Thức ăn, Nước Uống Nuôi Dế Trong Trại - Farmvina Nông Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Nuôi dế trong trại cần cho ăn uống ra sao?
Trong đời sống hoang dã bên ngoài, dế cũng giống như nhiều loài động vật khác, biết ăn tạp. Thế nhưng, thức ăn chính nuôi dế trong trại là thức ăn xanh, gồm các thứ rau cỏ, củ quả mọc hoang dại trong thiên nhiên.
Thức ăn xanh
Với việc nuôi dế trong trại, ta cũng nên cung cấp đủ khẩu phần thức ăn xanh cho dế, nhờ đó chúng mới sinh nở tốt và sinh sản khoẻ.
- Mô hình nuôi dế thành công của anh Khiêm
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế thành công
- 10 dụng cụ nuôi dế phải có
- Chuồng trại nuôi dế: 5 bí quyết phải biết
Nhờ có đôi ngàm cực khoẻ và sắc bén, dế có thể ăn được nhiều loại rau cỏ dành nuôi thỏ, dê cừu, trâu bò, miễn là nguồn thức ăn xanh đó phải tươi non mới kích thích dế ăn ngon miệng và ăn đến no nê.
Nói chung đó là các loại cỏ đồng, tức cỏ mọc hoang trong tự nhiên theo bờ ruộng, ở ngoài đồng trống và cả các vườn trống, các vườn cây ăn trái quanh nhà. Đã là cỏ hoang thì quanh năm lúc nào cũng có sẵn. Có điều, đến mùa khô hạn đất thiếu nước thì cỏ già cỗi, đắng chát. Ngược lại, trong mùa mưa khí trời mát mẻ thì cỏ tươi tốt, đã ngọt lại mềm.
Cỏ đồng mà dế ăn được có nhiều loại trong đó có cỏ chỉ, cỏ cú (cỏ gấu), cỏ gà, cỏ nhung, cỏ lộng para. Dế cũng ăn được vài giống cỏ cao sản từ nước ngoài nhập về trồng tại nước ta như cỏ Ruzi, cỏ xả lá nhỏ, còn gọi là cỏ Ghinê (Guinée), cỏ Stylo … Những giống cỏ cao sản này có thân và lá mềm nên thích hợp với khẩu vị của dế nuôi.
- Hướng dẫn cách trồng một số loại cỏ
Thật ra, thân mình con dế mèn chỉ bé tý tẹo nên thức ăn của nó đâu đáng bao nhiêu. Vì vậy, dù ta nuôi với số lượng dế nhiều đến đâu đi nữa thì chắc chắn khâu chạy ăn cho dế nuôi cũng không nên nổi đáng để cho ta phải lo toan.
Hơn nữa, như các bạn đã biết, nước ta là quốc gia chuyên về nông nghiệp, diện tích đất đai dành riêng cho việc trồng trọt cây lương thực như lúa, ngô, khoai, đậu trong cả nước chiếm đến hơn chục triệu héc ta. Đó là chưa nói đến diện tích đất hoang hoá chưa sử dụng đến cũng có.
Người ta chuyên nuôi trâu bò, dê cừu bầy đàn lớn còn không lo thiếu cỏ, còn ta nuôi dế trong trại thì lo gì thiếu thức ăn xanh?
Được biết, ngoài cỏ ra, dế còn thích ăn các loại lá cây có sẵn quanh ta, vì lá cây vừa mềm, lại chứa nhiều nước dễ ăn. Ta có thể cho dế ăn rau lang, rau muống, lá cải ngọt, lá cải bẹ xanh, trà lá to (gigantea), lá vông, lá so đũa, lá chuối, rau sam ….
Dế rất thích ăn rau sam. Rau sam còn gọi là rau “mã xỉ”, vì lá nó có hình dạng giống cái răng con ngựa.
Rau sam có tên khoa học là Portulaca deracea Lour. Đây là giống cây thân thảo, lá và thân cây màu tím, hoa vàng không cuống, quả mang hình cầu bên trong chứa nhiều bột màu đen. rau sam mọc hoang bên đường đi, nơi sân vườn ẩm ướt.
