Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng Tuổi Tăng Cân Chuẩn Theo 7 ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Trẻ em
- Ăn dặm
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng như thế nào là phù hợp? Những nguyên tắc khi ăn dặm dành cho bé 5 tháng tuổi mẹ cần lưu ý là gì? Ba mẹ nên chọn phương pháp ăn dặm nào cho bé? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho mẹ trả lời tất cả những câu hỏi trên cụ thể và chi tiết nhất. Mời ba mẹ cùng tham khảo.
Nguyên tắc ăn dặm dành cho bé 5 tháng tuổi.
Ở giai đoạn 5 tháng tuổi đa phần các bé đã có nhu cầu gặp cắn và sẵn sàng chuyển sang giai đoạn ăn dặm. Các phương pháp ăn dặm hiện nay được các mẹ áp dụng là ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW).
Tuy nhiên đây mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm nên các mẹ nên tuân thủ một số nguyên tắc nhất định về thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng như sau:
Số bữa ăn trong ngày: 1 bữa/ngày. Có thể tăng lên sau khoảng 10 đến 15 ngày khi bé có nhu cầu ăn nhiều hơn.
Lượng sữa công thức/sữa mẹ: Luôn đảm bảo bé được ăn đúng lượng cần thiết theo nhu cầu. Không nên ép bé ăn quá nhiều hay giảm lượng sữa để bé ăn dặm nhiều hơn.
Độ thô của thức ăn dặm: Thức ăn cho bé có thể ở dạng nhuyễn hoặc đủ mềm để bé xử lý nhai và nuốt dễ dàng.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng cần theo thứ tự tự nhóm I, nhóm II rồi đến nhóm III
- Nhóm I: Tinh bột và ngũ cốc.
- NHóm II: Rau củ, quả. Bé mới ăn không nên cho ăn chuối ngay.
- Nhóm III: Thịt gà, thịt lợn, cá trắng.
Tuân thủ theo nguyên tắc ăn từ loãng đến đặc, từ mềm đến cứng để hệ tiêu hóa của bé dễ dàng làm quen với các loại thức ăn mới mẻ này.
Ăn từ ít đến nhiều: Hãy bắt đầu cho bé ăn từng chút một. Để bé tập làm quen cũng như tránh bị rối loạn tiêu hóa.
Ăn ngọt trước mặn sau: Cho bé tập ăn bột ngọt sau đó hãy chuyển sáng bột mặn để tránh việc bé biếng ăn sau này.
Thành phần dinh dưỡng cần thiết khi xây dựng thực đơn ăn dặm 5 tháng tuổi
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì khi trẻ được 4 tháng tuổi lượng sắt và kẽm dự trữ trong thời kỳ bào thai đã dần cạn và trong sữa mẹ lượng sắt khá ít không đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Với bé trẻ uống sữa công thức thì mẹ không cần lo vấn đề này. Tuy nhiên, khi cho bé 5 tháng ăn dặm thì mẹ vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất cần thiết cho bé là chất đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất, chất béo.
Bên cạnh đó, chất xơ cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành một hệ tiêu hóa hoàn thiện. Việc bổ sung chất xơ đa dạng thông qua rau củ bằng phương pháp tô màu bữa ăn rất hữu hiệu với trẻ. Hãy luân phiên thay đổi các loại rau sử dụng trong bữa ăn của bé, và cố gẳng sử dụng từ 2 - 3 loại rau mỗi ngày. Một số loại rau lành tính có thể bắt đầu trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng như cà rốt, bí đỏ, rau mồng tời, cải bó xôi,...
Chỉ khi bé đảm bảo đủ 4 chất dinh dưỡng này thì mới có thể phát triển khỏe mạnh. Lúc bé mới ăn dặm, bạn chỉ nên cho bé ăn 1 loại thực phẩm trong một bữa ăn. Hãy nhớ rằng lấy cả phần nước và phần cái để đủ dinh dưỡng. Riêng trái cây, bạn có thể cho bé ăn thêm vì nó chứa nhiều dưỡng chất cần thiết. Lượng dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn của bé cũng nên tăng dần chứ không cho bé ăn nhiều ngay từ đầu.
