Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Hay ăn, Chóng Lớn

Nội dung bài viết

  • Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi hay ăn, chóng lớn
  • Các món cháo ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi
      • 1. Món cháo gan gà khoai lang cho bé 9 tháng ăn dặm
      • 2. Món cháo cá hồi bí đỏ
      • 3. Món súp thịt bò khoai lang
      • 4. Món cháo tim hầm với khoai tây, rau cải ngọt, khoai tây, cà rốt
      • 5. Món cháo trứng khoai lang
      • 6. Món cháo thịt bò với cải thảo
      • 7. Món cháo đậu xanh, gạo và thịt heo
      • 8. Món cháo thịt gà với bí đỏ, đậu Hà Lan

Bé 9 tháng tuổi ăn dặm, đây không đơn thuần còn là giai đoạn bước đầu tập ăn nữa, mà đây còn là giai đoạn giúp bé phát triển khả năng nhai. Giai đoạn này, bé vẫn được mẹ cho ăn những món mềm như cháo hay súp, tuy nhiên độ đặc, độ lợn cợn của các món ăn đã được tăng lên để bé tập nhai tốt hơn.

Thêm vào đó, thực đơn ăn dặm của bé 9 tháng tuổi sẽ được đa dạng và phong phú nguồn thực phẩm hơn. Bé sẽ cần có những thực đơn ăn dặm khác nhau phù hợp với từng giai đoạn ăn dặm như 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng…

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi hay ăn, chóng lớn

Khi cho bé 9 tháng ăn dặm, mẹ cần chú ý tới những điểm dưới đây. Điều này sẽ giúp mẹ cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm đúng cách, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sự phát triển của bé.

thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi

– Đa phần các bé ở giai đoạn này đều đã có khả năng ngồi vững. Do đó, trong giai đoạn này thì việc ăn dặm của bé không còn khó khăn. Giai đoạn này, mẹ nên mua cho bé một chiếc ghế ăn dặm để bé tập trung hơn vào việc ăn uống thay vì việc suốt ngày phải cho bé đi ăn rong.

– Giai đoạn này, ngoài việc cho bé ăn dặm, mẹ vẫn phải đảm bảo bé được bú mẹ đầy đủ. Ngoài 3 bữa ăn dặm mỗi ngày, bé cần được bổ sung 500 – 700 ml sữa. Đối với các bữa phụ, những loại thực phẩm mẹ có thể lựa chọn cho bé là những chế phẩm từ sữa chẳng hạn như bánh quy, phô mai…

– Mẹ cần đa dạng thực đơn ăn dặm của trẻ 9 tháng trong giai đoạn này để đảm bảo cung cấp đủ chất cho bé, đồng thời giúp vị giác của bé phát triển tốt hơn, bé nhận biết được nhiều món ăn hơn, đa dạng khẩu vị. Mặc dù vậy, mẹ vẫn lên tránh những loại thực phẩm có khả năng khiến bé bị dị ứng như sò, trai, bạch tuộc hay mật ong…

– Ở dai đoạn này, đa số các loại rau xanh hay các loại cá bé đều đã có thể ăn được rồi. Một số loại thực phẩm mẹ nên bổ sung cho bé trong giai đoạn này đó là các loại thịt đỏ, các loại gan heo, gan gà để đảm bảo cung cấp đủ chất sắt cho bé, bé sẽ không bị thiếu máu.

– Giai đoạn này, bé cũng đã mọc răng với số lượng từ 2-4 răng sữa. Do đó, mẹ nên xây dựng cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm một thực đơn phù hợp để phát triển khả năng nhai của bé. Việc nhai sẽ giúp tiết ra các mem tiêu hóa, bé sẽ ăn ngon miệng hơn.

Đó là những lưu ý cho mẹ khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi. Mẹ có thể tham khảo một số gợi ý về các món ăn dặm tốt, phổ biến dưới đây.

