Thức ăn Nhanh Là Gì? Điểm Danh 8 Tác Hại Của Thức ăn ... - Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
- 1. Thức ăn nhanh là gì?
- 2. Tác hại của thức ăn nhanh đối với cơ thể con người
- 2.1. Tăng lượng đường trong máu
- 2.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- 2.3. Tác động xấu đến hệ tiêu hóa
- 2.4. Ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp
- 2.5. Tác hại của thức ăn nhanh đến hệ thần kinh trung ương
- 2.6. Ảnh hưởng đến hệ sinh sản
- 2.7. Ảnh hưởng của thức ăn nhanh lên làn da
- 2.8. Tác hại của thức ăn nhanh đối với xương và răng
- 3. Một số loại thức ăn nhanh tốt cho sức khỏe
Theo nghiên cứu mới nhất tác hại của thức ăn nhanh đối với cơ thể con người là rất lớn. Việc dùng thức ăn nhanh thường xuyên có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày, vóc dáng, hệ hô hấp và hàng loạt các tác hại khác không thể lường trước được.
1. Thức ăn nhanh là gì?
Thức ăn nhanh là gì, các loại thức ăn nhanh được biết là dòng thực phẩm chế biến nhanh, phục vụ nhanh. Dĩ nhiên thưởng thức cũng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Trên thị trường hiện nay còn có loại thức ăn nhanh được chế biến sẵn, bạn chỉ cần hâm lại sau trước khi phục vụ tại chỗ, và rất dễ dàng đóng gói mang đi.
Nhờ vậy mà bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian để làm việc khác. Tuy nhiên, đằng sau sự nhanh - gọn ấy là cả hàng ngàn tác hại xấu đến sức khỏe của con người.
2. Tác hại của thức ăn nhanh đối với cơ thể con người
Theo nghiên cứu mới nhất thì tác hại của thức ăn nhanh đối với cơ thể con người rất lớn. Không chỉ dừng lại ở việc ảnh hưởng đến dạ dày, mà đến hệ xương, hệ hô hấp, tim, sinh sản… cũng không ngoại lệ.
2.1. Tăng lượng đường trong máu
Tất cả các loại đồ ăn, đồ uống nhanh được bày bán trên thị trường hiện nay đều có chứa rất nhiều carbohydrate, nhưng lại không hoặc rất ít chất xơ. Sau khi thâm nhập vào cơ thể, lượng carbohydrate có trong thức ăn nhanh được giải phóng dưới dạng đường glucose, sau đó đi vào máu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc lượng đường trong máu tăng lên.
Đặc biệt, khi nồng độ glucose tăng lên, tuyến tụy cũng sẽ phản ứng bằng cách giải phóng insulin. Insulin đóng vai trò vận chuyển đi khắp cơ thể con người, nhằm cung cấp năng lượng cho các tế bào. Lúc này cơ thể sẽ sử dụng hoặc lưu trữ đường, đồng thời lượng đường trong máu sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Đó cũng chính là một vòng tuần hoàn máu của cơ thể con người. Thế nhưng nếu thường xuyên nạp vào cơ thể một lượng lớn carbohydrate, làm cho lượng đường huyết tăng cao. Từ đó làm thay đổi phản ứng thông thường của insulin, tăng nguy cơ kháng insulin. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và tăng cân.
2.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trong khi đó theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì mỗi ngày chỉ cần cung cấp 100 đến 150 calo từ đường. Thực tế, có một số loại thức ăn nhanh thành phần có quá nhiều đường, điều này khiến món ăn chứa nhiều calo nhưng ít dinh dưỡng. Ví dụ như 1 lon soda đã chứa đến 8 muỗng cà phê đường, tương ứng với 140 calo nhưng lại không có bất kỳ một chất dinh dưỡng nào trong đó.
Thậm chí, có một số thức ăn nhanh như: pizza, khoai tây chiên, gà rán… còn có chất béo chuyển hóa, được sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm. Loại chất béo này không tốt cho sức khỏe của con người, nên việc hấp thụ quá nhiều sẽ làm tăng cholesterol xấu, nhưng lại làm giảm cholesterol tốt. Từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như bệnh đái tháo đường.
2.3. Tác động xấu đến hệ tiêu hóa
Đường, chất béo kết hợp với natri sẽ kích thích vị giác, khiến chúng ta cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Thế nhưng khi ăn quá nhiều thực phẩm có chứa natri sẽ khiến cho cơ thể tích trữ quá nhiều nước. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị sưng húp, đầy hơi, sưng sau khi sử dụng thức ăn nhanh.
Ngoài ra, khi khẩu phần ăn của bạn có quá nhiều natri làm tăng huyết áp, gây căng thẳng cho tim mạch.
2.4. Ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp
Lượng calo dư thừa trong thức ăn nhanh là nguyên nhân khiến bạn tăng cân, dẫn đến béo phì. Từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như: hen suyễn, khó thở.