Trong cây rau sam chứa các chất dinh dưỡng như protid, glucid, các nguyên tố vi lượng như sắt (Fe), calci, kali và nhiều loại sinh tốt như B1, B2, C và PP. Loại rau này muốn trồng cũng rất dễ, có thể trồng trên líp, trồng trong chậu, miễn là được tưới bón đầy đủ. Rau sam cũng là thứ rau mà nhân dân ta thường hái về luộc hoặc nấu canh ăn, vì các bộ phận của cây rau này có vị thuốc chủ trị các bệnh như ho, lợi tiêu, tẩy giun kim, chứng chốc đầu, mụn nhọt …
Nuôi dế trong trại còn có thể đa dạng hoá với thức ăn củ quả như khoai mì, khoai lang, cà rốt, bí đỏ … Trong củ khoai lang, khoai mì có chứa nhiều tinh bột và đường. Còn trong củ cà rốt, bí đỏ có chứa hàm lượng caroten cao và khoáng chất …
Các thứ rau cỏ, củ quả nếu tự mình trồng hay cắt hái trong vườn nhà là thứ rau cỏ, củ quả sạch, chỉ cần sơ qua một lần cho sạch bụi đất rồi cho dế ăn. Còn thứ rau cỏ, củ quả cắt hái từ ngoài đồng hoang mang về, nhất là gần nơi có khu công nghiệp hay cạnh khu trồng trọt thâm canh hoa màu và thứ mua tại chợ, dứt khoáng ta không nên cho vào xô thùng cho dế ăn ngay, mà phải rửa đi rửa lại nhiều lần thật kỹ với nước sạch để loại bỏ hết những tạp chất, những dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và các hoá chất độc hại khác có thể ít nhiều bám vào …
Xin lưu ý các bạn là con dế rất mẫn cảm và dị ứng với mùi vị lạ có trong thức ăn mà ta cung cấp cho nó. Vì vậy, trước nay nhiều người lần đầu mới bắt tay vào việc nuôi dế đã gặp thảm bại do vô tình cho dế ăn thức ăn có nguồn gốc độc hại này. Một vài xô thùng dế lăn quay ra chết không mấy tiếc, nhưng nếu nhất loạt cả mấy chục xô, thùng có dế chết như vậy thì ai lại không buồn? Và đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến số lượng dế hàng năm ngoài thiên nhiên bị hao hụt khá nhiều, mặc dầu giống nào đẻ cũng rất sai.
Thức ăn tinh
Ngoài thức ăn xanh là thức ăn chính, ta còn cho dế nuôi ăn thêm thức ăn tinh để tạo nguồn dinh dưỡng giúp dế sinh trưởng tốt hơn, phát triển nhanh hơn. Từ dế con cho đến dế trưởng thành đều rất cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng này.
Các thành phần thức ăn tinh được chế biến đầy đủ trong thức ăn viên có bán tại các cửa hàng thức ăn cho gia cầm, gia súc. Nuôi dế ta có thể cho chúng ăn thức ăn viên dành cho nuôi gà con. Tuy dế co ngàm khoẻ, nhưng đôi ngàm đó chỉ đủ sức nghiền nát được những viên cám hỗn hợp nhỏ bằng hột tấm mà thôi. Còn loại cám có viên tròn to quá cứng thì ngàm dế không tài nào cắn bể nên ta phải xay nhỏ ra, hoặc dùng cối giã nát mới giúp dế dể dàng ăn được.
Cám hỗn hợp không nên mua trữ lâu ngày, vì nếu không biết cách bảo quản đúng phương pháp thì cám sẽ bị mốc. Cám đã để ôi mốc thì không những hết chất dinh dưỡng mà còn độc hại. Vì vậy, tốt nhất ta chỉ nên mua cám với số lượng đủ dùng trong một tuần mà thôi. Nhờ đó mà dế nuôi ngày nào cũng được ăn cám mới, còn mùi vị thơm ngon lại bổ dưỡng.
Cách cho dế ăn
Trong đời sống tự nhiên bên ngoài, dế không có thói quen đi tìm mồi ban ngày. Cả ngày dế chỉ biết chui trốn trong những hang ngách tối tăm, đến ban đêm trời mát chúng mới chịu rời khỏi chỗ ẩn nấp để ra ngoài kiếm ăn.
Nhưng, với dế nuôi thì trái lại, một phần vì môi trường sống của nó có khác nên dế nuôi lùng sục thức ăn cả ngày lẫn đêm. Vì vậy, dù đêm hay ngày, trong các xô thùng nuôi chúng, ta phải cung cấp đầy đủ các thức ăn nước uống để chúng được tự do ăn uống thoải mái và no đủ. Nhiều người tự hỏi có phải môi trường sống nhân tạo đã giúp con dế được sống thoải mái hơn là đời sống bên ngoài của chúng?
Khẩu phần ăn của dế ra sao?
Thật ra, khẩu phần ăn của một con dế non, hay một con dế ở tuổi trưởng thành là bao nhiêu cân lượng mới đủ thì xin thú thực chúng tôi đành chịu, vì rằng chưa có tài liệu nào nói rõ về điều này.
