Thức ăn Nuôi Trùn: Những điều Bạn Cần Biết | Farmvina Nông Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Chúng ta cần biết gì về thức ăn nuôi trùn?
Trong đời sống tự nhiên, con trùn chỉ biết ăn đất để sống. Hễ đói gặp đất là ăn, chứ không cách nào lựa chọn. Sở dĩ người đời đặt cho nó tên là “trùn đất” không hẳn do nó biết đào hang sống sâu trong lòng đất, mà còn ở lý do nó chỉ biết ăn đất mà sống. Trong bài viết này, Farmvina chia sẻ những kinh nghiệm về thức ăn nuôi trùn:
Bắt một con trùn rồi dùng hai cái đinh nhỏ đóng căng hai đầu, mổ bụng nó ra ta thấy bên trong chứa toàn đất, chứ không có thức ăn gì khác.
Và hình như lúc nào bụng trùn cũng no nê như vậy. Lúc nào ta trông chúng cũng mập mạp bóng lưỡng, ai ngờ bên trong chỉ nặng nề với khối đất mà thôi.
Do kị ánh sáng nên ban ngày trùn chỉ thu mình ở dưới hang sâu, nhưng điều đó không có nghĩa là suốt ngày chúng chỉ biết nằm yên ngơi nghỉ! Trùn vẫn tiếp tục đào hang để có đất cho vào bụng.
Trùn thích ăn đất mùn, trong đó có nhiều chất hữu cơ thối rữa, mục nát. Cơ quan tiêu hoá của trùn sẽ gạn lọc những chất bổ nuôi thân, phần đất cặn bã còn lại được thải hết ra ngoài, gọi là phân trùn.
Chỉ có ban đêm tối trời, trùn mới dám bò lên mặt đất để tìm cái ăn.
Lối sống khác lạ lấy đêm làm ngày của trùn không ngờ lại là điều hay đối với chúng, vì nhờ đó mà giống nòi chúng mới được trường tồn. Các bạn cũng biết trùn vốn là giống có rất nhiều kẻ thù lúc nào cũng chực săn nó để ăn thịt.
Ngay loài kiếng bé nhỏ là thế, nhưng gặp trùn chúng cũng không tha …
Cũng xin nói thêm, ban ngày trong những lúc trời chuyển mưa, trùn cũng bò khỏi hang để lên mặt đất kiếm ăn. Xin bạn nhớ kỹ cho điều này, vì nó nằm trong kỹ thuật nuôi trùn.
Điều này cho ta hiểu, nếu gặp môi trường sống tốt, lúc nào thức ăn kề cận cũng dư thừa thì việc kiếm ăn của trùn sẽ đỡ vất vả hơn. Chúng chỉ quanh quẩn tìm cái ăn tại chỗ, chứ không phải gồng mình đào cả thước hang dài mới đủ chất bổ nuôi thân.
Thức ăn nuôi trùn
Người ta nuôi trùn trong dụng cụ nuôi riêng, đó là thùng gỗ, thay nhựa, thùng nhựa, hoặc hồ xi măng … Cần phải cung cấp thức ăn bổ dưỡng thường xuyên cho nó thì nó mới sinh trưởng tốt và sinh sản đều được.
Vậy trùn nuôi tại nhà ta cần phải cung cấp loại thức ăn gì cho hợp với nó?
Đây là vấn đề quan trọng cần xem xét. Vì nuôi bất kỳ giống gì, dù chim hay thú, ta cần phải tìm hiểu thức ăn thích hợp cho chúng, mặc dù vẫn thừa biết rằng hầu hết các loài chim muông hoang dã đều ăn tạp.
Nếu tìm được thức ăn hợp khẩu thì vật nuôi chắc chắn sẽ sống mạnh. Ngược lại, nếu ép chúng ăn những thức ăn có mùi, lạ miệng, có thể chúng sẽ bỏ ăn, hoặc chỉ ăn cầm chừng rồi suy kiệt mà chết.
Ví dụ: Nuôi gấu tại chuồng, dù đã tập được cho chúng ăn cơm, nhưng khẩu phần trong ngày vẫn không thể thiếu mật ong (hay đường), trái cây và thịt.
Nuôi chim cu gáy phải có lúa, có đậu mới sung, còn cho ăn thức ăn cao cấp là kê, chưa chắc đã tốt …
Thức ăn nuôi trùn rất đơn giản, dễ kiếm, lại rẻ tiền. Ở nước ta, trừ các vùng đô thị, đâu đâu cũng có loại thức ăn này cho trùn cả.
Đó là phân chuồng hoai, phân rác mục, và chút ít rau cải, lá cây …
Phân chuồng:
Tốt nhất là phân trâu bò, thay thế bằng phân ngựa, phân heo cũng được. Dùng phân này trộn chung với ít rơm rạ vụn đem chất đống ủ lâu ngày cho thật hoai.
Phân ủ hoai như vậy thường từ 6 tháng trở lên mới tốt, như vậy trùn mới thích ăn, lại ít hôi hám, tránh cho người nuôi sự khó chịu …
Phân rác:
Còn gọi là phân bổi, trong đó gồm có rơm rạ vụn, xác mía, cây lục bình, cỏ dại, lá cây … trộn chung với một ít phân chuồng, xác cá, bánh dầu, xác dừa … cũng chất thành đống ủ lâu ngày cho mục nát thành mùn tươi xốp.
Trong thời gian ủ phải tưới nước hàng ngày và cứ vài tháng một lần phải xốc xáo lên rồi ủ lại.
Hai thứ phân này trộn lẫn vào nhau theo tỉ lệ 50:50, hoặc phân chuồng nhiều hơn càng tốt. Trong trường hợp không có sẵn phân rác, ta có thể lấy đất mùn thay vào cũng được.
Đây là loại thức ăn khoái khẩu của trùn. Thức ăn này không phải chờ tới bữa, hoặc mỗi ngày cung cấp cho chúng một ít, mà nên đổ đầy thùng, đầy xô cho chúng chui rúc trong đó mà ăn dần …
Ngoài thức ăn đó ra, thỉnh thoảng rắc lên mặt thùng, mặt xô, hộc nuôi trùn một ít rau cải (loại phế thải ở các hàng rau ngoài chợ) hoặc lá cây cũng được. Những thứ này sẽ thối rữa, làm thức ăn tốt cho trùn.
Nuôi trùn không cần cho uống nước, mà chỉ cần giữ môi trường sống của chúng đủ độ ẩm là được. Điều này nghĩa là mỗi ngày, hoặc vài ngày một lần, ta phải chịu khó rưới nước sơ qua trên khắp mặt thùng, mặt xô, đủ làm cho đất ẩm (không được ướt) từ trên xuống dưới là được.
Trùn không thể sống trong môi trường “đất” quá khô, hoặc qua ướt. Đất quá khô, vón cục lại rắn chắc là thức ăn khó … nuốt của trùn.
Còn đất bị úng thuỷ trùn sẽ chết ngộp, do đó không nên tưới nhiều nước vào dụng cụ nuôi.
Tóm lại, thức ăn cho trùn rất dễ kiếm, rẻ tiền, có thể tự tạo ra được. Những bạn nào ở gần chợ, nhất là chợ đầu mối sẽ dễ tìm các loại rau quả phế thải, lắm khi khỏi mất tiền mua mà lại có được số lượng nhiều.
Rau cải mà ủ đống lại lâu ngày cho thối rữa cũng là thức ăn tốt của trùn!
Như vậy, muốn nuôi trùn, dù số lượng ít hay nhiều, ta cũng nên lo liệu trước nguồn thức ăn đầy đủ để cung cấp cho chúng.
Việc cung cấp lần đầu rất quan trọng, vì cần đến số lượng rất nhiều.
Các dụng cụ nuôi đều phải đổ gần đầy “đất”, như vậy trùn giống mới có môi trường sống thoải mái, không khác gì môi trường chúng đã sống ngoài từ nhiên.
