Thực đơn đãi Tiệc - 30+ Món Ngon đãi Tiệc đơn Giản Dễ Làm
Có thể bạn quan tâm
Đây là danh sách những thực đơn đãi tiệc với những món ăn vừa ngon, vừa hấp dẫn mà lại tiết kiệm chi phí chắc chắn sẽ giúp bạn có một buổi tiệc hạnh phúc bên gia đình, người thân và bạn bè thân thiết.
Tùy vào khẩu vị, loại tiệc mà bạn có thể chọn cho mình những món ăn phù hợp chi thực đơn buổi tiệc, sau đây là các loại tiệc thường thấy trong các gia đình Việt Nam.
Table of Contents
- Các loại tiệc thường thấy hiện nay
- Thực đơn đãi tiệc – món khai vị
- Món chính đãi tiệc gồm những món ngon nào? – món ngon đãi tiệc
- Món ngon tráng miệng đãi tiệc
- 10 gợi ý thực đơn bữa tiệc tiếp khách tại nhà dễ làm
- Tải Sách hướng dẫn nấu ăn: 30 món ăn đãi tiệc
Các loại tiệc thường thấy hiện nay
Đất nước Việt Nam ta với nhiều truyền thống phong tục lễ nghi đã trãi qua ngàn năm vẫn được lưu truyền đến nay. Chính vì thế có rất nhiều loại tiệc ở nước ta và sau đây là một số loại tiệc mà bạn thường bắt gặp tại các gia đình Việt Nam.
Tiệc tân gia:
Tiệc tân gia là bữa tiệc mà gia chủ sẽ thông báo cho người thân, bạn bè thân thiết cùng đến chung vui; khi vừa hoàn thành một ngôi nhà mới. Một buổi tiệc tân gia sẽ gồm 2 giai đoạn: cúng tổ tiên và bữa tiệc nhỏ mời mọi người đến chung vui.
Tiệc sinh nhật
Sinh nhật là tiệc được diễn ra hàng năm đánh dấu ngày chào đời của mỗi chúng ta. Trong buổi tiệc sinh nhật mọi người sẽ gửi những món quà và lời chúc tốt đẹp đến người chủ buổi tiệc. Cũng như cùng nhau ăn uống ca hát và nhày múa.
Tiệc thôi nôi
Tiệc thôi nôi là phong tục của người Việt Nam tổ chức khi em bé đủ 12 tháng, đây có thể nói là một bữa tiệc sinh nhật đặc biệt nhất trong cuộc đời mỗi người. Khác với tiệc sinh nhật thông thường, tiệc thôi nôi có nhiều phần và lễ nghi quan trọng. Bố mẹ của em bé sẽ chuẩn bị mâm cúng hay làm lễ, tùy theo tập quán của mỗi vùng.
Trong tiệc thôi nôi, bé sẽ được ngồi trước một chiếc mâm với nhiều vật dụng tương ứng với một ngành nghề nào đấy trong tương lai. Mọi người đến tham gia tiệc thôi nôi sẽ tặng quà và chúc phúc với mong muốn đưa đến những điều tốt đẹp nhất cho bé.
Tiệc cưới
Thời điểm diễn ra tiệc cưới là sau khi hoàn thành lễ cưới, hay cũng có thể diễn liên tục với lễ kết hôn. Tiệc cưới là buổi tiệc dùng để chiêu đãi quan khách, họ hàng gần xa, bạn bè của 2 bên gia đình cô dâu và chú rể. Tùy vào mỗi vùng miền sẽ có phong tục tổ chức tiệc cưới khác nhau.
Thực đơn đãi tiệc – món khai vị
Chắc hẳn bạn đã biệt một buổi tiệc ở nước ta hiện nay dù ở đâu thực đơn cũng sẽ có 3 phần: món khai vị, món chính và món tráng miệng. Sau đây hãy cùng Hoàng Hải Group tìm hiểu xem những món ngon trong món khai vị.
1. Món soup cua
Món soup cua là món ăn thông dụng thường thấy khi khai vị một bữa tiệc. Việc chế biến món ăn này cũng khá là đơn giản.
Cách thức nấu món suop cua:
- Trước tiên ra nấu nước dùng bằng xương heo trong khoảng 45 phút. Sau đó bạn xương ống heo ra, là bạn đã có nước dùng súp có vị ngọt thanh.
- Đun sôi lại phẩn nước đó và bỏ ngô cùng đậu hà lan vào nấu đến khi mềm.
- Cuối cùng bạn cho thịt cua xé, nấm đông cô cùng trứng cút vào nồi rồi nêm nếm sao cho vừa ăn. Đảo đều, đậy nắp, đợi nồi súp sôi lần nữa thì bạn vặn nhỏ lửa. Khi dùng bạn có thể thêm vào một ít ngò trên chén soup cua và một ít tiêu nếu muốn.