Bé 5 tháng tuổi đang trong thời kỳ phát triển đặc biệt nhanh, sữa mẹ lúc này đã không còn đủ cung cấp dưỡng chất mà cơ thể bé cần. Lúc này bố mẹ càn cho con ăn dặm với các loại thức ăn dạng bột, kết hợp các loại nguyên liệu. Ăn dặp đúng lúc sẽ giúp vé phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân vừa ngon vừa dễ nấu
Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm
Bé sẽ thể hiện những dấu hiệu để ba mẹ nhận biết rằng bé đã sẵn sàng để bước sang giai đoạn tập ăn rồi nhé. Các dấu hiện điển hình bao gồm:
- Bé đã tự ngồi vững mà không cần sự trợ giúp. Nếu do điều kiện không cho phép cần tập cho bé ăn dặm sớm thì ba mẹ có thể hỗ trợ bằng cách sử dụng ghế tập ngồi hoặc ghế ăn dặm chuyên dụng.
- Bé hợp tác ăn khi mẹ đưa thức ăn vào miệng.
- Bé sẵn sàng nhai bất cứ thứ gì khi được cho ăn hoặc bé nhai chóp chép ngay cả khi trong miệng không có gì cả. Dấu hiệu này rất phù hợp để cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW.
- Bé đã có thể dùng tay để cầm nắm bất cứ thứ gì đó bé thấy và cho vào miệng gặm.
- Bé thích thú mỗi khi được ngồi cùng bữa ăn của gia đình.
- Bé nhìn người khác ăn và đưa tay với đồ ăn để cho vào miệng.
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tăng cân, phát triển tốt
1. Bột bí đỏ trộn sữa
Bí đỏ rất nổi tiếng với công dụng tăng cân hiệu quả. Hơn nữa hương vị thơm ngon của loại quả này nên đa phần các bé đều thích.
Cách làm:
- Hấp chín bí đỏ và nghiền/rây nhuyễn.
- Bột ăn dặm pha sẵn hoặc bột tự nấu.
- Trộn 2 nguyên liệu đã sơ chế với sữa rồi cho bé ăn ngay khi còn ấm không nên ăn nguội quá.
2. Bột khoai lang, trứng, súp lơ.
Từ 5 tháng bé đã ăn được lòng đỏ trứng gà rồi nên mẹ yên tâm khi thêm trứng vào thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng nhé.
Cách làm:
- Khoai lang bỏ vỏ, hấp chín nghiền nhỏ và trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Súp lơ hấp chín và nghiền nhuyễn.
- 1/5 lòng đỏ trứng gà nghiện trộn với sữa.
3. Bột khoai tây, súp lơ, sữa.
Khoai tây được coi là thực phẩm giàu tinh bột an toàn dùng cho trẻ nhỏ. Hơn nữa, những món ăn từ khoai tây rất dễ dụ trẻ nên đây là gợi ý tuyệt vời trong thực đơn ăn dặm dành cho bé 5 tháng.
Cách làm:
Khoai tây và súp lơ hấp chín nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa mẹ đặm bảo sệt vừa phải để bé dễ nuốt.
4. Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng: Bột thịt gà khoai lang
Thịt gà là thực phẩm bổ sung đạm lành tính với trẻ trong thời kỳ đầu tập ăn dặm. Ba mẹ nên cho bé tập ăn dặm từ những loại thịt trắng như thịt gà, thịt lợn, thịt cá trắng trước khi cho bé ăn thịt bò hay cá hồi.
Cách làm:
- Chọn phần ức gà hấp rồi xay hoặc băm nhuyễn.
- Khoai lang hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Nấu bột chín rồi cho gà và khoai và khuấy đều.
5. Bột thịt lợn rau ngót
Khi bé đã làm quen với thịt gà thì mẹ nên đổi bữa cho bé bằng bột thịt lợn. Thay đổi khẩu vị sẽ giúp thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi được phong phú hơn, bé sẽ thích thú hơn rất nhiều.
Cách làm:
- Thịt lợn nạc băm nhỏ, sau đó xào chín rồi xay nhuyễn.
- Rau ngót rửa sạch dùng một lượng nhỏ cho vào máy xay hoặc bằm nhỏ.
- Nấu bột chín thì cho thịt và rau vào nấu đến khi rau chín.
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng trong 30 ngày theo kiểu Nhật
Ngày 1, 2 và 3:
Cháo rây và trà lúa mạch.
Cháo rây 1:10 (5ml) là món ăn để mẹ cho bé bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật một cách hoàn hảo nhất.
Nguyên liệu:
Gạo, nước và trà lúa mạch dành cho bé.
Cách nấu cháo:
Mẹ cho 10 thìa cà phê nước lọc và 1 thìa cà phê gạo vào bát nhỏ hoặc dụng cụ nấu cháo để vào nồi cơm điện sẽ tiết kiệm được thời gian. Nếu gia đình ăn thì có thể sử dụng nồi nấu nhiều hơn theo tỷ lệ trên. Sau khi cháu chín dùng rây hoặc khăn xô sạch để làm nhuyễn cháo. Đây là thực đơn mẹ có thể áp dụng trong 3 ngày đầu tập ăn cho bé.