Thức ăn nuôi trùn cần bổ sung sau này, thỉnh thoảng mới thêm một lần, nhưng chỉ chút ít, không đáng lo nữa.
Thức ăn nuôi trùn vốn là phân, chẳng khác gì một thứ đất tốt, đất màu mỡ. Ta chỉ cần trộn một lần cho nhiều lần, nếu dùng dư thì chất đống lại để dùng về sau vẫn tốt.
Có điều phân mà để ngoài trời lâu ngày, mưa nắng sẽ làm tiêu hao chất bổ dưỡng, do đó phải có mái che đậy kỹ bên trên.
Hơn nữa, do phân ủ đống lâu ngày nồng hơi, vì vậy trước khi sử dụng ta nên xới xáo trước một vài ngày, và tất nhiên trong đất đó phải không có kiến mới được.
Câu Hỏi Thường Gặp
Trùn nuôi tại nhà cần phải cung cấp loại thức ăn gì?
Thức ăn nuôi trùn rất đơn giản, dễ kiếm, lại rẻ tiền. Ở nước ta, trừ các vùng đô thị, đâu đâu cũng có loại thức ăn này cho trùn cả. Đó là phân chuồng hoai, phân rác mục, và chút ít rau cải, lá cây ...
Phân chuồng nuôi trùn nên chọn loại phân nào?
Tốt nhất là phân trâu bò, thay thế bằng phân ngựa, phân heo cũng được. Dùng phân này trộn chung với ít rơm rạ vụn đem chất đống ủ lâu ngày cho thật hoai.
Cách chế biến phân rác để làm thức ăn nuôi trùn?
Phân rác rong đó gồm có rơm rạ vụn, xác mía, cây lục bình, cỏ dại, lá cây ... trộn chung với một ít phân chuồng, xác cá, bánh dầu, xác dừa ... cũng chất thành đống ủ lâu ngày cho mục nát thành mùn tươi xốp. Hai thứ phân này trộn lẫn vào nhau theo tỉ lệ 50:50, hoặc phân chuồng nhiều hơn càng tốt. Trong trường hợp không có sẵn phân rác, ta có thể lấy đất mùn thay vào cũng được.
Từ khóa » Cách Nuôi Trùn Chỉ Sạch
-
Cách Nuôi Trùn Chỉ Sinh Sản Làm Mồi Thức ăn Cho Cá Cảnh | Pet Mart
-
Vlog 64: Cách Nuôi Trùn Chỉ Sinh Sản Số Lượng KHỦNG ( Thức Ăn ...
-
MÔ Hình NUÔI TRÙN CHỈ Bằng Khay Nhựa ĐƠN GIẢN - YouTube
-
Làm Hồ Trữ Trùn Chỉ Từ Thùng Xốp - YouTube
-
Vai Trò Và Kỹ Thuật Nuôi Sinh Khối Trùn Chỉ - Tép Bạc
-
Cách Nuôi Trùn Chỉ Cực đơn Giản ( Ko Cần Sục) Nếu Trùn Chết Cứ Mang ...
-
Tiết Kiệm Vốn Nuôi Cá Bằng Kinh Nghiệm Kỹ Thuật Nuôi Trùn Chỉ
-
Cách Nuôi Trùn Chỉ Sinh Sản
-
Cách Nuôi Trùn Chỉ Sinh Sản Làm Mồi Thức ăn Cho Cá Cảnh
-
Cách Nuôi TRÙN CHỈ Của Tôi - Với Cách Này Tiệm Bán Trùng Hết ...
-
Trùn Chỉ Có Tốt Cho Cá? | Xóm Cá
-
So Sánh Trùn Chỉ, Cách Bảo Quản Và Các Loại Thức ăn đông Lạnh Khác ...
-
Hướng Dẫn Nuôi Trùn Chỉ Ăn Gì, Hướng Dẫn Nuôi Trùn Chỉ Tại Nhà
-
Vai Trò Và Kỹ Thuật Nuôi Sinh Khối Trùn Chỉ