Các món cháo ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi

1. Món cháo gan gà khoai lang cho bé 9 tháng ăn dặm

Gan gà giàu chất sắt, khoai lang giàu vitamin và chất xơ giúp tối ưu hệ tiêu hóa của bé.

Nguyên liệu: 20 gr gạo tẻ, 30 gr gan gà, 20 gr khoai lang, 5 gr dầu ăn.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Ngâm trước gạo tẻ trong vòng 30 phút trước khi cho vào nồi cơm điện để nấu nhừ. Gan gà cần được làm sạch và loại bỏ hết phần màng trước khi băm nhuyễn. Khoai lang đem hấp chín rồi nghiền nhỏ
  • Bước 2: Phi gan gà cùng một chút dầu ăn rồi đổ gan gà và khoai lang vào nồi cháo. Nấu tới chín là xong.

các món cháo ăn dặm cho bé 9 tháng

2. Món cháo cá hồi bí đỏ

Là một loại thực phẩm rất giàu protein, cung cấp cho bé một lượng Omega-3 rồi dào rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Món cháo cá hồi bí đỏ cũng rất đơn giản trong việc chuẩn bị và chế biến.

Nguyên liệu:

  • 30 gr cá hồi đã được rửa sạch với muối
  • 30 gr bí đỏ đã được làm sạch
  • 40 gr gạo tẻ
  • Hành khô
  • Hành lá

Cách nấu:

  • Đem luộc chín cá hồi. Trong quá trình luộc, mẹ có thể cho thêm một chút gừng để có thể khử được mùi tanh của cá
  • Gỡ xương cá hồi sạch sẽ, cẩn thận. Cho phần thịt đã được lọc sạch vào cối và giã nát. Phi thịt cá cùng hành khô rồi đem đổ vào bát.
  • Bí đỏ mẹ thái nhỏ trước khi hấp chín hoặc có thể luộc chín rồi cho vào máy xay nhuyễn.
  • Gạo tẻ cho vào nồi, nấu thành cháo, ninh nhừ rồi đổ bí đỏ, cá hồi vào nồi. Nấu tới sôi rồi tắt bếp. Cho cháo ra bát, để nguội tới nhiệt độ thích hợp rồi cho bé ăn.

cháo cá hồi bí đỏ ăn dặm

3. Món súp thịt bò khoai lang

Là một loại thịt đỏ giàu chất đạm. Món súp thịt bò khoai lang còn bổ sung thêm cho bé các loại vitamin A, C và lượng caroten có trong thành phần của rau củ.

Nguyên liệu:

  • Thịt bò (30gr) đã được lọc bỏ gân, mỡ và xay nhuyễn hay cũng có thể băm nhỏ.
  • Cà rốt 30 gr, khoai tây 30 gr đã được gọt vỏ, rửa sạch.
  • Hành, dầu ăn

Cách nấu:

  • Đem cắt miếng cà rốt, khoai tây nấu chín mềm và nghiền nhuyễn. Nếu như bé đã có khả năng nhai tốt thì mẹ nên xắt nhỏ cà rốt thay vì nghiền nhuyễn để giúp bé tập nhai tốt hơn.
  • Cho thịt bò vào nồi và nấu chín, tiếp cho cho khoai tây đã được xay mịn vào nấu cùng, khuấy đều. Đổ món súp ra đĩa và cho thêm một chút dầu ăn trước khi cho bé ăn. Đợi cháo nguội chút là có thể cho bé ăn luôn.

món cháo thịt bò khoai lang

4. Món cháo tim hầm với khoai tây, rau cải ngọt, khoai tây, cà rốt

Tim chứa nhiều Sắt rốt tốt cho máu, các loại rau chủ chứa nhiều vitamin đảm bảo dinh dưỡng cho quá trình phát triển của trẻ.