Ngày 4 và 5:
Cháo rây 1: 10 (20ml) và bí đỏ nghiền hoặc ngô nghiền trộn với sữa công thức hoặc sữa mẹ.
Ngày 6:
Cháo bí đỏ rây, bơ xay nhuyễn trộn sữa công thức và nước ấm. Lúc này mẹ có thể mix rau củ kèm với cháo để bé cảm nhận được sự mới lạ mỗi ngày. Lượng cháo của bé lúc này có thể tăng nên đến 35ml rồi nhé.
Ngày 7:
Cháo rây 1:10 (35ml), cà rốt nghiền, nước ấm. Mẹ nên hấp cà rốt thay vì luộc để giữ được vị ngọt tự nhiên của cà rốt giúp bé cảm nhận vị tốt hơn.
Ngày 8:
Cháo rây 1:10 (35ml), khoai tây nghiền, nước ấm.
Ngày 9:
Cháo yến mạch, trà lúa mạch. Mẹ nên sử dụng yến mạch hữu cơ để đảm bảo sức khỏe cho bé nhé.
Ngày 10:
Cháo yến mạch, củ cải trắng nghiền và nước từ củ cải trắng.
Ngày 11:
Cháo cà rốt, khoai tây nghiền, nước ấm.
Ngày 12:
Cháo củ cải trắng, trà lúa mạch.
Ngày 13:
Cháo khoai lang, trà lúa mạch.
Ngày 14:
Cháo yến mạch, khoai tây nghiền trộn sữa công thức, nước ấm.
Ngày 15:
Cháo cà rốt mix dầu cá hồi (có thể thay bằng dầu óc chó, dầu oliu, dầu gấc), nước ấm.
Ngày 16:
Cháo trắng mix dầu ăn cho bé tùy thích, nước ấm.
Ngày 17:
Cháo khoai lang, nước ấm.
Ngày 18:
Cháo yến mạch, khoai tây nghiền trộn sữa công thức/sữa mẹ, trà lúa mạch.
Ngày 19:
Cháo yến mạch, cà rốt nghiền, nước ấm.
Ngày 20:
Cháo nấu cùng cải bó xôi trộn dầu cá hồi, nước ấm.
Ngày 21:
Cháo yến mạch, lê nghiền và nước ấm.
Ngày 22:
Cháo nấu với lòng đỏ trứng gà và nước ấm.
Ngày 23:
Cháo nấu với mồng tơi củ cải trắng, trà lúa mạch.
Ngày 24 + 25:
Cháo nấu mồng tơi và dầu cá hồi, nước rau luộc.
Ngày 26:
Cháo nấu cà rốt và dầu cá hồi, nước ấm.
Ngày 27:
Cháo hạt sen và táo tàu, trà lúa mạch.
Ngày 28:
Cháo cải thìa và dầu cá hồi, nước ấm.
Ngày 29:
Cháo nấu cải bó xôi và dầu cá, nước rau luộc.
Ngày 30:
Cháo khoai lang, trà lúa mạch.
Kết hợp dinh dưỡng khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Khi kết hợp dinh dưỡng cho bé, bạn cần chú ý một số điểm sau:
Các bé 5 tháng tuổi đa số chưa mọc răng hoặc chuẩn bị mọc răng sữa nên rất thích ăn. Thức ăn dạng hồ bột loãng rất thích hợp cho con ở giai đoạn này. Tuy bé được ăn dặm nhưng mẹ vẫn cần cho con bú hoặc dùng thêm sữa bột, nên bú sữa 5-6 lần/ngày và kết hợp với thức ăn dạng hồ.
Mục đích chính của việc cho bé ăn dặm với thức ăn dạng hồ bột không chỉ bổ sung thêm dinh dưỡng mà còn để con quen với các loại thức ăn, rèn thói quen ăn uống tốt.
Để tập cho bé có thói quen tốt, ngay từ khi còn bé thì bố mẹ nên cho bé ăn dặm nước trái cây bằng cách dùng muỗng đút. Sớm nhất là 15 ngày sau khi sinh là bố mẹ có thể dùng muỗng đút nước cho bé rồi.
