Thuật Ngữ Senior Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về Thuật Ngữ Senior Một ...
Có thể bạn quan tâm
Vậy thì hãy tham khảo những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết để tìm hiểu về nghĩa của thuật ngữ Senior là gì, supervisor là gì nhé.
Senior tiếng anh là gì?
Trong tiếng Anh thì Senior được biết đến ở hai dạng là tính từ và danh từ. Nó xuất hiện ở nhiều chuyên ngành khác nhau:
Ở dạng tính từ:
Senior có ý nghĩa là nói về một ai đấy nhiều tuổi hơn mình (Linh nhiều hơn Ngọc 10 tuổi - Six more than 10 years old), cao hơn về cấp bậc thường được dùng để nói về chức quyền (những người lớn tuổi trong gia đình - the senior members of the family). Trong trường hợp, các bạn nhìn thấy từ viết tắt Sr đặt ở ngay sau tên bố, thì đây là bố của người có cùng tên, từ ngữ này cũng là tính từ dành cho trẻ em có độ tuổi trên 11 tuổi (dùng trong môi trường, trường học).
Ở dạng danh từ:
Senior được dùng để chỉ về người lớn tuổi hơn người khác, người có thâm niên và chức cao hơn trong công việc, hoặc là thành viên của một trường trung học phổ thông.
Senior được dùng là một thuật ngữ, trong các chuyên ngành như: xây dựng (tiền bối), kinh tế (cao cấp, cao niên, cấp cao, cấp trên và tiền bối).
Senior là gì trong kinh tế?
Thực chất senior, junior dùng để phân chia mức độ trình độ giữa những người trong một công ty hay trong một ngành, lĩnh vực nào đó.
Theo đó senior để chỉ những người dày dặn kinh nghiệm, làm việc đảm bảo chuyên môn và có khả năng giải quyết các vấn đề khó một mình.Tuy nhiên ở mỗi công ty thì cũng có nhiều cấp bấc senior với những công việc khác nhau. Ở mức độ này họ sẽ cân bằng giữa việc học và làm.
Senior manager là gì?
Những người có chức danh senior thường có năng lực và trình độ làm việc luôn cao hơn những người khác. Sau vài năm họ có được kha khá thành tích và đã được thăng chức thành Senior manager để quản lý một số nhân viên trong công ty. Tuy nhiên thì phạm vi công việc của họ cũng không khác mấy so với manager thông thường.
So sánh giữ junior và senior developer
Về mặt kinh nghiệm
Thông thường thì các bạn HR và công ty thường đánh giá developer dựa theo số năm kinh nghiệm.
Các bạn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thường có vị trí là junior. Những người đi làm từ 4-5 năm trở lên thì tạm coi là senior (Do đó các mẫu tuyển dụng senior đều đòi hỏi 3-4 năm kinh nghiệm trở lên).
Tuy vậy, đôi khi số năm kinh nghiệm là không đủ để đánh giá trình độ developer. Kinh nghiệm 5-6 năm nhưng quanh đi quẩn lại chỉ là bảo trì một vài dự án nhỏ nhỏ, làm những task lặt vặt thì kĩ năng cũng không hơn junior là bao nhiêu.
Do vậy, senior còn phải biết nhiều hơn, giỏi kĩ năng technical hơn.
Khả năng technical
-
Về mặt công nghệ
Senior phải có kinh nghiệm làm việc với công nghệ qua nhiều dự án thực tế, đồng thời hiểu sâu, rộng về những ưu, nhược điểm của công nghệ đó. Còn Junior là những người chưa biết gì về công nghệ, hoặc chỉ tìm hiểu sơ sơ chứ chưa dùng nó trong thực tế bao giờ.
Do vậy, có thể bạn là senior của một công nghệ này, nhưng lại là junior của một công nghệ khác. Tuy vậy, néu có kĩ năng tự học, có kiến thức nền tốt, senior có thể dễ dàng làm quen và nắm vững công nghệ mới.
-
Khả năng viết code
Senior viết code phải tinh gọn, dễ bảo trì. Senior sẽ viết code clean và đơn giản tới mức có thể, sử dụng design pattern khi cần thiết và giải quyết được vấn đề. Ngoài ra, để tăng tính dễ bảo trì của code, senior còn phải chịu khó viết comment, viết document và setup unit test cho code mình viết ra. Còn Junior chỉ cần viết code cho chạy được, hoàn thành đúng chức năng đề ra là ok.
-
Quản lý công việc
Senior được giao làm những module lớn. Không chỉ nhận gì làm nấy, senior còn phải biết chia module thành những task nhỏ hơn, đưa ra estimation, giao việc cho người khác nếu cần. Còn Junior thường được giao cho việc fix bug, code những task nhỏ. Việc này giúp cho junior tìm hiểu thêm về hệ thống, làm quen dần với code base.
-
Khả năng giải quyết vấn đề
Nhờ kinh nghiệm và kiến thức về hệ thống, senior có thế dự đoán được những nguyên nhân gây ra lỗi và giải quyết vấn đề nhanh chóng. Còn junior sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu xem lỗi ở đâu, làm sao giải quyết, sau đó mới bắt đầu fix bug.
