Thúc đẩy Xuất Khẩu Hàng Nông Sản Tại Thị Trường Nga
Có thể bạn quan tâm
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, Việt Nam hiện đang giữ vị trí số 1 về kim ngạch thương mại với Liên bang Nga trong số các quốc gia khu vực Đông Nam Á và là đối tác thương mại đứng thứ 6 của Liên bang Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Giai đoạn 2018 – 2020, kim ngạch thương mại Việt – Nga đạt khoảng 4,5 tỷ USD/năm, trong đó nông sản chiếm khoảng 18 – 20%, tương đương 900 triệu USD/năm. Con số này so với tiềm năng kinh tế và quan hệ chính trị lâu đời giữa hai nước có thể nói vẫn khá khiêm tốn. Trong 10 tháng năm 2021, dù dịch COVID-19 nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Nga đạt khoảng 469 triệu USD tăng 32,6% so cùng kỳ năm 2020. Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo là thủy sản, cà phê, điều, trái cây, chè, gỗ, gạo; đồng thời nhập khẩu từ Nga chủ yếu là thủy sản, lúa mỳ, phân bón, gỗ và gần đây là các sản phẩm thịt, sữa.
Đại diện VASEP cho biết, Nga là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam với sức tiêu thụ lớn. Từ khi có Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (AEAU) mở ra cơ hội cũng như thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định về ATTP, kiểm dịch chất lượng… tương đối chặt chẽ theo các quy định riêng của Nga. Số lượng doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu vào thị trường này còn hạn chế, với thủ tục đăng ký phức tạp, thời gian xét duyệt kéo dài. Việc giải trình và khắc phục đối với những lô hàng bị cảnh báo, gỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu của doanh nghiệp… vẫn còn kéo dài, chưa được xử lý kịp thời, gây ảnh hưởng đến quy trình xuất khẩu của doanh nghiệp. Điển hình như có 22 doanh nghiệp cá tra được phép xuất khẩu vào Nga, nhưng trong số đó có 10 doanh nghiệp bị tạm ngưng xuất khẩu có doanh nghiệp từ năm 2014 vẫn chưa được tháo gỡ.
Tại diễn đàn, các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các cơ quan đại diện thương mại đã có cơ hội trao đổi về tình hình hợp tác song phương; giới thiệu quy định về ATTP, an toàn dịch bệnh thực phẩm nhập khẩu; điều kiện đảm bảo ATTP của cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Liên bang Nga; hướng dẫn cho doanh nghiệp hai bên nắm bắt, thực hiện, tạo thuận lợi trong xuất nhập khẩu nông sản, thủy sản giữa hai nước. Các đại biểu cho rằng, các mặt hàng xuất nhập khẩu nông, thủy sản giữa Việt Nam và Nga không mang tính cạnh tranh, chính vì vậy nếu hai bên phối hợp tốt và sớm tháo gỡ các vướng mắc, mở cửa hơn nữa thị trường nông sản cho nhau thì sẽ là cơ hội rất tốt cho cả hai. Do vậy, cơ quan hai nước cần tăng cường trao đổi hợp tác, đánh giá, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thương mại trong thời gian tới; rút ngắn thời gian giải trình lô hàng bị cảnh báo để các doanh nghiệp sớm xuất khẩu trở lại. Cùng đó, các doanh nghiệp cần tham gia vào các triển lãm lớn của Nga hàng năm để tìm hiểu thị trường, nếu doanh nghiệp làm tốt khâu thị trường sẽ tăng được lượng hàng hóa xuất khẩu sang Nga. Doanh nghiệp cần nghiên cứu, đầu tư vào Nga các sản phẩm có lợi thế như cà phê, thủy sản, sản phẩm trái cây chế biến…
Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị Chính phủ hai nước tập trung tiếp tục chỉ đạo tạo điều kiện mở cửa hơn nữa cho nông sản hai nước xuất khẩu vào nhau. Cụ thể Nga có thế mạnh là lúa mỳ, phân bón, thịt, sữa và Việt Nam có thủy sản, trái cây, cà phê, hồ tiêu…; tiến tới công nhận lẫn nhau để giảm các rào cản (đối với sản phẩm thịt và thủy sản) và giảm thời gian xét duyệt từng doanh nghiệp trong cả lĩnh vực thủy sản và chăn nuôi. Ngoài ra, các doanh nghiệp hai bên cần lưu ý và tận dụng Hiệp định AEAU với Nga là thành viên quan trọng, bởi theo Hiệp định này rất nhiều mặt hàng nông sản hai bên được hưởng mức thuế ưu đãi.
Ông Sergey Levin, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga cho rằng, cần thúc đẩy thiết lập quan hệ kinh doanh Việt – Nga trong lĩnh vực nông nghiệp nghề cá. Bên cạnh đó, chú trọng hợp tác cung cấp các sản phẩm thịt, cá, dầu mỡ, rau quả, thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ. Đề nghị đại diện các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến việc tổ chức các triển lãm, diễn đàn trực tuyến và tham gia tích cực vào các sự kiện như vậy.
Từ khóa » Hàng Nông Sản Xuất Khẩu Chủ Yếu Liên Bang Nga Là
-
Hàng Nông Sản Xuất Khẩu Chủ Yếu Của Liên Bang Nga Là
-
[LỜI GIẢI] Hàng Nông Sản Xuất Khẩu Chủ Yếu Của Liên Bang Nga Là Câ
-
Hàng Nông Sản Xuất Khẩu Chủ Yếu Của Liên Bang Nga Là
-
Hàng Nông Sản Xuất Khẩu Chủ Yếu Của Liên Bang Nga Là
-
Tổng Quan Về Ngoại Thương Của Liên Bang Nga Năm 2021
-
[PDF] HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA - Trung Tâm WTO
-
Thông Tin Cơ Bản Về Liên Bang Nga Và Quan Hệ Hợp Tác Hữu Nghị ...
-
Vì đâu Xuất Khẩu Nông Sản Sang Nga Vẫn ì ạch? - VnEconomy
-
Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Liên Bang Nga: Tác động Từ ...
-
Nỗ Lực đưa Nông Thủy Sản Việt Thâm Nhập Thị Trường Liên Bang Nga
-
Ukraine Siết Chặt Quy định Xuất Khẩu Các Mặt Hàng Nông Sản Thiết Yếu
-
Những Yếu Tố Có Thể ảnh Hưởng Giao Thương Việt Nam Với Nga Và ...
-
Việt Nam - Liên Bang Nga Hướng Tới 10 Tỷ USD Giao Thương Nông Sản
-
Vì Sao Thương Mại Nông Sản Việt Nam - Liên Bang Nga Chưa Chạm ...