Kết hợp các loại thực phẩm dễ ăn. Trước hết hãy sử dụngbột ăn dặm cho bé 5 tháng, bạn có thể dễ dàng cho bé ăn bột ăn dặm với hoa quả, hay bột ăn dặm với thịt xay, bột ăn dặm với các loại thủy hải sản.
Một số thực phẩm kết hợp hoàn hảo cho thực đơn ăn dặm của bé đó là: Cua có thể nấu với khoai mỡ, bí xanh, phô mai, rau đay, rau dền, mướp, đậu hà lan, rau muống, … Thịt gà với bí, rau mùng tơi, đậu…
- Bột đậu nành: là sự kết hợp hoàn hảo của rau xanh, đường, bột gạo và sữa đậu nành theo tỉ lệ lần lượt là 1 thìa cà phê, 1 thìa cà phê, 2 thìa cà phê, 200 ml
- Bột đậu xanh bí đỏ: với sự kết hợp của mỡ ăn (dầu ăn) 1 thìa, bí đỏ 2 miếng nhỏ, nghiền nát, bột gạo pha lẫn đậu xanh (1kg gạo + 2lạng đậu xanh), nước: 1 bát con
- Bột tôm: gồm 2 thìa cà phê bột gạo, 2 thìa tôm tươi (bỏ vỏ,giã nhỏ), 1 thìa mỡ hoặc dầu ăn, 1 thìa rau xanh giã nhỏ, 1 bát con nước.
- Bột cua: gồm 1 thìa cà phê dầu ăn, 1 thìa cà phê rau xanh giã nhỏ, 2 thìa cà phê bột gạo tẻ, 1 bát nước lọc cua
- Bột thịt: gồm 2 thìa cà phê bột gạo, 2 thìa cà phê thịt nạc, 1 thìa mỡ hoặc dầu ăn, 1 bát con nước, 1 thìa rau xanh giã nhỏ
- Bột trứng gồm: 2 thìa cà phê bột gạo, ½ cái lòng đỏ trứng gà hoặc 2 quả trứng chim cút, 1 thìa mỡ hoặc dầu ăn, 1 thìa rau xanh giã nhỏ, 1 bát con nước.
Những thực phẩm vàng giúp bé phát triển tốt hơn:
- Trứng và phô mai: 2 thực phẩm này khi kết hợp với nhau được xem như là thực phẩm vàng cho bữa ăn của trẻ. Bạn có thể chế biến thành món trứng cuộn phô mai vô cùng đơn giản.
- Thịt gà và cà rốt: Lượng vitamin A trong cà rốt sẽ được phát huy đến mức tối đa nếu như nó được nấu với thịt gà. Bạn có thể hầm 2 loại này với nhau và cho bé ăn cùng với bột ăn dặm.
Bạn có thể kết hợp các chất dinh dưỡng trên với hoa quả. Đừng quên thường xuyên thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi để đảm bảo dinh dưỡng cũng như giúp trẻ không bị biếng ăn.
>> THAM KHẢO: Mách mẹ cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cho bé cực đơn giản theo từng giai đoạn
Từ khóa » Các Loại Rau Củ Bé 5 Tháng ăn được
-
Bé 5 Tháng Tuổi ăn được Những Gì? Mách Mẹ Cẩm Nang ăn Dặm Cho ...
-
Các Loại Rau Tốt Cho Bé 5-6 Tháng Tuổi Tập ăn Dặm - Mira Chan's Kitchen
-
Rau Quả Lý Tưởng Cho Bé Tập ăn Dặm - VietNamNet
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng Tuổi Và Những điều Mẹ Cần Biết
-
29 Loại Rau Củ Quả Cho Bé ăn Dặm Từ 6 Tháng Ngon Bổ Giàu Dinh Dưỡng
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng Tuổi - Huggies
-
5 Loại Rau Củ Nên Có Trong Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng
-
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng An Toàn Tiện Lợi - PinkSpoon %
-
Trẻ ăn Dặm Nên ăn Rau Gì Tốt Cho Sức Khỏe? | Vinmec
-
Hướng Dẫn Mẹ Cách Chế Biến Rau Củ Cho Bé 5 - 6 Tháng Tuổi ăn Dặm
-
16+ Loại Rau Củ Tốt Nhất Cho Bé Bắt đầu ăn Dặm - Blogmeyeucon
-
Rau Củ Nên Có Trong Chế độ ăn Dặm Của Trẻ | Vinmec
-
Các Loại Rau Củ Tốt Cho Bé ăn Dặm Và Cực Kỳ Bổ Não - MarryBaby
-
28 Loại Rau Củ Quả Cho Bé Ăn Dặm Tốt Nhất - Thuốc Thang