Cần có kĩ năng gì để trở thành lập trình viên Senior?
Kĩ năng chuyên môn
Đây là kĩ năng mà bạn không thể giả mạo. Tuy nhiên việc tập trung vào 1 thứ sẽ giúp bạn trở nên thành thạo hơn. Họ cũng là những người hiểu cách mà mọi thứ kết nối với nhau. Nếu bạn là lập trình viên xuất thân từ bootcamp, hay bạn chả có bằng Khoa học máy tính, bạn cần phải bắt đầu học từ cấu trúc dữ liệu, giải thuật và các topic về khoa học máy tính.
Kĩ năng làm việc nhóm
Đây thường là kĩ năng hay bị xem nhẹ. Nếu bạn thuộc tuýp người mà với mọi project, mọi nhóm bạn đã tham gia, bạn có khả năng thân thiết với mọi người cũng như kết nối mọi người, khiến mọi người thoải mái làm việc với nhau, thì đừng lo lắng. Bởi như thế chứng tỏ kĩ năng làm việc nhóm của bạn đã tốt hơn hầu hết mọi lập trình viên khác.
Kĩ năng Client, User
Bạn có tự tin rằng bạn có thể nói chuyện với người dùng và hoàn toàn hiểu được yêu cầu của họ? Lập trình viên senior là phải là 1 người biết cách lắng nghe, sau đó đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất với vấn đề mà khách hàng của họ gặp phải.
Hãy bắt đầu phát triển kĩ năng này bằng cách học hỏi từ những người nổi tiếng, xem cách chia nhỏ chủ đề như thế nào. Mặc dù các chủ đề họ nói khá khó, bạn có thể nhận thấy sự tương đồng giữa họ.
Kĩ năng phát triển
Lập trình viên senior luôn luôn học hỏi mỗi ngày. Họ luôn tìm cách để nói chuyện với các lập trình viên khác, hỏi các câu hỏi, thảo luận các chủ đề mới. Các lập trình viên senior có 1 lộ trình phát triển và họ tin vào việc luyện tập có chủ đích. Họ hiểu rằng việc học mọi thứ là bất khả thi, do đó họ dành thời gian vào những thứ họ hứng thú, đáng học.
Kĩ năng sale/ phỏng vấn
Các lập trình viên senior có thể đạt được những vai trò quan trọng bởi vì họ có khả năng truyền đạt tốt. Họ có khả năng nhận biết được nhu cầu của doanh nghiệp. Do đó họ tự đề bạt mình vào các vị trí tạo thách thức vì họ luôn tin tưởng ở bản thân mình. Kĩ năng bán hàng và đàm phán là những kĩ năng mà bạn cần có để trở nên senior hơn.
Supervisor là gì ?
Supervisor là một thuật ngữ trong tiếng Anh dùng để chỉ người giám sát. Họ là những người hỗ trợ người quản lý thực hiện các công việc giám sát, theo dõi và điều phối những hoạt động diễn ra trong phạm vi quản lý của mình.
Một Supervisor làm những công việc gì?
Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô của từng doanh nghiệp mà công việc của Supervisor sẽ có những công việc khác nhau và thường sẽ thực hiện các công việc sau:
–Phân công nhiệm vụ công việc cho nhân viên, giám sát mọi hoạt động của nhân viên dưới quyền như chia ca
– Giám sát, quản lý hàng hóa đã cung cấp.
– Giám sát hoạt động và tiến độ kinh doanh.
– Giám sát mọi hoạt động của đối thủ kinh doanh.
– Điều phối, hỗ trợ phục vụ khách hàng và phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phục vụ.
– Lập kế hoạch kinh doanh và phương án để thúc đẩy kinh doanh.
– Chịu sự quản lý của Giám đốc hoặc Quản lý cấp cao hơn, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, công việc trong phạm vi giám sát của mình.
Từ khóa » Các Cấp Bậc Junior Senior
-
Lập Trình Viên Fresher, Junior Senior Là Gì Và Cách Phân Biệt?
-
Senior Là Gì? Phân Biệt Senior Với Fresher, Junior Và Intern
-
Phân Biệt Senior, Junior, Internship Và Fresher Trong ...
-
Các Vị Trí Intern, Fresher, Junior, Senior Là Gì? - HRchannels
-
Senior Là Gì? Junior Là Gì? Phân Biệt Junior Và Senior - Glints
-
Junior Senior Là Gì? Những điều Cần Biết Về Junior Developer ... - Teky
-
Phân Biệt Senior, Junior, Internship Và Fresher Trong ... - Vi Tính TTC
-
Junior Trong Cấp Bậc Công Việc Là Gì?
-
Phân Biệt Senior, Junior, Internship Và Fresher ... - Hanoi Aptech
-
Junior Là Gì? Senior Là Gì?
-
Phân Biệt Các Level Developer? Thực Tập, Fresher, Junior... Có Gì ...
-
Junior Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Junior Và Senior Developer
-
Junior Senior Là Gì? Những điều Cần Biết Về Junior ...