Nguyên liệu: Tim gà, tim lợn, tim bò (30 gr), Cà rốt, Khoai tây, Rau cải ngọt, Hành khô

Cách nấu:

  • Đem tim đi băm nhỏ rồi xào chín cùng hành khô.
  • Cà rốt, khoai tây sau khi đã được hấp chín đem nghiền nhuyễn.
  • Băm nhỏ cải xanh. Đợi tới khi cháo nhừ thì cho khoai tây và cà rốt vào nấu cùng. Sau đó cho cải xanh vào và khuấy đều. Nấu tiếp cháo ở ngọn lửa trong khoảng thời gian 2 phút trước khi tắt bếp.

món cháo tim ăn dặm

5. Món cháo trứng khoai lang

Nguyên liệu: Khoai lang, gạo tẻ, lòng đỏ trứng, một chút dầu ô liu.

Cách nấu: Mẹ đem khoai lang băm nhỏ rồi hấp chín hoặc cho vào nồi nấu chung với cháo. Đợi tới khi cháo và khoai chín thì mẹ cho lòng đỏ trứng gà vào. Đun sôi thêm 4-5 phút rồi mẹ tắt bếp. Đổ cháo ra bát rồi cho thêm một chút dầu ô liu vào (có thể cho 1 thìa cà phê dầu ô liu). Với các bé trên 1 tuổi mới có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng gà để tránh bé bị dị ứng.

6. Món cháo thịt bò với cải thảo

– Nguyên liệu: Thịt bò, cải thảo, tỏi

Cách nấu: Món cháo thịt bò với cải thảo đơn giản từ nguyên liệu tới cách nấu. Mẹ đem thịt bò băm nhỏ rồi xào với một chút tỏi. Khi thịt chín thì mẹ cho thêm cải thải đã được băm nhỏ vào. Cuối cùng là cho vào cháo trắng và nấu sôi trong khoảng 5 phút là được.

7. Món cháo đậu xanh, gạo và thịt heo

Nguyên liệu: Đậu xanh đã được rửa sạch, để nguyên vỏ, gạo tẻ, thịt heo, cài thìa.

Cách nấu: Mẹ đem đậu xanh nguyên vỏ ngâm trong nước nóng khoảng 30 phút rồi đem nấu cùng với gạo. Tới khi đậu xanh và cháo chín nhừ thì mẹ cho thịt heo đã được băm nhỏ, đã trần qua nước sôi vào. Cuối cùng là cho cải thìa đã được băm nhỏ vào và nấu trong khoảng 5 phút tới sôi.

món cháo đậu xanh, thịt heo ăn dặm

8. Món cháo thịt gà với bí đỏ, đậu Hà Lan

Với món cháo này. Mẹ sẽ cần chuẩn bị thịt gà, bí đỏ, đậu Hà Lan, gạo tẻ. Đậu Hà Lan đem rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài ra. Cho thịt gà, bí đỏ, đậu Hà Lan vào nấu chung với cháo tới khi chín nhừ. Khi nào thịt gà chín thì lấy ra, thái nhỏ rồi cho vào cháo và tiếp túc nấu sôi trong 3 phút.

Món cháo thịt bò, bí đỏ, đậu Hà Lan

Đó là một số những món ăn dặm giàu dinh dưỡng và được nhiều mẹ áp dụng cho bé 9 tháng ăn dặm. Ngoài ra, trong thực đơn ăn dặm của bé 9 tháng mẹ cũng có thể bổ sung thêm các món ăn dặm khác như bánh quy, khoai lang nướng, bánh mì, các loại trái cây, rau củ luộc chín và cắt nhỏ…

Với các bé trong giai đoạn ăn dặm. Ngoài việc giúp bé làm quen với các loại thức ăn thì việc xây dựng thực đơn ăn dặm còn giúp bổ sung một lượng chất dinh dưỡng mà bé bị thiếu hụt từ sữa mẹ. Đảm bảo bé được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện nhất.

Từ khóa » Các Món Bánh ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng