Thực đơn ăn Uống Trong 9 Tháng Thai Kỳ - VnExpress Sức Khỏe

Để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện cả thể chất và trí não, thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng trong suốt thai kỳ rất quan trọng.

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa miền Bắc Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome, trong thai kỳ, nếu mẹ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng sẽ giúp mẹ tăng sức đề kháng, "vượt cạn" thành công, giảm nguy cơ mắc một số tai biến sản khoa hoặc các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, sớm phục hồi sức khỏe sau sinh, đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho con bú. Con phát triển thể chất và trí não tối ưu, giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh (tim bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch, dị tật ống thần kinh...).

Thói quen ăn uống của mẹ trong thai kỳ cũng ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của con sau khi chào đời. Nếu thực đơn ăn uống của mẹ đa dạng, phong phú em bé sinh ra cũng sẽ "dễ tính" hơn khi ăn dặm.

Chế độ dinh dưỡng trong tam cá nguyệt thứ nhất

Ba tháng đầu thai kỳ rất quan trọng vì đây là giai đoạn hình thành các cơ quan, mô, tổ chức như tim, gan, phổi, tế bào thần kinh... của thai nhi. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày, tăng cường các thực phẩm giàu đạm (thịt, trứng, sữa, đậu đỗ...).

Mẹ cần uống bổ sung sắt, axit folic hoặc viên đa vi chất (có chứa sắt và axit folic) theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Cụ thể, bổ sung mỗi ngày 60 mg sắt và 400 mcg axit folic trong suốt thời gian mang thai đến sau sinh một tháng. Lưu ý không nên uống bổ sung sắt cùng thời điểm uống sữa, canxi bổ sung hay thực phẩm giàu canxi vì canxi sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Nếu thai phụ bị thiếu máu do thiếu sắt, cần được điều trị theo phác đồ riêng theo chỉ định của bác sĩ.

Trong 3 tháng đầu, phần lớn phụ nữ mang thai thường có cảm giác mệt mỏi do nghén gây ra. Để khắc phục tình trạng này và đạt được mức cân nặng phù hợp, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn của mình bằng cách chia nhỏ bữa ăn, thay vì ăn 3 bữa chính nên chia thành 5 - 6 bữa nhỏ. Mẹ bầu ăn bổ sung trái cây, sữa, các loại hạt... để có thể dễ dàng "nạp năng lượng" vào những thời điểm phù hợp.

Ba tháng đầu là giai đoạn hình thành các cơ quan, mô, tổ chức như tim, gan, phổi, tế bào thần kinh của thai nhi do đó mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng, sữa... Ảnh: Shutterstock.

Ba tháng đầu là giai đoạn hình thành các cơ quan, mô, tổ chức như tim, gan, phổi, tế bào thần kinh của thai nhi do đó mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng, sữa... Ảnh: Shutterstock.

Dưới đây là mẫu thực đơn tham khảo cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Năng lượng thiết yếu: 1.800 kcal một ngày
Bữa sáng
- Phở gà - Một tô vừa
Bữa trưa

- Cơm - Sườn heo rim - Canh cải xanh nấu thịt heo (thịt nạc) - Rau củ luộc - Tráng miệng: nho

- 230 gram (tương đương một chén rưỡi cơm) - 50 gram - 70 gram - 80 gram - 30 gram (tương đương 6 trái)

Bữa bổ sung
- Sữa - 200 ml
Bữa tối

- Cơm - Cá basa sốt cà chua - Canh đậu trắng nấu cà rốt, bông cải - Bông cải xào - Tráng miệng: thanh long

- 230 gram (tương đương một chén rưỡi cơm) - 75 gram - 60 gram - 60 gram - 100 gram (tương đương 1/4 trái)

Bữa bổ sung
- Sữa tươi - 180 ml

Chế độ dinh dưỡng trong tam cá nguyệt thứ 2

3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển về khung xương và chiều cao, do đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi, kẽm như cua, tôm, trứng, sữa, các loại thủy hải sản... Chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đủ 1.200 mg nhu cầu canxi theo khuyến nghị qua thực phẩm. Mẹ bầu cũng cần tiếp tục uống viên sắt, axit folic hoặc viên đa vi chất theo khuyến cáo.

Ở giai đoạn này, mức năng lượng khuyến nghị tăng thêm cho mẹ bầu khoảng 250 kcal một ngày (trong đó lượng đạm tăng 10 gram).

Dưới đây là mẫu thực đơn tham khảo cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 2.

