Thức ăn Nuôi Heo Rừng Lai - Trại Giống Thu Hà

Chính vì heo rừng lai không kén thức ăn như vậy nên nuôi chúng sự tốn kém về khâu thức ăn quá nhẹ, nếu so với việc chạy ăn nuôi heo nhà thì sự tốn kém đó quả không đáng là bao.

Hơn nữa, giống heo lai này nhỏ con (trung bình heo cái nặng trên dưới 35k, và heo đực nặng từ 50-60kg) nên ăn ít.

Mỗi ngày một con heo trưởng thành chỉ ăn khoảng 3kg thức ăn xanh là rau cỏ, củ quả, và khoảng 200g thức ăn tinh mà thôi.

Thực tế đã có nhiều hộ nuôi heo rừng lai với thức ăn nghèo nàn dinh dưỡng như chuối cây (thái mỏng hay bằm nhỏ), thân cây bắp non, bèo tây, rau lang, rau muống, khoai mì, khoai lang, cỏ hỗi hợp …

Và mỗi bữa chỉ cho uống một chậu nước cám pha với chút muối, nhưng heo vẫn ăn ngon miệng và sống khoẻ!

Từ đó, nhiều người mới nghĩ rằng, càng cho ăn uống kham khổ như vậy, phẩm chất thịt heo rừng lai mới giống với thịt heo rừng, đang được thị trường ưa chuộng.

Điều này cũng có phần đúng, vì heo ăn được nhiều thức ăn xanh và ăn ít thức ăn tinh cũng là lý do khiến thịt nó nhiều nạc.

Cộng vào đó còn có nguyên nhân heo được nuôi theo cách thả rông, được vận động nhiều nên mới không bị mập ú và tỷ lệ mỡ cao.

Thật ra, heo nhiều nạc ít mỡ cũng còn do ở dòng giống, chứ không hẳn nuôi nó với thức ăn kém dinh dưỡng là nhiều nạc đâu!

Bằng chứng cho thấy các giống heo nhà như Yorkshire large White có xuất xứ tại Anh nhưng không nổi tiếng, đến khi nhập vào Canada và Mỹ vào giữa thế kỷ 19 được các nhà chuyên môn cho lai tạo thành giống heo hoàn thiện siêu nạc từ đó mới nổi tiếng khắp thế giới (nước ta lần đầu tiên nhập giống heo siêu nạc này về nuôi từ năm 1932).

Giống heo Danois cũng vậy, tại nơi xuất xứ là Đan Mạch thân vừa mỏng lại vừa cao, chất lượng thịt không ngon nên kén người nuôi.

Thế nhưng khi được Pháp và Bỉ nhập về rồi cho lai tạo hoàn thiện thành giống heo siêu nạc nổi tiếng khắp thế giới …

Thức ăn nuôi heo rừng lai

Những giống heo được lai tạo hoàn thiện này vẫn được khuyến cáo phải cho ăn với khẩu phần giàu chất dinh dưỡng gồm đủ chất bột đường, đạm, béo … và lượng rau cỏ, củ quả chỉ chiếm khoảng 50% mà thôi, nhưng chất lượng thịt vẫn có tỷ lệ mỡ ít.

Heo ăn được nhiều rau cỏ là điều tốt, nhưng cũng phải ăn thứ rau cỏ non tươi, củ quả không hư giập, úng thúi mới tốt.

Các thứ rau cỏ đã già héo vàng úa, các thứ củ quả đã bị sâu, sùng hay giập nát dù bán rẻ như không cũng không nên mua cho heo ăn.

Rau cỏ nói chung là thức ăn gồm các thứ cỏ tươi (cỏ tự nhiên hay cỏ trồng), các thứ rau như rau lang, rau muống, và các thứ thân cây, lá cây còn xanh như so đũa, trà gigantea, cỏ họ đậu … gọi chung là thức ăn xanh.

Trong thức ăn xanh có chứa nhiều chất dinh dưỡng (protein và vitamin) lại chứa nhiều nước nên heo ăn rất ngon miệng. Thức ăn xanh lại dễ tiêu hoá, tránh được chứng táo bón.

Rau cỏ càng xanh tươi càng chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C.

Rau mua ở chợ hay cắt tại ao nhà trước khi cho heo rừng lai ăn cần phải rửa kỹ nhiều nước. Tốt nhất là nên sát trùng bằng cách ngâm rau vào dung dịch thuốc tím pha loãng (cứ 1g thuốc pha với 10 lít nước), sau đó vớt ra xả lại mới cho heo ăn.