2. Súp ghẹ và nấm đông cô
Nếu bạn không có đủ điều kiện để nấu món ngon đãi khách bằng món soup cua bạn có thể thay thế bằng món soup ghẹ này, chắc chắn cũng ngon không kém.
Cách chế biến Súp ghẹ cực kỳ đơn giản:
- Ghe đem về rửa sạch, bắt nước lên luộc chín cho thêm ít muối vào trong khi luộc để thịt ghẹ ngon hơn. Khi ghẹ chín bạn tách lấy thịt ướp với tý muối, hạt nêm, bột ngọt và tiêu xay.
- Nước soup bạn chế biến như sau: nước dùng bạn có thể ninh bằng xương heo hoặc xương bò. Đặt nồi lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho hành khô băm nhỏ vào phi thơm. Sau đó bạn cho thịt ghẹ, nấm đông cô vào xào. Xào được khoảng 5 phút, khi các nguyên liệu đã thấm dầu thì bạn cho nước luộc ghẹ vào đun sôi với lửa nhỏ.
- Để món soup có độ sệt bạn có thể dùng bột năng với cách pha chế như sau: Sau đó cho 2 thìa bột năng vào 1/2 chén nước. Cho bột vào từ từ rồi dùng đũa đánh tan đều bột, tránh bị vón cục. Đổ nước bột năng vào nồi soup và khuấy đều.
- Sau đó, bạn nhanh tay cho lòng trắng trứng gà vào rồi khuấy đều cho tất cả các nguyên liệu hòa quyện lại với nhau.
3. Súp gà và nấm hương
Nếu như hai món soup cua, ghẹ đã quá quen thuộc với món soup gà nấm hương này chắc chắn sẽ cho những vị khách của bạn một trãi nghiệm hương vị mới lạ.
Cách chế biên món soup gà:
- Vớt thịt gà để ráo nước, đợi gà nguội bớt rồi xé thịt gà thành sớ nhỏ vừa ăn. Nên dùng bao tay hợp vệ sinh.
- Cho 2 muỗng canh dầu ăn và hành khô vào nồi để phi thơm, sau đó cho thịt gà đã xé nhỏ và nấm hương vào xào đều từ 5-7 phút.
- Cho nước dùng vào nồi nêm nếm với một muỗng cà phê muối, nữa muỗng cà phê hạt nêm. Khi nước dùng sôi, nêm nếm lại lần nữa, rồi để lửa vừa, đun thêm 15 phút nữa cho hạt bắp chín dẻo.
- Hoà tan bột năng vào chén nước, đổ từ từ chén bột để điều chỉnh độ sánh đặc của nước súp; bột năng càng nhiều thì súp càng đặc.
- Cuối cùng, bạn thêm 2 -3 quả trứng vào nồi soup và khuấy đều theo một chiều để tạo những đường vân trắng đẹp mắt. Để lửa nhỏ và đun thêm khoảng vài phút cho trứng chín hẳn rồi tắt bếp.
4. Gỏi ngó sen tôm thịt
Sẽ rất là thiếu khi trong một bàn tiệc mà không có các món gỏi, nộm. Đặc biệt hơn là món ăn gỏi ngó sen tôm thịt chính là món gỏi được khá nhiều gia chủ ưa thích và lựa chọn.
Cách Làm món gỏi ngó sen
- Đặt một nồi nước đun sôi, luộc chín thịt đùi, để nguội rồi thái mỏng.
- Luộc chín tôm, bóc vỏ. Khi bóc vỏ, bạn nhớ là rút hết chỉ đen ở lưng, chẻ đôi con tôm giữ lại phần đuôi.
- Làm nước trộn gỏi theo tỷ lệ: 6 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê ớt băm. Dùng muỗng khuấy đều cho tan hết gia vị.
- Cho ngó sen, tôm và thịt lên trộn đều. Trộn chén gia vị đã pha ở trên đảo đều lần nữa. Rắc rau răm thái nhỏ, lạc rang lên trên và trang trí thêm vài quả ớt và vài bánh phồng tôm.
5. Gỏi củ hũ dừa tôm thịt
Gỏi củ hũ dừa tôm thịt món ăn đặc sắc mang đậm hương vị miền tây. Một sự kết hợp độc đáo của vị ngọt từ củ hũ dừa kết hợp vị chua nhẹ của chanh giúp vị giác của thực khách được kích thích tốt hơn.
Cách chế biến
- Củ hũ dừa chọn phần non, thái lát mỏng ngâm trong nước muối loãng. Sau đó rửa sạch và để ráo.Thịt heo rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín cùng 1 thìa café muối gia vị. Sau khi chín thì vớt ra và thái lát mỏng. Tôm rửa sạch luộc chín, bóc vỏ và bỏ phần chỉ đen ở lưng.
- Nguyên liệu là nước trộn gỏi bao gồm: 1,5 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường, nước cốt chanh, tỏi băm, ớt. Sau khi các đã chuẩn bị hết các nguyên liệu thì cho toàn bộ vào một bát tô lớn.
