THÚC ĐẨY CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tổ chức bộ máy
    • Sơ đồ tổ chức bộ máy
    • Danh sách CBCCVC
    • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở
    • Tóm tắt quá trình của Sở
  • Văn bản quản lý
    • Văn bản QPPL
    • Văn bản quản lý hành chính
  • LỊCH LÀM VIỆC
  • Dịch vụ công trực tuyến
    • DVC trực tuyến một phần
    • DVC trực tuyến toàn trình
  • Hỏi - Đáp
  • Trang nhất
  • Sở Thông Tin - Truyền thông
  • Phối hợp tuyên truyền
  • Phòng, chống tội phạm
THÚC ĐẨY CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG N.V.Dịnh 2022-07-01T16:24:27+07:00 https://binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/phong-chong-toi-pham-xam-hai-tre-em/thuc-day-cong-tac-bao-ve-tre-em-tren-moi-truong-mang-780.html /themes/binhphuoc/images/no_image.gif Bình Phước : Cổng thông tin điện tử Thứ sáu - 01/07/2022 16:24 Ngày 01/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 830/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025” nhằm thúc đẩy công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng gồm các nhiệm vụ và giải pháp, cụ thể: 1. Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý - Rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng, trong đó lấy trẻ em làm trung tâm trong xây dựng chính sách và lấy ý kiến của trẻ em đối với các cơ chế, chính sách tác động đến trẻ em trên môi trường mạng; cụ thể hóa trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương khi để xảy ra các vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng gây hậu quả nghiêm trọng thuộc phạm vi quản lý. - Đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế tài nghiêm minh để xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của cha, mẹ, các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em trong việc quản lý, giám sát trẻ em tiếp cận và tương tác trên môi trường mạng. - Đề xuất nghiêm cấm mọi hình thức tạo lập, lưu trữ, chia sẻ với mục đích vi phạm pháp luật các hình ảnh, video clip trong đó trẻ em là đối tượng bị xâm hại tình dục. - Đề xuất cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, ứng dụng và nội dung hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng. 2. Giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng - Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức ở quy mô quốc gia; đổi mới cách thức, nội dung công tác truyền thông theo hướng gần gũi, sinh động để thu hút trẻ, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, qua mạng Internet và mạng xã hội. Tăng cường hiển thị trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương số điện thoại đường dây nóng Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 tiếp nhận thông tin báo cáo xâm hại trẻ em và địa chỉ liên hệ của các trung tâm, tổ chức tư vấn, cứu trợ khẩn cấp. - Lồng ghép vào chương trình giáo dục các nội dung trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về môi trường mạng cho trẻ em và kỹ năng cơ bản khi tham gia sử dụng Internet, cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị xâm hại trên môi trường mạng; trang bị “bộ kỹ năng số” cơ bản cho trẻ em theo độ tuổi; đẩy mạnh các hình thức tư vấn hỗ trợ trẻ em thông qua tư vấn học đường. Phát triển các chương trình, hình thức giáo dục dành cho đối tượng trẻ em không đến trường học thông qua hệ thống bảo vệ trẻ em tại cộng đồng, các tổ chức xã hội, tổ dân phố, trung tâm tư vấn. - Khuyến khích, thúc đẩy gia đình, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, phóng viên, biên tập viên, nhà báo chủ động, thường xuyên cập nhật kiến thức, phương pháp hướng dẫn trẻ các kỹ năng tự bảo vệ mình, tìm hiểu thông tin và khả năng tự phát hiện, tố cáo các hành vi có nguy cơ xâm hại khi tham gia môi trường mạng. - Phát triển các sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hỗ trợ học tập trên môi trường mạng để trẻ em truy cập, khai thác nguồn tài nguyên trực tuyến một cách chủ động, sáng tạo, hiệu quả và an toàn. Biểu dương, khen thưởng kịp thời và nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo. - Tăng cường công tác truyền thông, đặc biệt đối với các hình thức truyền thông trên Internet về quyền trẻ em và trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng. 3. Triển khai các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ - Thiết lập các kênh thông tin thân thiện để tiếp nhận phản ánh về các hình ảnh, video, nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo hướng tích hợp thành một đầu mối duy nhất; có cơ chế kết nối để các nhà cung cấp dịch vụ nội dung trên Internet có thể tích hợp chế độ báo cáo tự động về các nội dung nguy hại, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng về cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Đưa vào sử dụng trong ngành giáo dục và đào tạo các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, các kho học liệu, xuất bản phẩm điện tử nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập trên môi trường mạng, đồng thời quản lý tốt việc học sinh truy cập mạng, đổi mới cách thức tương tác giữa nhà trường với gia đình và học sinh; góp phần thực hiện chuyển đổi số một cách an toàn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. - Thiết lập cơ sở dữ liệu CSAM (tiếng Anh là Child Sexual Abuse Material - gọi tắt CSAM) của Việt Nam gồm thông tin, dữ liệu đặc tả về hình ảnh/video xâm hại trẻ em và có cơ chế để các cơ quan chức năng và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan tham gia cập nhật, phân tích thông tin nhằm ngăn ngừa việc đăng tải, chia sẻ các hình ảnh/video xâm hại trẻ em trên môi trường mạng dựa trên ứng dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, học máy, phân tích dữ liệu lớn...; hướng tới kết nối với các cơ sở dữ liệu tương tự trong khu vực và của các cơ quan, tổ chức quốc tế về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. - Triển khai giải pháp kỹ thuật nhằm kết nối, chia sẻ dữ liệu, thu thập, phân tích thông tin, giám sát việc tuân thủ chặn lọc, gỡ bỏ các nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Yêu cầu các trang web có tên miền quốc gia “.vn”, các trang web có địa chỉ IP tại Việt Nam tự thực hiện chặn lọc nội dung xâm hại trẻ em và hiển thị thông báo nội dung phù hợp với lứa tuổi theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. - Khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số, nội dung số, truyền thông số Việt Nam phát triển, làm chủ các công nghệ bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng và các ứng dụng, nội dung giúp trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng. 4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực thực thi pháp luật - Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, kịp thời ứng phó với các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng. - Nghiên cứu thành lập các trung tâm tư vấn, hỗ trợ giúp trẻ phục hồi về tâm lý, thể chất và tinh thần khi bị xâm hại trên môi trường mạng cũng như hỗ trợ pháp lý cho trẻ. Đối với trẻ bị xâm hại, lạm dụng tình dục qua môi trường mạng cần có chuyên gia tâm lý tư vấn trực tiếp để giảm thiểu tác động từ đầu, đồng hành cùng trẻ trong quá trình điều tra, xử lý tội phạm và hỗ trợ định hướng cho trẻ phục hồi. - Hình thành mạng lưới bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng có sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, chuyên gia, cá nhân trong và ngoài nước và một số trẻ em. Đây là mạng lưới chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực, nhận thức, tư vấn, hỗ trợ triển khai các giải pháp/biện pháp hành chính, kỹ thuật cho mỗi thành viên và tới cộng đồng xã hội đối với vấn đề bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng. - Triển khai các chương trình tập huấn, nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức, công nghệ, kỹ năng tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho lực lượng thực thi pháp luật, cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em, điều tra tội phạm và truy tố, xét xử để kịp thời nắm thông tin, tình hình thế giới, đặc biệt là xu hướng công nghệ đối với vấn đề ngăn ngừa, xử lý các vụ lạm dụng, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. - Xây dựng cơ chế phối hợp, quy trình xử lý trong việc tiếp nhận thông tin, điều tra, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan theo hướng mỗi khâu có một đầu mối cụ thể chịu trách nhiệm; thiết lập cơ chế liên ngành theo dõi tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng. 5. Tăng cường hợp tác quốc tế - Tăng cường hợp tác giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, hợp tác giữa Chính phủ với Chính phủ, tham gia các tổ chức, cam kết và mạng lưới quốc tế về bảo vệ trẻ em, chủ động tham gia các sáng kiến giúp trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực hiện đầy đủ, thường xuyên công tác truyền thông đối ngoại về nội dung bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Tích cực triển khai các hoạt động hợp tác, trao đổi khung pháp lý, học tập kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cho các cơ quan Việt Nam trong bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, chuyển giao công nghệ, áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến đã được chứng minh hiệu quả trên thế giới trong vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - Kêu gọi các nguồn vốn hỗ trợ quốc tế hợp pháp theo quy định pháp luật vì mục đích bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Tác giả: N.V.Dịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết Tweet

Những tin mới hơn

  • Cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn

    (01/07/2022)
  • Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bình Phước

    (02/07/2022)
  • Công tác tuyên truyền và vận động quần chúng tham gia phòng, chống ma túy

    (06/07/2022)
  • Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy 06 tháng đầu năm 2022

    (06/07/2022)
  • Nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác phòng, chống ma túy

    (06/07/2022)
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy trong ngành Giáo dục đến năm 2025

    (06/07/2022)
  • Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy

    (06/07/2022)
  • Phấn đấu đến năm 2025, triệt xóa trên 80% số “điểm nóng” về ma túy

    (06/07/2022)
  • Tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước về công tác phòng, chống ma túy

    (06/07/2022)
  • Như thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội ?

    (06/07/2022)

Những tin cũ hơn

  • Quy định về việc đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

    (22/06/2022)
  • Quy định về hồ sơ, trình tự đăng ký, công bố tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng

    (22/06/2022)
  • Triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác xác định tình trạng nghiện ma túy và cai nghiện ma túy

    (22/06/2022)
  • Nhiệm vụ, giải pháp đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới

    (17/06/2022)
  • Biện pháp thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025

    (16/06/2022)
  • Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm hoạt động “tín dụng đen”

    (15/06/2022)
  • Tiêu chí xác định địa bàn chuyển hóa đạt trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025

    (14/06/2022)
  • Sở Thông tin và Truyền thông phát động phong trào thi đua thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự an toàn xã hội năm 2022

    (14/06/2022)
  • Bình Phước phát động phong trào thi đua thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự an toàn xã hội năm 2022

    (14/06/2022)
  • Mục tiêu chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025

    (13/06/2022)
Việc làm Bình Phước Chính quyền
  • Thông tin đánh giá, xếp hạng chuyển đổi số
  • Đại hội Đảng các cấp
  • Phòng chống tham nhũng, lãng phí
  • Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND
  • Chuyển đổi số IPv6
  • Thống kê kinh tế - xã hội
  • Xây dựng nông thôn mới
  • Phổ biến pháp luật
  • An toàn giao thông
  • Phòng chống dịch bệnh
  • Khen thưởng - Xử phạt
  • Thủ tục hành chính
  • Triển khai kiến trúc ICT phát triển địa phương thông minh
  • Danh sách người phát ngôn, cung cấp thông tin báo chí
  • Công bố kế hoạch sử dụng đất
  • Công khai ngân sách nhà nước
  • Chương trình, đề tài khoa học
Thông tin cần biết
  • Dịch vụ công Quốc gia
  • Dịch vụ công Bình Phước
  • Tổng đài thông tin dịch vụ công 1022 Bình Phước
  • Pháp điển điện tử
  • Văn phòng thừa phát lại tại Bình Phước
  • Tra cứu thông tin mộ liệt sĩ
  • Dịch vụ điện lực Bình Phước
  • Các ngân hàng trên địa bàn Bình Phước
  • An toàn an ninh thông tin
  • Hướng dẫn về PC-Covid, quét mã QR
Hệ thống văn bản
  • Công báo Bình Phước
  • Hệ thống QLVB và HSCV
  • Hệ thống thư công vụ Bình Phước
  • Họp không giấy eCabinet
  • Hệ thống văn bản trực tuyến Chính phủ
Doanh nghiệp
  • Chính sách ưu đãi đầu tư
  • Dự án đã và đang chuẩn bị đầu tư
  • Công bố cấp phép
  • Đấu thầu, đấu giá, mua sắm công
  • Danh sách doanh nghiệp Bình Phước
Công báo Chính phủ DVC Quốc gia Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,716
  • Hôm nay141,527
  • Tháng hiện tại10,995,899
  • Tổng lượt truy cập456,391,021
ỨNG DỤNG 1 bp today3 dhtn2 ioffice4 congbao Portal_Ispeed sổ tay đảng viên Tạp chi KQ TTHC Huyện - Thị - Thành phố
  • Thành phố Đồng Xoài
  • Thị xã Bình Long
  • Thị xã Phước Long
  • Huyện Bù Đăng
  • Huyện Bù Đốp
  • Huyện Bù Gia Mập
  • Thị xã Chơn Thành
  • Huyện Đồng Phú
  • Huyện Lộc Ninh
  • Huyện Hớn Quản
  • Huyện Phú Riềng
Sở - Ban - Ngành
  • Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Sở Giao thông vận tải
  • Sở Khoa học và Công nghệ
  • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
  • Sở Nội vụ
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Sở Tài chính
  • Sở Xây dựng
  • Sở Giáo dục và Đào tạo
  • Sở Y tế
  • Sở Thông tin và Truyền thông
Sở - Ban - Ngành
  • Thanh tra tỉnh
  • Sở Ngoại vụ
  • Sở Tài nguyên và Môi trường
  • Sở Tư pháp
  • Sở Công Thương
  • Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Du lịch
  • Ban Dân tộc
  • Cục Hải quan
  • Cục Thống kê
  • Cục Thuế
  • Cục Quản lý thị trường
  • Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
Đơn vị khác
  • Công an tỉnh
  • Ban Quản lý khu kinh tế
  • Liên minh Hợp tác xã
  • Cổng thông tin phổ biến, GDPL tỉnh Bình Phước
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
  • Ban Dân vận Tỉnh ủy
  • Ban Quản lý Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư
  • Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh
  • Trang thông tin thời tiết và thiên tai tỉnh Bình Phước
  • Bệnh viện tỉnh
  • Tra cứu giấy phép lái xe trực tuyến
  • Công ty CP cấp thoát nước Bình Phước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây cron

Giới thiệu bài viết cho bạn bè

Từ khóa » Giải Pháp Bảo Vệ Trẻ Em Trên Môi Trường Mạng