và FOB là hai thuật ngữ được quy định trong Incoterm.

Incoterms (International Commerce Terms- Các điều khoản thương mại quốc tế) là bộ các quy tắc thương mại được công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nội dung chính của Incoterms là tập quán thương mại mẫu trong các vấn đề giao hàng, giá cả, thanh toán, trách nhiệm các bên mua – bán để các bên tự lựa chọn khi giao kết hợp đồng dựa trên khả năng mỗi bên.

Hiện nay, có hai phiên bản Incoterms cùng lúc được sử dụng trên thế giới, đó là Incoterms 2000 và Incoterms 2010. Mỗi phiên bản có những điểm khác biệt, tuy nhiên, đối với quy định về CIF và FOB thì lại được giữ nguyên. Bên cạnh FOB và CIF, còn có các điều kiện khác như EXW (giao tại xưởng), FCA (giao cho bên vận chuyển), CIP (cước phí và bảo hiểm trả tới),….

CIF (Cost, insurance, freight – tiền hàng, bảo hiểm, cước phí) là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng, có nghĩa là người bán có trách nhiệm thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa, chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình di chuyển. Rủi ro đối với hàng hóa sẽ chuyển sang cho người mua tại thời điểm hàng hóa được dỡ xuống khỏi phương tiện vận chuyển.

Thuật ngữ CIF thường được đi kèm với tên một địa điểm xác định, ví dụ: CIF Hai Phong Port, nghĩa là nơi dỡ hàng sẽ là Cảng Hải Phòng, khi hàng hóa từ tàu được dỡ xuống cảng thì bên bán đã hết trách nhiệm, rủi ro với hàng hóa từ đây sẽ thuộc về bên mua. Giá CIF là giá mà người mua có nghĩa vụ phải trả cho người bán, thường thì giá CIF sẽ cao hơn so với các loại điều kiện khác vì bên bán sẽ phải lo nhiều khoản chi phí hơn. CIF thường được áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa.

FOB (Free on board) là điều kiện giao hàng tại cảng bốc hàng, theo đó, người bán có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa tới cảng xếp hàng, bốc hàng hóa lên tàu. Rủi rỏ đối với hàng hóa được chuyển sang cho người mua ngay tại thời điểm hàng hóa được bốc qua lan can tàu, người mua cũng đồng thời có nghĩa vụ thuê tàu vận chuyển và chịu mọi chi phí phát sinh kể từ đây.

Thuật ngữ FOB thường được đi kèm với một địa điểm xác định là địa điểm bốc hàng, ví dụ: FOB Hai Phong Port, tức là nơi bốc hàng là Cảng Hải Phòng, tàu do bên mua thuê sẽ chờ sẵn ở cảng, bên bán có trách nhiệm vận chuyển hàng từ kho tới cảng và bốc hàng lên tàu. Giá FOB là giá người bán ấn định khi giao kết hợp đồng mua bán.

Tại Việt Nam, trong thời gian qua, phần lớn các doanh nghiệp đều áp dụng CIF khi mua và FOB khi bán vì sự thiếu thông tin về chi phí vận chuyển, bảo hiểm và khả năng tiếp cận các tàu vận chuyển bảo đảm an toàn. Cho nên đa số các hợp đồng mua bán ngoại thương mà doanh nghiệp Việt Nam kí kết đa số áp dụng CIF và FOB.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Hi vọng với những tư vấn của tôi sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề.

---> Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

Công ty luật Thái An.

Tin liên quan

  • Điều kiện, thủ tục công bố tiêu chuẩn thực phẩm
  • Thủ tục thành lập chi nhánh khác tỉnh của công ty cổ phần
  • Vi phạm hợp đồng trong hợp đồng mua bán thực phẩm tươi sống do lỗi của...
  • Bán hàng rong có phải đăng ký kinh doanh không?
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý
  • Cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm
Thuật ngữ CIF và FOB

Từ khóa » Khái Niệm Cif Và Fob