- Cho 2/3 tô nước trộn gỏi vào cùng với củ hũ dừa và các loại rau đi kèm trộn đều; để khoảng 5 phút cho ngấm. Sau đó cho tôm, thịt và chỗ nước trộn gỏi còn lại vào trộn cùng, nêm nếm lại cho vừa miệng
- Cho gỏi ra đĩa, rắc chút rau thơm xắt nhỏ, lạc rang, hành phi lên trên là hoàn thành.
6. Gỏi xoài tôm khô chua ngọt
Nếu bạn đã quá quen thuộc với hai món gỏi trên và muốn có gì đó đổi mới trong bạn tiệc của mình thì món gỏi xoài tôm khô sẽ là một lựa chọn thích hợp. Đây là món được nhiều dân nhậu ưa thích cũng như cách chế biến đơn giản và dễ làm.
Cách chế biến:
- để tôm khô có hương vị ta rim tôm với một ít nước mắm, rim tôm cho săn lại, ngấm gia vị là được.
- Nước trộn gõi ta sẽ pha với công thức sau: 1,5 thìa nước mắm, 3 thìa đường và 1/2 thìa nước cốt chanh vào bát, khuấy đều.
- Cho xoài vào tô, dưới nước mắm đã pha ở trên vào, đảo đều để khoảng 2-3 phút cho xoài ngấm gia vị, nêm nếm vừa ăn.
- Sau khi xoài ngấm đều gia vị, cho tôm đã rim ở trên, thêm đậu phộng, rau răm xắt nhỏ trộn đều, cho ra đĩa là được.
7. Chả giò thịt
Món khai vị tại miền Nam thường sẽ có từ 2 -3 món. Vì thế để thêm phần đa dạng cho bàn tiệc của chúng ta bạn có thể thêm các món chiên như chả gòi hay các món chiên xù.
Với hương thơm bóc ra cũng với chiếc chả giò nóng hỏi giòn tan kèm theo là một ít nước sốt xí muội chua ngọt chắc chắn không một thực khách nào có thể bỏ qua.
Cách làm chả giò thịt heo ngon
- Chuẩn bị 1 tô nhỏ, trộn cho thật đều những nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn. Bao gồm: thịt heo bằm, miến, nấm mèo, khoai môn, trứng gà, hành tím, nước mắm, tiêu.
- Lấy một miếng bánh bía, trải ra. Cho hỗn hợp đã được trộn đều vào miếng bánh bía với một lượng vừa phải. Cách làm chả giò thịt heo yêu cầu cuộn chả giò thật chặt tay, đẹp mắt.
- Bắt chảo lên bếp rồi đổ dầu vào sao cho lượng dầu ngập miếng chả. Đợi cho dầu nóng, thả chả giò khi thấy chả vàng đều là bạn có thể vớt ra.
- Gắp chả giò ra, bỏ vào một chiếc dĩa có lót sẵn giấy thấm dầu. Bạn nên ăn kèm chấm với nước sốt xí muội, bạn cũng có thể ăn kèm với rau sống.
8. Chả giò hải sản
Nếu bạn hơi ngán với chả giò thịt ở trên thì bạn có thể thay đổi với một chút hương vị miền biền cùng với món chả giò hải sản thơm ngon này. Cách làm cũng không khác với những món chả giò thông thường các làm như sau.
Cách làm món chả giò hải sản:
- Ướp nguyên liệu nhân chả gồm: mực, tôm, cà rốt, hành tây đã sơ chế với bột nêm, muối, tiêu trong khoảng 30p. Sau đó cho vào chảo cùng với ít dầu đảo sơ qua để phần nhân thâm vị rồi vớt ra để ráo.
- Lấy một miếng bánh bía, trải ra. Cho hỗn hợp đã được trộn đều vào miếng bánh bía với một lượng vừa phải. Cách làm chả giò thịt heo yêu cầu cuộn chả giò thật chặt tay, đẹp mắt.
- khi chiên ta cho chả giò lần lượt phủ qua bột mì, trứng, bột chiên xù và cho vào chảo đầy dầu.
- Chiên vàng đều hai mặt để ráo mỡ, dùng kèm chấm với Mayonnaise và tương ớt.
9. Tôm chiên xù
Tôm chiên xu hay còn gọi là tôm chiên bột. Một món ăn thơm ngon hấp dẫn đặc biệt là đối với các bé nhỏ. Món ăn với lớp vỏ bên ngoài giòn tan, bên trong là vị thịt tôm ngọn ngọt tự nhiên. Bạn có thể dễ dàng làm món ăn này tại nhà cũng với một số bước đơn giản sau.
Cách làm món tôm chiên xù:
- Trước tiên là phần bột, đập 2 quả trứng ra tô rồi đánh cho tan. Đổ bột chiên xù ra đĩa lớn hoặc tô lớn rồi đặt cạnh tô trứng.