Năng lượng thiết yếu: 2.200kcal một ngày
Bữa sáng

- Khoai lang - Nui tôm thịt heo - Sữa

- 80 gram (tương đương một củ nhỏ) - 1 tô vừa - 200 ml

Bữa trưa

- Cơm - Cá lóc chiên sả - Canh bầu nấu tôm khô - Bắp cải xào - Tráng miệng: quýt

- 230 gram (tương đương một chén rưỡi cơm) - 50 gram - 72 gram - 60 gram - 80 gram (tương đương một trái)

Bữa bổ sung
- Sữa - 200 ml
Bữa tối

- Cơm - Gà rôti - Canh khoai mỡ nấu thịt heo - Cải ngọt xào - Tráng miệng: mận

- 230 gram (tương đương một chén rưỡi cơm) - 100 gram - 40 gram - 60 gram - 70 gram (tương đương một trái)

Bữa bổ sung
- Sữa - 180 ml

Chế độ dinh dưỡng trong tam cá nguyệt thứ 3

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là lúc thai nhi phát triển cân nặng nhanh nhất. Mức năng lượng mẹ bầu cần nạp vào tăng thêm 450 kcal một ngày (trong đó đạm tăng 31 gram) so với bình thường.

Mẹ bầu cần bổ sung dưỡng chất với đa dạng các loại thực phẩm, ưu tiên nguồn thức ăn có hàm lượng đạm cao và có thêm chất béo như thịt, cá, trứng, sữa... để giúp trẻ phát triển thể chất toàn diện.

Khẩu phần cũng cần cân đối giữa chất béo động vật và thực vật, chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ, sữa...) và không bão hòa (dầu thực vật, các loại cá béo, các loại hạt...). Với các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất, mẹ bầu cũng cần đảm bảo bổ sung đầy đủ như những tháng trước đó.

Dưới đây là mẫu thực đơn tham khảo cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 3.

Năng lượng thiết yếu: 2400 kcal một ngày
Bữa sáng

- Bánh canh thịt heo - Sữa chua

- Một tô - Một hủ

Bữa trưa

- Cơm - Thịt heo kho củ cải - Canh mướp mồng tơi - Rau củ xào bắp non - Tráng miệng: bưởi

- 250 gram cơm (gần 2 chén cơm) - 100 gram - 72 gram - 60 gram - 60 gram (tương đương 2 múi)

Bữa bổ sung
- Sữa - 200 ml
Bữa chiều

- Cơm - Đậu hũ non sốt thịt - Canh bí xanh - Cải thảo xào - Tráng miệng: táo tây

- 230 gram (tương đương một chén rưỡi cơm) - 100 gram - 80 gram - 60 gram - 40 gram (tương đương 1/6 trái)

Bữa bổ sung
- Sữa - 180 ml

Trong 3 tam cá nguyệt, bên cạnh các thực phẩm tốt cho sức khỏe nên ăn, có một số thực phẩm mẹ bầu nên kiêng để tránh tác động xấu đến sức khỏe mẹ và cả thai nhi là thực phẩm tái, sống (sushi, gỏi, thịt bò tái...), thức ăn nhanh hoặc chế biến sẵn (thịt xông khói, đồ hộp...), thức ăn để qua đêm hoặc không được bảo quản kỹ, các chất kích thích (rượu, bia, cà phê...)...

Riêng với những thai phụ có tình trạng dinh dưỡng chưa hợp lý trước khi mang thai (thừa cân, thiếu cân, ăn uống kém...), có nguy cơ bị tiền sản giật, hoặc đang mắc một số bệnh lý như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, gan, thiếu máu... cần được bác sĩ kiểm tra và tư vấn rõ hơn về chế độ ăn, mức năng lượng cần cung cấp cho từng bệnh lý cụ thể.

Bên cạnh việc đi khám thai định kỳ, mẹ bầu nên đi khám dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn khoa học, hợp lý để đảm bảo con yêu sinh ra được khỏe mạnh, phát triển tốt về cả thể chất lẫn trí tuệ. Để được thăm khám - tư vấn - chăm sóc sức khỏe thai kỳ tốt nhất, mẹ bầu nên lựa chọn các trung tâm dinh dưỡng uy tín, có các chuyên gia đầu ngành, đầy đủ trang thiết bị hiện đại.

Chuyên gia dinh dưỡng của Nutrihome đang tư vấn cho mẹ bầu chế độ ăn uống khoa học giúp mẹ khỏe, con phát triển tối ưu. Ảnh: Nutrihome.

Chuyên gia dinh dưỡng của Nutrihome đang tư vấn cho mẹ bầu chế độ ăn uống khoa học giúp mẹ khỏe, con phát triển tối ưu. Ảnh: Nutrihome.

Tại Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome, quy trình khám và tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa và hướng dẫn chế biến món ăn đúng cách, hướng dẫn vận động hợp lý mang đến thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, tạo nền tảng cho, con yêu phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.

Khiết Bông

Từ khóa » Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tam Cá Nguyệt Thứ 2