Thức ăn Nhanh Là Gì? Các Thương Hiệu Nổi Tiếng Về Thức ăn Nhanh?

Thức ăn nhanh là thuật ngữ không còn quá xa lạ với các chị em ngày nay. Một ngày đi làm mệt mỏi, không còn thời gian hay sức lực để nấu một bữa cơm nên việc ghé qua các cửa hàng mua tạm các món ăn nhanh cho bản thân hoặc cho cả gia đình. Vậy các chị em đã hiểu rõ thức ăn nhanh là gì? và thức ăn nhanh ngày nay là các món nào chưa?

Thức ăn nhanh là gì?

Thức ăn nhanh là từ được dịch nghĩa của “Fast Food” trong tiếng Anh. Đây là tên gọi chung của các loại thức ăn được chế biến và phục vụ cho người ăn một cách nhanh chóng. Bất kỳ món ăn hay bữa ăn nào được phục vụ nhanh chóng đều có thể được xem là thức ăn nhanh.

Thông thường, thuật ngữ này được dùng để chỉ các thực phẩm được bán hoặc chế biến tại một cửa hàng với các thành phần được làm nóng hoặc đã được nấu trước và phục vụ khách hàng theo hình thức đóng gói mang đi. Fastfood thường nhỏ gọn, mang hương vị hấp dẫn và trình bày bắt mắt, kích thích người ăn.

Khách hàng chủ yếu của các cửa hàng Fastfood chủ yếu là các bạn thanh thiếu niên. Dùng thức ăn nhanh đang là một xu hướng ăn uống phổ biến của giới trẻ tại các thành phố lớn. Nhiều bạn trẻ cho rằng Fastfood phù hợp với lối sống năng động, hiện đại ngày nay.

Những lợi ích của thức ăn nhanh

1. Nhanh chóng và tiện lợi

Đây là lợi ích khiến cho Fastfood trở nên nổi tiếng và chinh phục mọi tầng lớp. Với số lượng quán kinh doanh thức ăn nhanh khổng lồ, bạn dễ dàng tìm thấy và chỉ cần chưa tới 2 phút, thức ăn đã có sẵn phục vụ cho bạn ngay lập tức. Và bên cạnh đó, Fastfood dễ đóng hộp và dễ mang đi thuận tiện cho bạn vừa đi vừa ăn hoặc mang về.

2. Hương vị

Fastfood mang hương vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, mùi thơm lôi cuốn, phù hợp với khẩu vị của phần đông người trẻ. Khách hàng của Fastfood đa số là thanh thiếu niên vì họ luôn cảm thấy thèm những món ăn nhanh chế biến hấp dẫn.

3. Giàu năng lượng

Không chỉ thơm ngon, Fastfood còn cung cấp cho người ăn một nguồn năng lượng dồi dào. Nguyên nhân là do thức ăn nhanh được chế biến với nhiều nguyên liệu phong phú, giàu chất béo nên có thể bổ sung năng lượng tức thì. Đồ ăn nhanh giúp người dùng no lâu để có sức khỏe cho các hoạt động trong ngày.

Tác hại của thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh được phổ biến vì giá thành thấp, tiện lợi và ngon. Tuy nhiên, thức ăn nhanh thường được chế biến với các nguyên liệu rẻ tiền như thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích, ngũ cốc tinh chế, và đường và chất béo, thay vì các thành phần dinh dưỡng như thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả. Thức ăn nhanh cũng chứa nhiều natri (muối) được sử dụng làm chất bảo quản và làm cho thực phẩm có hương vị thỏa mãn hơn.

Nên khi ăn quá nhiều trong một thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim và béo phì. Vì ăn nhiều chất béo chuyển hóa, natri có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe tim mạch.

Các thương hiệu nổi tiếng về thức ăn nhanh tại Việt Nam

  1. Subway

Với 43.945 cửa hàng sandwich ở 110 quốc gia, Subway đã trở thành chuỗi nhà hàng phổ biến nhất trên thế giới với đội quân “nghệ nhân sandwich” trên các “tiền đồn” Mỹ nhiều hơn cả McDonald’s và Starbucks cộng lại.Món truyền thống của Subway là sandwich (bánh mỳ kẹp thịt) và salad. Tập đoàn này hiện có trụ sở chính tại Milford, Connecticut (Mỹ).