Bạn cần biết gì về thức ăn nuôi heo rừng?

Cỏ thu cắt ở ngoài đồng về, và ngay cả cỏ trồng tại vườn nhà cũng nên rửa kỹ với nước sạch để loại bỏ tạp chất, và những chất độc hại khác có thể vương vãi trong cỏ để tránh ngộ độc cho heo.

Thức ăn tinh chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong khẩu phần thức ăn của heo rừng lai (10%), nhưng hàm lượng dinh dưỡng khá cao.

Trong thức ăn tinh có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự sinh trưởng của heo là: chất đạm, chất bột đường, chất béo, chất khoáng và vitamin.

Ta cần biết rõ chức năng của từng chất dinh dưỡng để tuỳ trường hợp mà bổ sung đúng mức trong khẩu phần ăn và thức ăn nuôi heo rừng lai.

Chất đạm

Trong khẩu phần ăn của heo rừng lai nếu thiếu chất đạm thì các tế bào không được nuôi dưỡng đúng mức dẫn đến việc các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá bị đình trệ mọi hoạt động rồi suy yếu dần, dẫn đến việc heo chậm lớn và có thể ốm đau mà chết.

Chức năng của chất đạm là góp phần tạo ra xương thịt, da, lông giúp heo có sức khoẻ tốt, và phát triển cơ thể tốt hơn.

Thức ăn của heo có hai nguồn đạm: đạm thực vật và đạm động vật.

Đạm thực vật có nhiều trong bánh dầu, đậu xanh, cám lau (cám nhuyễn), tấm gạo, bắp và các thứ rau củ.

Đạm động vật có nhiều trong cá, thịt, được chế biến ra dạng bột như bột cá, bột thịt.

Chất bột đường

Thức ăn nuôi heo rừng lai cũng không thể thiếu chất bột đường, vì chất này rất cần thiết cho sự sinh trưởng của heo, giúp heo sống năng động.

Chất bột đường có chức năng cung cấp nhiệt lượng và nhiệt năng cho heo. Vì vậy, nếu thức ăn thiếu chất bột đường thì heo không những chậm lớn mà còn suy yếu do bộ máy tiêu hoá của nó hoạt động kém.

Nên phân bổ thức ăn nuôi heo rừng lai với gạo lức (chứa 71% chất bột đường), bắp vàng (74%), cám lau (54%), khoai lang, khoai mì cũng chứa nhiều chất bột đường cho heo rừng lai ăn rất tốt.

Chất béo

Chức năng của chất béo là cung cấp nhiệt lượng và nhiệt năng cho heo, nhờ đó mà heo sống khoẻ và mập mạnh.

Với heo rừng lai ta nên hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn, vì nếu ăn nhiều quá heo sẽ bị tiêu chảy.

Chất béo có nhiều trong mày đậu xanh, bánh dầu, cám nhuyễn, bột thịt, bột cá …

Chất khoáng

Chức năng của chất khoáng là vừa sản sinh vừa bảo vệ các tế bào giúp cơ thể đồng hoá chất đạm, chất béo.

Vì vậy, thức ăn nuôi heo rừng lai mà thiếu chất khoáng thì các chất bổ dưỡng như đạm, bột đường, chất béo cho heo ăn vào cũng không đem lại kết quả gì vì không được đồng hoá.

Do đó, các cơ quan của heo mới bị suy nhược, mất năng lực đề kháng dẫn đến chậm lớn ở heo thịt, và ảnh hưởng xấu đến sự sinh sản của heo nọc, heo nái.

Trong chất khoáng có ba chất chính sau đây: chất vôi (Ca), phosphor còn gọi là chất lân (P) và muối.

Chất vôi góp phần cấu tạo khung xương, răng …

Chất lân ảnh hưởng đến việc đậu thai của heo nái, đến sức tăng trưởng của heo con.

Còn muối góp phần vào việc giúp heo ăn được nhiều, giúp tiêu hoá thức ăn tốt.

Thế nhưng, không nên cho heo ăn nhiều muối vì dễ bị ngộ độc: nhẹ thì tiêu chảy, còn nặng ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.

Ngoài ba chất vôi, phosphor và muối thuộc nhóm đại khoáng, trong khẩu phần ăn của heo rừng lai cũng cần được cung cấp một số lượng không nhiều về tiểu khoáng, còn gọi là khoáng vi lượng như đồng, sắt, mangan, coban …

Những khoáng vị lượng này có nhiều trong đất và rau cỏ tươi, vì vậy nếu heo nuôi thả rông tự chúng sẽ kiếm ăn đầy đủ các chất này, ta khỏi cần cho ăn nữa.