Ai cũng biết rằng con dế ăn không nhiều. Ba bốn trăm con dế (nuôi chung trong thùng) mỗi bữa ăn chỉ ăn hết chừng một nhúm cỏ nhỏ và vài muỗng canh cám hỗn hợp mà thôi.
Thường thì người nuôi dế lâu năm, với kinh nghiệm riêng của mình, họ liệu chừng phân phối một lượng thức ăn xanh và thức ăn tinh sao cho từng xô, từng thùng dế nuôi, chứ không phải cân lường đong đếm cho sát sao gì cả.
Đó là kinh nghiệm do nghề dạy nghề mà có. Lúc đầu, tới bữa, họ cung cấp cho thùng dế (dế con hay dế trưởng thành) một lượng thức ăn có cân lường trước. Tới bữa ăn sau, họ sẽ thấy được thức ăn bữa trước thừa thiếu ra sao, tất sẽ biết ngay “sức ăn” của dế trong thùng đến mức độ nào mà từ đó về sau sẽ cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ cho chúng hơn.
Nên cho dế nuôi ăn theo bữa và hằng ngày phải cho ăn đủ bữa. Tuyệt đối không nên cho dế ăn bữa đói, bữa no và cũng không nên cho chúng ăn thất thường bữa ăn, bữa nhịn. Mặt khác, ta còn phải cho dế ăn đúng giờ giấc quy định mới tốt.
Nên chọn rau cỏ tươi non mới cắt về cho dế. Rau quả quá già, quá cứng, nhất là đã tồn trữ lâu ngày héo úa có bỏ vào cho dế ăn cũng không ăn ngon miệng.
Rau cỏ nuôi dế trong trại ăn không nên để nguyên cả cọng dài. Kinh nghiệm cho thấy dế thường thích ăn phần đọt non, ăn trụi hết các lá mềm mại. Phần cọng rau cỏ già cứng dù có đói dế cũng chê không ăn tới.
Ngoài rau cỏ tươi non ra, ta còn cho dế ăn thức ăn củ quả. Các thứ củ như cà rốt, củ đậu (sắn), khoai lang, khoai mì và các thứ trái như dưa hấu, dưa leo, bí đỏ … nên cắt mỏng từng khoanh nhỏ, từng miếng nhỏ cho dế dễ ăn. Nếu ta cứ để nguyên trái vào thùng nuôi dế không những đã phí phạm mà dễ cũng không có khả năng cắn cạp được.
Cũng không nên coi thức ăn củ quả làm thức ăn chính cho dế, vì củ quả dù ngon ngọt đến đau cũng không đủ sức kích thích được sự thèm ăn của dế bằng rau cỏ tươi non.
Do đó, mỗi ngày, tới bữa ăn ta chỉ cho dế ăn một ít thức ăn củ quả. Không nhất thiết phải cho ăn bữa riêng mà cho ăn chung với cỏ và thức ăn hỗn hợp một lượt.
Về thức ăn tinh cũng vậy, bữa nào chỉ cho vừa đủ ăn bữa đó mới tốt. Thức ăn tinh còn lại qua đêm dễ bị ôi mốc, lại có nhiều phân dế lẫn lộn vào nên phải đổ bỏ, đừng tiếc.
Rau cỏ thừa còn sót lại trong bữa ăn trước ta nên hốt bỏ hết ra ngoài và thay vào đó là thức ăn tươi tắn ngọt mềm để kích thích dế ăn được nhiều hơn.
Tóm lại để khỏi phí phạm, đỡ tốn kém, cho dù xét ra không đáng là bao, nhưng tới bữa ta cũng chỉ nên “lường” đủ thức ăn để nuôi dế mà thôi.
Nước uống của dế
Nhu cầu nước khi nuôi dế trong trại là rất lớn. Nhiều người lầm tưởng hàng ngày dế ăn nhiều rau cỏ tươi non, trong đó có chứa nhiều nước thì chúng không khát nước nữa. Thật ra, lượng nước trong rau cỏ tươi không đủ với nhu cầu cho đời sống của dế.
Đối với việc nuôi dế trong trại, nhu cầu nước uống đối với chúng còn lớn hơn. Lẽ dễ hiểu là do trong khẩu phần ăn hàng ngày ta cung cấp cho chúng có cám hỗn hợp nên chúng khát nước nhiều hơn. Do đó, trong các xô, thùng nuôi dế mọi lứa tuổi, ta cần đặt máng nước đầu tiên cho chúng được uống tự do.
Nước dùng nuôi dế là thức nước ngọt, sạch và vô trùng mới tốt. Nói rõ ra, đó là thứ nước sạch dành riêng cho người dùng.
Nước uống cho việc nuôi dế trong trại nhiều người thích dùng nước máy, nước giếng hoặc nước mưa. Nước lấy từ ao hồ, sông suối vẫn cho dế uống được, miễn biết chắc đó là nước không bị ô nhiễm, không mang mầm mống độc hại.
Nhưng, dù là nước gì, kể cả nước máy, nước mưa, nước giếng, ta cũng phải hứng trữ nước trong lu, khạp hoặc bể chứa trong vài ba ngày rồi mới múc ra cho dế uống.
Việc làm này tuy có tốn ít công sức, ít thời gian nhưng nhờ đó mà ta có nguồn nước trong sạch hơn để cho dế uống. Vì rằng, nước được hứng chứa trước vài ba ngày như vậy sẽ lắng dần hết cặn cáu xuống đáy, còn khí độc trong nước sẽ bốc hết ra ngoài.
Đừng nói gì nước giếng dù trong lành cách mấy cũng không thể không có ít nhiều cặn cáu và có lẫn khí độc bên trong, mà ngay cả nước máy ta dùng hàng ngày cũng có lẫn chất hoá học clor trong đó. Chất tẩy trùng này được pha trong nước máy chỉ với liều lượng thấp cho người. Nhưng, đối với một số loại vật nuôi như cá kiểng hay dế, nếu nước máy không được xử lý trước theo cách vừa nói thì lại có hại cho sức khoẻ của chúng.
Nước uống khi nuôi dế trong trại cần được thay mới hàng ngày. Và mỗi lần thay nước mới phải cọ rửa sạch máng nước cho hợp vệ sinh.
Phúc Quyên
Câu Hỏi Thường Gặp
Nên cho dế nuôi ăn vào thời điểm nào?
Trái lại với dế tự nhiên, một phần vì môi trường sống của nó có khác nên dế nuôi lùng sục thức ăn cả ngày lẫn đêm. Vì vậy, dù đêm hay ngày, trong các xô thùng nuôi chúng, ta phải cung cấp đầy đủ các thức ăn nước uống để chúng được tự do ăn uống thoải mái và no đủ.
Những loại thức ăn của dế nuôi là gì?
(1) Thức ăn xanh là các loại cỏ đồng, tức cỏ mọc hoang trong tự nhiên theo bờ ruộng, ở ngoài đồng trống và cả các vườn trống, các vườn cây ăn trái quanh nhà; (2) Thức ăn tinh: được chế biến đầy đủ trong thức ăn viên có bán tại các cửa hàng thức ăn cho gia cầm, gia súc.
Nước uống của dế nuôi là nước gì?
Nước dùng nuôi dế là thức nước ngọt, sạch và vô trùng mới tốt. Nói rõ ra, đó là thứ nước sạch dành riêng cho người dùng. Nước uống cho việc nuôi dế trong trại nhiều người thích dùng nước máy, nước giếng hoặc nước mưa.
Từ khóa » Dế Chó ăn Gì
-
Dế ăn Gì? Cách Cho ăn Và Kỹ Thuật Nuôi Dế Hiệu Quả
-
Thức ăn Cho Dế Mèn - Chuyên Gia Chia Sẻ Trọn Bộ Kỹ Thuật Nuôi Dế ...
-
Nuôi Dế Mèn Thái Thức ăn Tốt Nhất Cho Dế Là Gì? - YouTube
-
Cách Cho Dế ăn Giúp Dế Lớn Nhanh đồng đều - YouTube
-
Dế ăn Gì? Cách Cho ăn Và Kỹ Thuật Nuôi Dế Hiệu Quả - Iwt Hà Nội
-
Dế ăn Gì? - Top 10 Bí Ẩn
-
Cách Nuôi Dế Mèn Thương Phẩm, Thức ăn Cho Dế Mèn Mau Lớn
-
Cách Nuôi Dế Mèn Tại Nhà đơn Giản Và Hiệu Quả Cho Người Mới Nuôi
-
Dế Mèn Ăn Gì - Thức Ăn Cho Dế Mèn
-
Thức ăn Của Dế Mèn Là Gì
-
Top 9 Nuôi De Mèn Cho ăn Gì 2022
-
Cách Chăm Sóc Dế Con Mới Nở - Thế Giới Côn Trùng
-
Hướng Dẫn Cách Nuôi Và Chăm Sóc Dế, Nên Cho Dế ăn Gì để Mau ...
-
Nuôi Dế Mèn Làm Thức ăn Cho đàn Vật Nuôi
-
Top 15 Dế ăn Những Gì
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế Mèn Sinh Sản Năng Suất Cao - Triệu Phú Nông Dân