Thuật Ngữ FCL Và LCL Trong Vận Tải Hàng Hoá Bằng Containers

MỤC LỤC

1. Đóng hàng Đầy container - FCL và Đóng hàng không đầu container - LCL

Chủ hàng có hai phương thức đóng hàng vào một container: Một là đóng hàng LCL = less than one container loading = hàng lẻ = đóng không đầy một cont = hàng consol = consolidation. Hai là đóng hàng FCL = full one container loading = hàng nguyên cont = đóng đầy một containers.

Như đã từng trình bày trước đây, nếu người thuê tàu làm việc trực tiếp với hãng tàu thì không cần xuất hiện forwarders. Nhưng trong trường hợp người thuê tàu cần đi hàng LCL thì bắt buộc người thuê tàu phải đi qua forwarders. Vì hãng tàu chỉ vận chuyển nguyên container chứ không nhận hàng lẻ.

Khi có sự xuất hiện của forwaders trong quá trình mua bán cước/gom hàng/làm hàng. Sẽ xuất hiện sự xuất hiện của hai loại B/L là House B/L = H. B/L (vận đơn thứ cấp) và Master B/L = M. B/L (vận đơn chủ).

M. B/L là vận đơn mà hãng tàu cấp cho FWD đầu xuất; trên M. B/L thể hiện:

Shipper: FWD đầu xuất

Consignee: FWD đầu nhập (đây có thể là Văn phòng của FWD đầu xuất ở nước nhập; hoặc là một FWD khác nhưng có quan hệ Đại lý với FWD đầu xuất)

H. B/L là vận đơn mà FWD đầu xuất cấp cho shipper; trên H. B/L thể hiện:

Shipper: Tên người XK

Consignee: Tên người NK

2. Forwarder (FWD) sẽ nhận hàng/gửi hàng cho các chủ hàng xuất khẩu và nhập khẩu theo những cách sau đây:

FCL/LCL: nhận nguyên/giao lẻ

LCL/FCL: nhận lẻ/giao nguyên

LCL/LCL: nhận lẻ/giao lẻ

FCL/FCL: nhận nguyên/giao nguyên

3. FCL/LCL: nhận nguyên/giao lẻ

FWD sẽ nhận hàng của một shipper nhưng giao hàng cho nhiều consignee.

Trong thực tế, trường hợp này chính là: shipper là người XK, ký hợp đồng xuất bán hàng cho nhiều người NK ở cùng một nước, cùng một cảng đến. Mỗi người mua một ít, và người XK gom lại cho đầy một container để đi hàng cùng một thời điểm.

Người XK là người chủ động lựa chọn/chỉ định FWD và yêu cầu FWD làm việc gửi hàng này cho mình. Như vậy, người XK phải là người giành được quyền thuê tàu nếu muốn gửi hàng theo cách này.

4. LCL/FCL: nhận lẻ/giao nguyên

FWD sẽ nhận hàng của nhiều Shipper nhưng giao hàng cho một Consignee.

Trong thực tế, Consignee là người NK, ký hợp đồng nhập mua hàng từ nhiều người XK ở cùng một nước, cùng một cảng đi. Mỗi người bán một ít, và người NK gom lại cho đầy một container để chở hàng về một thời điểm.

Người NK là người chủ động lựa chọn/chỉ định FWD là yêu cầu FWD làm việc gửi hàng này cho mình. Như vậy, người NK phải là người giành được quyền thuê tàu nếu muốn gửi hàng theo cách này.

5. LCL/LCL: nhận lẻ/giao lẻ

FWD đầu xuất sẽ nhận hàng của nhiều Shipper và giao hàng cho nhiều Consignee.

Người XK A bán một vài pallets hàng cho người NK A’. B bán cho B’ và C bán cho C’.

Đây là 03 câu chuyện buôn bán hoàn toàn không liên quan nhau.

Họ cùng tìm đến FWD/hoặc FDW tìm họ. Hàng cùng đi từ một cảng bốc, cùng đến một cảng dỡ. Cùng một loại hàng, có thể là loại bao bì tương đương nhau.

Trường hợp này, FWD là người chủ động sắp xếp hàng của các chủ hàng vào cùng một container.

6. FCL/FCL: nhận nguyên/giao nguyên

Đây là trường hợp mà hàng đầy cont nhưng do có forwarder đứng giữa mua đi bán lại cước vận tải. Lý do vì sao người thuê tàu không làm việc trực tiếp với hãng tàu, người viết đã giải thích ở phần trước. Người thuê tàu hỏi giá cước FWD => FWD hỏi giá hãng tàu => hãng tàu báo giá => FWD cộng phần lời của mình và báo giá cho người thuê tàu => Người thuê tàu chốt giá với FWD => FWD chốt giá với hãng tàu => hãng tàu gửi Booking Note cho FWD => FWD gửi chính Booking Note này cho người thuê tàu. Các khâu tiếp theo như gửi S/I, xác nhận B/L nháp, giao/nhận B/L gốc, surrender B/L… giữa người thuê tàu và hãng tàu đều làm việc thông qua FWD.

Người XK/người NK chủ động lựa chọn/chỉ định FWD trước hết là theo điều kiện bán hàng – Incoterms nhưng cũng có thể người XK/người NK dùng quyền lực của mình để chỉ định/chọn lựa FWD theo ý của mình theo cách ngược lại quy định về nghĩa vụ thuê tàu của Incoterms.

Quy trình nghiệp vụ khi đóng hàng và gửi hàng cụ thể theo những cách thức trên được trình bày rõ hơn ở phần House B/L và Master B/L.

Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

LÊ SÀI GÒN
LÊ SÀI GÒN
NCS Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

"Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

Bài viết liên quan

Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến - Voyage Charter Party

Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến - Voyage Charter Party

Xem chi tiết Cut-off (Closing time) và những vấn đề cần lưu ý trên Booking

Cut-off (Closing time) và những vấn đề cần lưu ý trên Booking

Xem chi tiết Phí Storage Là Gì?

Phí Storage Là Gì?

Xem chi tiết Các Loại Air Way Bill AWB

Các Loại Air Way Bill AWB

Xem chi tiết Tàu Chuyến (Tàu Charter) Là Gì?

Tàu Chuyến (Tàu Charter) Là Gì?

Xem chi tiết Làm sao để check lịch tàu

Làm sao để check lịch tàu

Xem chi tiết Thuật ngữ On board, Laden on board, Shipped on board trên B/L

Thuật ngữ On board, Laden on board, Shipped on board trên B/L

Xem chi tiết Nhầm Lẫn Giữa House B/L và FIATA B/L (F.B/L)

Nhầm Lẫn Giữa House B/L và FIATA B/L (F.B/L)

Xem chi tiết Vận Đơn Đi Thẳng Direct B/L Và Vận Đơn Chở Suốt Through B/L

Vận Đơn Đi Thẳng Direct B/L Và Vận Đơn Chở Suốt Through B/L

Xem chi tiết Quy trình phát hành B/L của hãng tàu

Quy trình phát hành B/L của hãng tàu

Xem chi tiết

Từ khóa » Fcl Và Lcl