Vitamin

Vitamin rất cần thiết cho sự sinh trưởng và sinh sản của heo rừng lai. Nhưng heo chỉ đón nhận nguồn vitamin từ thức ăn mà chủ nuôi cung cấp chúng hằng ngày, chứ bản thân heo không có khả năng tự tạo được vitamin.

Heo rừng lai cần các vitamin A, D, E và vitamin nhóm B.

Vitamin A có nhiều trong các rau củ tươi non như rau lang, rau muốn; trong củ quả có chất caroten như bắp vàng, cà rốt, bí đỏ, khoang lang, bí …

Vitamin D có tác dụng đồng hoá chất khoáng giúp bộ xương heo được cứng cáp, sống năng động.

Nếu thức ăn hàng ngày thiếu vitamin D, heo con bị còi xương, chân đi xiêu vẹo.

Với heo rừng lai nuôi thả rông hay thả trong vòng rào hằng ngày được tắm nắng sáng ngoài trời chúng sẽ có đủ vitamin D, vì trong nắng sáng có tia cực tím tác động lên chất cholesterol trong mở sinh ra vitamin D.

Vitamin E ảnh hưởng đến sự sinh sản của heo nọc và nái. Nếu thiếu vitamin E trầm trọng thì các tế bào sinh tinh trùng của heo nọc bị suy yếu dẫn đến tinh trùng ít, nọc phối giống không đậu thai.

Còn heo nái dù đậu thai thì sau này bào thai cũng sẽ chết trong bụng heo mẹ.

Nên những heo có hiện tượng thiếu vitamin E ta nên cho chúng ăn nhiều lúa mộng, giá đậu, cám lau, bánh dầu, mạch nha.

Vitamin nhóm B mà heo rừng lai cần được bồi bổ đầy đủ là B1, B2, và B12.

Vitamin B1 có tác dụng đồng hoá chất bột đường, tiêu diệt các chất axit hữu cơ giúp heo biết thèm ăn và ăn ngon miệng.

Nếu trong khẩu phần ăn thiếu vitamin B1 như cám gạo, bột bắp, bột cá, bánh dầu … heo không những chỉ bị biếng ăn mà còn có triệu chứng bị bệnh thần kinh như co giật, niễng đầu, hô hấp hém.

Còn vitamin B2 có tác dụng đồng hoá các loại đạm. Thiếu vitamin B2 heo con xù lông, sụt cân, chân sau đi xiêu vẹo và thường bị tiêu chảy. Heo nái thiếu vitamin B2 thường bị sẩy thai.

Vitamin B12 giúp cơ thể heo rừng lai cấu tạo hồng huyết cầu, mau ăn chóng lớn. Nếu thiếu vitamin B12 heo kén ăn, chậm lớn, yếu hai chân sau.

Heo nái cũng sinh con ốm yếu. Vitamin B12 có nhiều trong bột thịt, bột cá và trứng …

Xem thế đủ thấy, nuôi heo mà tính toán chi ly dẫn đến tiện tặn quá mức về chi phí thức ăn thì bảo sao heo không bị còn xương, chậm lớn lại sinh sản kém.

Cho ăn đúng bữa

Nuôi heo rừng lai ta cũng nên tập cho chúng ăn ngày ba bữa: bữa sáng, trưa và tối.

Hai bữa sáng và trưa nên cho chúng ăn rau cỏ và uống nước cám. Bữa tối được xem là bữa ăn chính, ngoài rau cỏ còn có những thứ củ quả và thức ăn tinh.

Với giống heo rừng thuần chủng và heo rừng lai chúng có tập tính đi ăn suốt đêm, vì ban ngày thường dành nhiều thì giờ để ngủ nghỉ.

Mặt khác, ta cũng nên cho heo rừng lai ăn uống đúng giớ giấc quy định. Điều này đem lại nhiều cái lợi: cứ tới bữa là chúng được ăn no nê, sau đó là thời gian ngủ nghỉ cho tiêu hoá thức ăn.

Nhờ đó mà cứ tới bữa là chúng biết đói, biết thèm ăn nên ăn được nhiều và mau lớn. Mong là bạn đã có những kiến thức về thức ăn nuôi heo rừng lai hiệu quả!

Từ khóa » Con Gì ăn Lợn Rừng