- Chuẩn bị sẵn một cái đĩa lớn. Đầu tiên, bạn cầm đuôi từng con tôm nhúng ngập vào tô trứng, sau đó lăn qua đĩa bột chiên xù sao cho bột bám đều khắp thân tôm.
- Bắt chảo lên bếp với lượng dầu sao cho vừa ngập qua con tôm. Khi chiên, bạn để mức lửa nhỏ để tôm không bị cháy, khi lớp bột bên ngoài vàng đều và phần đuôi tôm đỏ ửng lên thì vớt ra để ráo dầu.
10. Nem nướng – bánh hỏi
Mỗi vùng miền sẽ có cách làm món nem nướng khác nhau, cũng như nước chấm khác nhau. Sau đây Hoàng Hải Group sẽ hướng dẫn cho bạn cách chế biển món nem nướng bánh hỏi mang hương vị miền tây sông nước.
Cách làm phần nem nướng:
- Bạn làm sạch tôm rồi xay nhuyễn, sau đó trộn cùng với phần thịt và mỡ xay đã chuẩn bị. Xong xuôi thì bạn nêm thêm vào hỗn hợp này một chút nước mắm, hạt nêm, mì chính, hạt tiêu và hành tỏi băm, trộn đều tất cả lên cho ngấm gia vị.
- Sau khoảng 15 phút, bạn lấy từng ít hỗn hợp một, viên đều xung quanh các xiên tre đã chuẩn bị. Xong xuôi thì bạn cho nem lên bếp than hoa để nướng chín, hoặc nướng bằng lò vi sóng cũng được.
Món chính đãi tiệc gồm những món ngon nào? – món ngon đãi tiệc
11. Tôm hấp bia
Tôm hấp bia món ăn được bắt gặp khá nhiều trên các bần tiệc, vì dễ làm cũng như tăng phần đang dạng cho bàn tiệc. Nếu trong bàn tiệc có món ăn này bạn có thể để ý rằng món ăn chính đầu tiên ngay sau những món khai vị chính là tôm hấp bia.
Cách Chế biến tôm hấp bia
- Tôm rửa qua với nước muối, để ráo
- Sả tách bớt vỏ ngoài, cắt khúc, đập hơi dập.
- Xóc tôm với muối hột, cho tôm vào nồi hấp với sả đã cắt khúc.
- Đổ bia ngập 1/2 tôm, đảo một lần nữa.
- Hấp tôm khoảng 5-7 phút, khi đó tôm chín tới, thịt dai, ngọt và thơm dậy mùi bia.
12. Tôm rang me
Tôm rang me không chỉ món ăn đãi tiệc hấp dẫn mà còn là món ăn thường thấy trong bữa cơm của gia đình, với hương vị thơm ngon và vị chua ngọt từ nước sót me chắc chắn sẽ giúp bàn tiệc của bạn trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Cách làm món tôm sốt me lại vô cùng đơn giản, bây giờ cùng bắt đầu thôi nào.
Cách làm món tôm rang me cực kỳ hấp dẫn
- Lấy 1 bát sạch khác và cho vào đó chừng 5 thìa nước cốt me, 3 thìa đường và khuấy tan. Thêm 1/3 thìa mì chính, 1 chút muối, nửa thìa tiêu xay, 1 thìa mắm ngon và 1 thìa dầu mè vào rồi khuấy đều lên.
- Tiến hành chiên tôm Lần lượt xếp tôm vào chảo và chiên vàng. Sau đó vớt ra đĩa đã lót giấy thấm dầu. Khi chiên bạn nhớ giữ lửa lớn, và dầu nóng để tôm vừa chín tới và phần thịt cũng không bị khô quá.
- Thực hiện rim tôm với me. Dùng 1 chiếc chảo khác làm nóng 3 thìa dầu ăn. cho một ít tỏi vào khi nghe thấy mùi thơm thì trút tôm vào và đảo đều. Nhẹ nhàng rưới nước sốt me lên và lật tôm đều tay cho ngấm gia vị. Tiếp tục thêm 3 thìa nước vào để nước sốt me không sệt quá!
- Rưới thêm 1 tới 2 thìa dầu màu điều vào cho màu đẹp mắt hơn. Cuối cùng chỉ cần cho hành lá và ngò và rồi đảo đều và tắt bếp là được.
13. Mực hấp gừng
Mực hấp gừng một món ăn mới đem đến sự sáng tạo cho bàn tiệc với quá nhiều món ăn chiên, dầu mỡ. Bên cạnh đó món hấp thì lại vô cùng bổ dưỡng, ăn ngon mà không ngán.
Cách làm món mực hấp hành gừng không phải là quá phức tạp, cầu kì nhưng để chế biến ngon thì phải đảm bảo những yếu tố mực phải giòn, mềm, thật vị và phải có sự hấp dẫn từ màu sắc.