Tại Việt Nam, chuỗi bán lẻ này bắt đầu gia nhập từ năm 2010 và nay đã có 5 cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Mc Donald

Tập đoàn Mc Donald cũng đang là chuỗi bán lẻ thức ăn nhanh lớn bậc nhất thế giới khi phục vụ tới 68 triệu khách mỗi ngày tại 119 quốc gia. Mc Donald’s có trụ sở chính tại Mỹ và đi vào hoạt động từ năm 1940 dưới hình thức một quán phục vụ đồ nướng do hai anh em Richard và Maurice Mc Donald điều hành.

Tại Việt Nam, chuỗi bán lẻ này bắt đầu gia nhập thị trường đầu năm 2013 và chính thức khai trương năm 2014. Việt Nam là một trong 65 thị trường nhượng quyền của McDonald’s trên thế giới. Mặc dù đặt mục tiêu 100 nhà hàng sau 10 năm vào Việt Nam, nhưng đến nay sau hơn 2 năm, số nhà hàng McDonald’s vẫn khá khiêm tốn, với chỉ 8 địa điểm ở TPHCM.

3. KFC

KFC xuất hiện cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam vào cuối năm 1997, tại Trung tâm Thương mại Sài Gòn Super Bowl.

Dù đối mặt với nhiều khó khăn khi khái niệm “thức ăn nhanh” vẫn hoàn toàn xa lạ tại đây, và liên tục chịu lỗ trong suốt 7 năm đầu kinh doanh nhưng với chiến lược tiếp cận hợp lý, hệ thống nhà hàng của KFC Việt Nam đến nay đã phát triển tới hơn 140 nhà hàng, có mặt tại hơn 19 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam

Hàng năm KFC thu hút khoảng 20 triệu lượt khách trong nước, chiếm khoảng 60% thị trường thức ăn nhanh Việt Nam và sử dụng hơn 3.000 lao động.

4. Burger King

Gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2011, đối tác nhượng quyền của Burger King tại Việt Nam là Công ty TNHH Dịch vụ Thực phẩm và Giải khát Cánh Diều Xanh (BKV) – thành viên của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP).

Hiện thương hiệu này có gần 20 cửa hàng tại TP HCM và Hà Nội.

5. Pizza Hut

Cũng giống KFC, Pizza Hut hiện là công ty con của Yum! Brands và đang có mặt tại hơn 94 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp thế giới.

Chuỗi bán lẻ được thành lập từ năm 1958, trụ sở tại Kansas. Pizza Hut xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2007 và đến nay có khoảng 50 nhà hàng phủ khắp cả nước.

6. Dunkin’s Donuts

Dunkin’ Donuts đặt chân vào thị trường Việt Nam từ tháng 11/2013, với cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM thông qua đối tác nhượng quyền thương hiệu là Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ thực phẩm và giải khát Việt Nam (VFBS), thuộc Tập đoàn Imex Pan Pacific (IPP) của ông Johnathan Hạnh Nguyễn và bà Lê Hồng Thủy Tiên.

Hiện Dunkin’ Donuts chuyên bán các loại thức uống, bao gồm cà phê nóng và đá, trà, các loại bánh ngọt, bánh kẹp thịt…

7. Domino’s Pizza

Với sự hiện diện tại 70 quốc gia, Domino’s Pizza cũng đang là một trong những đại gia bán lẻ đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới. Domino’s Pizza ra đời tại Michigan (Mỹ) vào năm 1960.

Tại Việt Nam, ông trùm này bắt đầu vào thị trường từ năm 2010 thông qua đơn vị nhượng quyền là Công ty Dịch vụ Thực phẩm Việt Nam – doanh nghiệp con thuộc sở hữu của Tập đoàn IPP.

Đến nay, Domino’s Pizza có hơn 20 cửa hàng tại Việt Nam.

8. Dairy Queen

Dairy Queen thành lập năm 1940 tại Mỹ và một năm sau đó mới có khoảng 10 cửa hàng kem. Hiện nay, hãng là thành viên Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffet. Sản phẩm chính của Dairy Queen là kem đa dạng về mùi vị và được trộn chung với nhiều nguyên liệu bánh, kẹo.

Tại Việt Nam, hãng kem của vị tỷ này vừa gia nhập thị trường vào năm 2014. Hiện tại, Dairy Queen đã có 19 địa điểm tại Việt Nam, dự định phát triển lên 60 vào năm 2019.

Từ khóa » Thức ăn Nhanh Là Ngành Gì