Chưa dừng lại ở đó, thừa cân còn có thể gây áp lực lên tim, phổi khiến bạn cảm thấy khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Chẳng hạn như khó thở khi đi bộ, leo cầu thang, tập thể dục…
2.5. Tác hại của thức ăn nhanh đến hệ thần kinh trung ương
Mặc dù, thức ăn nhanh có thể giúp bạn lấp đầy dạ dày một cách nhanh chóng, nhưng hậu quả của nó lại rất lớn. Những người có thói quen ăn thức ăn nhanh thường xuyên có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 51% so với những người không ăn hoặc ít sử dụng.
2.6. Ảnh hưởng đến hệ sinh sản
Một trong những tác hại của thức ăn nhanh đến cơ thể con người nữa chính là: hệ sinh sản. Trong thực phẩm chế biến có rất nhiều phthalates, một loại hóa chất có thể làm gián đoạn hoạt động hormone trong cơ thể. Khi tiếp xúc nhiều với hóa chất này sẽ dẫn đến các vấn đề về sinh sản, ở phụ nữ có thai thì rất có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
2.7. Ảnh hưởng của thức ăn nhanh lên làn da
Sức khỏe của làn da phụ thuộc rất lớn vào thực phẩm hàng ngày. Vì thế, nếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn có chứa quá nhiều carb làm cho lượng đường trong máu tăng đột biến. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho làn da của bạn hay bị mụn trứng cá, ở trẻ em hay bị chàm.
2.8. Tác hại của thức ăn nhanh đối với xương và răng
Khi tiêu thụ đường và card có trong thức ăn nhanh sẽ làm tăng axit trong miệng. Sự xuất hiện của axit sẽ làm cho men răng bị phá vỡ, từ đó tạo điều khiển cho vi khuẩn từ thức ăn bám vào răng, làm răng bị sâu.
Chưa dừng lại ở đó, khi cơ thể dự trữ quá nhiều carbs và đường sẽ làm cho cơ thể tăng cân, béo phì. Đồng thời, làm xuất hiện các biến chứng liên quan đến mật độ xương và khối lượng cơ thể. Thực tế, những người béo phì thường dễ ngã và gãy xương cao hơn so với người gầy.
3. Một số loại thức ăn nhanh tốt cho sức khỏe
Không phải loại thức ăn nhanh nào cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Điển hình như những loại thức ăn nhanh dưới đây.
- Salad rau trộn.
- Bánh hạt hoa quả.
- Cháo yến mạch.
- Bánh mì trái cây.
- Sữa chua.
- Bánh kẹp thịt.
- Hoa quả, hạt khô.
- Sữa hạt.
Mặc dù thức ăn nhanh được coi là thực phẩm không lành mạnh cho sức khỏe. Nhưng bạn vẫn có thể chọn, sử dụng loại thức ăn nhanh sao cho hợp lý. Phù hợp với khẩu phần ăn vừa đủ để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về thức ăn nhanh là gì? Tác hại của thức ăn nhanh đối với sức khỏe của con người. Đồng thời cũng đã biết được một số loại thức ăn nhanh tốt cho sức khỏe của mình. Từ đó xây dựng được khẩu phần ăn khoa học, đúng cách., phù hợp với khẩu vị và đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chuyên gia giải đáp những hiểu lầm thường gặp khiến thực phẩm ăn nhanh gây hại cho sức khỏe con người
Từ khóa » Thức ăn Nhanh Có Tốt Cho Sức Khỏe Không
-
13 Tác động Của Thức ăn Nhanh đối Với Cơ Thể | Vinmec
-
Thức ăn Nhanh Có Tốt Cho Sức Khỏe Không?
-
13 Lý Do Nên Từ Chối Thức ăn Nhanh
-
Thức ăn Nhanh Có Hại Cho Sức Khoẻ Ra Sao? - Báo Lao Động
-
9 Nhược điểm Của đồ ăn Vặt Mà Bạn Chưa Biết - PLO
-
Tác Hại Của đồ ăn Nhanh | Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng đồng
-
Thức ăn Nhanh Là Gì? Tác Hại Của Thức ăn Nhanh Và Các Loại Tốt Cho ...
-
Thức ăn Nhanh Là Gì? Ăn Thức ăn Nhanh Có Tốt Hay Không?
-
Thức ăn Nhanh - Tiện Nhưng Không Lợi - Tuổi Trẻ Online
-
Tác Hại Khó Lường Của Thức ăn Nhanh ít Ai Ngờ Tới
-
Thức ăn Nhanh Gây Hại Như Thế Nào đối Với Cơ Thể?
-
Khi Nào Thức ăn Nhanh Gây Hại Cho Cơ Thể? - Dinh Dưỡng - Zing News
-
Ăn Fast Food: Từ Sành điệu Tới Nguy Cơ Ung Thư - MarryBaby
-
Ăn Quá Nhanh Có Hại Cho Sức Khỏe | Sở Y Tế Nam Định