Cách chế biến:
- Mực làm sạch, rửa sạch với nước pha rượu trắng rồi để ráo. Bạn có thể cắt mực thành những khoanh tròn hoặc để nguyên. Ướp mực với 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa bột ngọt, 1 thìa nước mắm trong 15 phút để mực ngấm.
- Khi mực đã ngấm gia vị, trộn chung mực với gừng, ớt đã thái trước đó, xếp mực vào 1 cái đĩa có lòng sâu 1 chút rồi cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 10 phút tới khi mực chín tới là được.
- Công thức pha nước chấm: gừng, tỏi và 2 thìa đường vào cối giã nhuyễn. trộn thêm 5 thì nước mắm, 2 thìa nước cốt chanh, nếu ăn cay bạn có thể thêm một ít ớt sắc vào,
14. Mực chiên xù
Bạn đã có quá nhiều món ăn làm từ tôm, bạn muốn thay đổi hương vị cho bàn tiệc thì món mực chiên xù này chắc chắn sẽ không làm cho bạn thất vọng.
Nếu trong món khai vị của bạn đã có món tôm chiên xù thì tốt nhất bạn nên loại món ăn này ra khỏi danh sách thực đơn vì sẽ tạo vị ngắn cho thực khách do có qua nhiều dầu mỡ. Cách làm món ăn này như sau.
Cách chế biến
- Mực đem về làm sạch bỏ phần mực và lớp da bên ngoài, rồi rửa sạch.
- Cho mực vào tô và nêm thêm một ít gia vị hạt nêm, tiêu xay, muối, bột ngọt rồi trộn đều và để khoảng 10 phút cho mực ngấm gia vị.
- Đập 2 quả trứng gà cho vào chén và đánh đều, nhúng mực vào trứng rồi lăn qua bột xù đã chuẩn bị sẵn sao cho lớp bột phủ đều trên bền mặt khoanh mực.
- Kế tiếp ta bắt chảo lên với lượng dầu vừa đủ, Cho mực đã lăn bột vào chiên khi thấy phần bột bên ngoài vàng đều thì vớt mực ra để ráo dầu. Bạn có thể trang và ăn kèm món này với một ít rau xà lách và chấm với tương ớt.
15. Mực xào sa tế
Món mực xào sa tết thơm ngon, cay nồng sẽ kích thích vị giác của những thực khách sành ăn. Cũng như đây là món ăn khá là dễ làm và bạn cũng có thể tự làm tại nhà.
Cách chế biến món mực xào sa tế cay nồng
- Bắt chảo lên bếp rồi phi tỏi thơm vàng. kế tiếp cho thêm 1 – 2 thìa sa tế vào xào chung. Cho tiếp bắp non vào xào khoảng 5p thì cho tiếp ớt chuông vào xào đến khi ớt chín tới.
- Thêm mực vào xào đến khi thịt săn lại. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho tiếp hành tây, ớt chỉ thiên, cà chua, gừng thái sợi, hành lá và cần tây đã cắt khúc vào đảo đều rồi tắt bếp. Múc đồ ăn ra đĩa.
16. Cá tai tưởng chiên xù
Một món ăn thơm ngon bạn khó có thể bỏ qua khi lên thực đơn cho buổi tiệc của mình. Với món ăn này Cá được chiên vàng có lớp ngoài giòn rụm nhưng bên trong vẫn giữ được vị ngọt của thịt cá. Với cách ăn cầu kỳ hơn bạn có thể ăn kèm với bánh tráng và rau sống giúp món cá tai tượng chiên xừ ngon hơn.
Các Bước Chế Biến
- Bắt chảo lên bếp với lượng dầu ngấp hơn nữa con cá. Rưới dầu lên mặt cá có vảy để các lớp vảy xù lên, tới khi vàng ươm thì vớt ra, không đảo mặt cá vì sẽ khiến lớp vảy bị vỡ vụn.
- Hành lá xắt nhỏ cho vào một tô sứ nhỏ, thêm 1 muỗng cà phê muối, bột ngọt. Đun sôi 2 muỗng canh dầu ăn, khi dầu nóng thì rưới nó lên trên hành lá, quậy đều để tan muối và bột ngọt.
- Xếp cá lên đĩa, trang trí với các loại củ đã được tỉa đẹp. Rưới lên cá một ít mỡ hành.
17. Cá lóc hấp bầu
Cá lóc hấp bầu cuốn bánh tráng là món ăn khá quen thuộc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách hấp sao cho ngon. Món cá lóc hấp bầu một món ăn dân dã cực ngon hấp dẫn, sau đây là cách chế biến món ăn này.
Chế Biến Món Cá Hấp Bầu
- Ướp cá với 1 thìa hạt nêm, ½ thìa tiêu. Chà xát gia vị từ bên trong ra bên ngoài cá.
- Cho cá vào quả bầu và mang đi hấp cách thủy 10 phút với mức lửa lớn.
- Bạn hấp luôn cả phần nắp bầu. Nắp bầu rất nhanh chín, do đó, bạn lấy ra trước và ngâm vào thau nước đá lạnh để giữ được độ tươi xanh.
- Sau khi lấy nắp bầu ra, bạn đợi thêm khoảng 5 phút nữa là cá đã chín.
18. Món Bò né
Trong một danh sách thực đơn đãi tiệc ngon bạn không nên thiếu một món ăn được chế biến từ thịt bò. Sẽ giúp cho thực đơn của bạn trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn nhiều. Sau đây là cách chế biến món bò né thơm ngon.
Cách chế biến
- Nên dùng chảo gang để làm món này nếu không thì dùng chảo đáy bằng có sẵn trong nhà. Cho dầu tráng đều mặt chảo ( thơm hơn thì bạn dùng bơ lạt), Cho thịt bò vào. Khi thịt bò chuyển màu thì đợi 3 phút lật sang mặt còn lại.
- Nấu quá lâu thì bò sẽ bị dai. Cùng lúc đập 1 quả trứng gà vào làm ốp la. Canh thời gian sao cho thịt và trứng chín vừa tới là được. Nếu bạn không quen ăn trứng ốp la thì có thể chiên chín 2 mặt.
- Tắt bếp, thêm vào xúc xích, khoai tây chiên, pate, cà chua,… rắc lên trên một ít hành lá và ngò rí. Khi ăn dùng kèm với tương ớt và bánh mì nóng giòn là tuyệt cú mèo. Món này dùng nóng mới ngon, bị nguội thì sẽ bị đổi vị.
19. Gà bó xôi
Gà Bó Xôi Chiên Giòn – món ngon đãi tiệc độc đáo. đặc biết là lúc bạn cắt đôi phần xôi ra và bên trong sẽ bóc lên một hương thơm đến khó cưỡng. Cách làm gà bó xôi chiên giòn đơn giản với thịt đùi gà dai, bùi béo quyện sốt mayonnaise, được bao lấy một lớp xôi chiên giòn ngon khó cưỡng lại.
Cách làm món gà bó xôi ngon
- Ngâm gạo nếp qua đêm. Rửa sạch 1 lần nước nữa rồi để ráo, trộn với 2g muối + bột nghệ. Đồ xôi bằng nồi hấp hoặc nồi cơm.
- Sơ chế và ướp gà: 1 thìa hạt nêm + hạt tiêu + dầu hào + nước mắm + ngũ vị hương
- Gà có thể đem nướng ở 180 độ trong 20’. 10’ đầu lật gà và quét thêm sốt. Ngoài ra, bạn có thể áp chảo gà ở lửa nhỏ trong 15-20’.
- Đợi xôi nguội. Trải 1 lớp màng bọc thực phẩm và trải 1 lớp xôi ép mỏng (bạn có thể dùng muôi xới cơm hoặc nếu có dụng cụ cán bột thì sẽ cho lớp xôi đều hơn). Cho đùi gà vào giữa và bọc xôi lại. Để trong tủ lạnh 10’ để cố định đùi gà.
- Chuẩn bị 1 chảo sâu lòng và đổ ngập dầu. Chiên vàng lần lượt và đảo đều tay tránh phần vỏ xôi bị cháy.
20. Gà hấp bia
Gà hấp bia là một trong những món ăn ưa thích của các tay nhậu. Sẽ vô cùng thích hợp khi có món ăn này trong danh sách thực đơn của bạn. Với mùi thơm của gà mà còn tăng phần hấp dẫn của bia hấp – một chất tạo nên cảm giác lạ mà lại ngon của món ăn.
Cách làm món gà hấp bia thơm ngon
- Ướp gà cùng với các gia vị chừng 30 phút. Đổ 3 lon bia vào nồi hấp. Thêm sả đập dập để hấp gà có mùi thơm.
- Lấy một bát nước hấp gà, đun sôi. Tiếp tục thêm nửa lon bia vào nước hấp. Nấu nhỏ lửa đến khi nước luộc sệt đặc lại. Thêm nước mắm tùy theo khẩu vị.
- Gà sau khi hấp để nguội, xé thịt, dưới nước sốt lên trên là có thể thưởng thức. Gà hấp bia có thể ăn kèm với hành tím, hành tươi, các loại rau sống.
21. Vịt tiềm ngũ quả
Vịt tiềm ngũ quả một món ăn bổ dưỡng, khi ăn kèm với mì trứng sẽ trở thành một món chính ăn no giúp bạn thay thế các món cơm xôi đã quá quen thuộc từ trước đến nay.
Cách chế biến món vịt tiềm ngũ quả
- Trước tiên bạn trộn 2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt tiêu, hành tím băm và gừng băm. Chà hỗn hợp đó xung quanh vịt và ướp khoảng 30-35 phút cho ngấm.
- Thịt nạc băm nhuyễn trộn cùng cà rốt, củ năng, nấm kim châm, hạt sen thêm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê mì chính, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, cùng hành tím băm nhỏ. Trộn đều và nhồi vào bụng vịt. Dùng tăm nhọn xiên vào giữ cố định để hỗn hợp trong bụng không bị bung ra.
- Tiếp đến bạn sử dụng chảo sâu lòng, cho dầu ăn vào và chiên vịt cho vàng đều các mặt.
- Bắc nồi lên bếp đặt con vịt vào nồi, đổ phần nước dừa vào. Thêm các nguyên liệu còn lại vào và đổ nước lọc sao cho ngập mặt vịt khoảng 4-5cm là được. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và đun tới khi thịt chín mềm, phần nước sốt còn khoảng ngang thân vịt thì tắt bếp.
22. Lẩu gà lá giang
Lẩu gà lá giang là một món ăn nổi tiếng của vùng đất Nam Bộ và được nhiều người khắp mọi vùng miền yêu thích. Với món ăn này bạn có thể thay thế các món lẩu khác như lẩu Thái hay lẩu cá thác lác.
Cách chế biến món lẩu gà lá giang
- Bắc chảo lên bếp, thêm 1 thìa dầu ăn đun sôi, cho 1/2 chỗ tỏi bằm nhuyễn vào phi thơm. Khi tỏi thơm, vàng, cho ra bát để riêng. Tiếp tục cho thêm 1 thìa dầu ăn, đun sôi dầu rồi cho hành khô, tỏi bằm còn lại vào phi thơm. Sau đó cho gà đã ướp gia vị vào xào săn lại.
- Bắc nồi lên bếp, thêm 1,5 lít nước, sả đập dập vào đun sôi. Khi nước sôi trút phần gà đã xào ở trên vào nấu chín. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Nên vò nát lá giang trước khi cho vào nồi lẩu và dùng khoảng 1/2 chỗ lá giang, phần còn lại có thể cho cùng các loại rau khi nhúng lẩu để tránh món lẩu bị chua.
- Khi gà chín mềm, vớt sạch bọt, cho lá giang vào đảo đều. Khi nước sôi trở lại, tắt bếp, cho ra nồi lẩu, nêm thêm 1 thìa nước mắm, phần tỏi đã phi thơm, ớt xắt trước đó vào và gia giảm lại một lần nữa cho vừa khẩu vị là được.
23. Món Lẩu Thái
Lẩu Thái là một món ăn rất nổi tiếng của Thái Lan. Hiện nay, hương vị của lẩu thái đã xuất hiện trên những bàn tiệc, mâm cơm gia đình hay những ngày mọi người quay quận bên nhau vào cuối tuần.
Với hương thơm pha lẫn chút vị cay, chua và vị ngọt khiến cho món ăn này càng trở nên khác biệt. Để món lẩu Thái ngon bạn cần phải chú trọng phần nước lẩu sau đây là cách làm món ăn này.
Cách làm món lẩu Thái chua cay
- Nấu nước dùng lẩu Thái: nước dùng làm lẩu phải được hầm từ xương để có vị ngọt tự nhiên. Cho xương ống và 3 lít nước nước vào nồi, thêm chút muối vào đun sôi, để lửa nhỏ ninh cho ra nước dùng ngọt.
- Riềng gọt vỏ, thái lát mỏng. Sả bóc lớp vỏ ngoài, đập dập, cắt khúc hoặc bó lại thành bó để cho vào nồi nước dùng. Nêm nếm thêm gia vị, nước mắm, hạt nêm, nước cốt chanh và 1 gói gia vị lẩu Thái vào nồi nước dùng cho vừa ăn, nếu nồi nước chưa đủ màu thì bạn cho thêm dầu màu điều vào để tạo màu đẹp hơn.
- Cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo. Cho tỏi, hành tím băm vào phi thơm. Thêm nước hầm xương vào. Hòa tan bột lẩu Thái với nước dùng rồi cho ngược trở lại vào nồi. Thêm cà chua, nấm rơm, nước cốt chanh vào.
- Nêm nước mắm, muối, đường, hạt nêm vừa ăn. Cuối cùng cho đầu hành, rau ôm, ngò gai cắt khúc vào.
24. Lẩu thác lác
Cách nấu món lẩu các thác lác
- Sau khi xương ống rửa sạch, bạn chần sơ qua nước sôi để loại bỏ chất bẩn và làm giảm mùi hôi nồng của thịt heo. Tiếp đến, ninh kỹ lấy nước dùng tương đương với 400gr xương ống, bằng 400ml nước.
- Nấu cho nước trong và nêm thêm một chút gia vị cho nước thêm đậm đà. Khi nước sôi và xương ống chín nhừ, thì bạn thêm rau thì là vào nấu cùng để tạo vị thơm cho món lẩu hấp dẫn này.
- Chuẩn bị nồi ăn lẩu, bếp gas mini hoặc bếp từ, sau đó bắt nồi lên và cho dầu ăn, phi thơm hành tím và cho nước lẩu vào nồi. Khi nồi lẩu sôi nhẹ, bạn cho chút sa tế nấu thêm cho đậm đà.
- Khi ăn lẩu cá thác lác thì bạn cho phần chả cá và khổ qua vào nấu chung. Làm thêm một chén nước mắm mặn và ớt sừng đỏ cắt nhỏ để chấm chả cá khi thưởng thức.
25. Lẩu cá lăng măng chua
Cách chế biến món lẩu cá lăng măng chua:
- Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đun sôi dầu ăn, thêm sả, tỏi, ớt, cà chua, măng chua vào xào thơm.
- Sơ chế lẩu cá lăng măng chua
- Cho sả, tỏi, ớt, cà chua, măng chua vào phi thơm
- Sau khi các nguyên liệu dậy mùi cho nước hầm xương vào trong nồi, đun sôi nồi nước.
- Khi nước sôi cho nước tắc, rau ôm, ngò gai vào cùng. Nêm thêm đường, nước mắm cho vừa ăn.
Món ngon tráng miệng đãi tiệc
Kết thúc buổi tiệc hoành tráng của bạn sao lại có thể thiếu những món ăn tráng miệng dịu mát đúng không nào? Sau đây là một số gọi ý món ăn tráng miệng đãi tiệc Hoàng Hải Group mang đến cho bạn.
25. Trái cây tráng miệng:
Trái cây luôn là món tráng miệng có trong nhiều buổi tiệc ở Việt Nam, vì tính mát và có vị ngọt diệu, một số loại trái cây thông dung như:
- Nho;
- Dưa hấu;
- Xoài.
- Chôm chôm.
- Thơm,
26. Rau câu tráng miệng:
Món tráng miệng thông dụng sau trái cây chính là Rau câu, nhiều nơi có thể kết hợp cả hai món giúp cho quan khách có nhiều lựa chọn hơn.
Rau câu không những dễ làm còn có nhiều màu sắc bắt mắt vui tươi giúp cho thực khách thích thú hơn khi ăn. Thêm vào có đó là vị ngọt nhẹ đúng là món ngon tráng miệng sau buổi tiệc.
27. Chè món ăn tráng miệng độc đáo
Ở một số nơi người ta sẽ dùng chè làm món tráng miện cho thực khác, tuy đây không phải thông dụng những cung đáng để bạn tham khảo. 2 loại chè được lựa chọn nhiều là:
- chè hạt sen.
- Chè hạt sen long nhãn.
Tính chất của 2 loại chè này là tính mát có vị thanh nhẹ nên rất thích hợp để dùng là tráng miệng sau buổi tiệc.
28. Yaourt
Một món ăn hợp lý sau buổi tiệc. với vị chua nhẹ cung như trong yaourt có chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa sẽ giúp cho khách mới của bạn không bị khó tiêu sau buổi tiệc.
Cách làm yaourt cũng rất đơn giản bạn có thể tham khảo cách sau:
Đầu tiên ngâm hũ sữa chua với nước để sữa chua lấy lại nhiệt độ bình thường. Ngâm sữa chua vào nước cho mềm. Sau đó để sữa chua vào một thau sạch cùng với đó là 5 muỗng cà phê đường và sữa đặc là vừa ăn nếu thích bạn có thể thêm trái cây vào. Để khoảng 5 phút và cho vào hủ để vào tủ lạnh.
10 gợi ý thực đơn bữa tiệc tiếp khách tại nhà dễ làm
Thực đơn đãi tiệc 1
- Súp hải sản;
- Nộm hoa chuối tai heo;
- Tôm chiên cốm;
- Cari gà nấu đậu + bánh mì;
- Xôi ngũ sắc;
- lẩu cá bóp;
- trái cây.
Thực đơn đãi tiệc 2
- Súp hải sản;
- Bò tái cải mầm;
- Mực tươi chiên giòn;
- Gà hấp lá chanh;
- Bò nướng mè;
- Vịt nấu tiêu xanh;
- Rau câu.
Thực đơn đãi tiệc 3
- Súp gà nấm hương;
- Nộm hoa chuối tai heo;
- Gà quay bánh bao;
- Bò nấu la gu;
- Gà bó xôi chiên;
- Lẩu hải sản;
- Nho mỹ.
Thực đơn đãi tiệc 4
- Súp gà ngô kem;
- Nộm bắp bò;
- Cá tằm nướng;
- Thịt bò lúc lắc;
- Bò xào thiên lý;
- Lẩu hải sản;
- Rau câu 3 màu.
Thực đơn đãi tiệc 5
- Súp gà xé;
- Tôm sú hấp bia;
- Cá quả chiên sốt me;
- Mực hấp gừng;
- Lẩu hải sản;
- Rau câu 3 màu.
Thực đơn đãi tiệc 6
- Nộm thập cẩm;
- Gà hấp lá chanh;
- Nem hải sản;
- Gà bó xôi;
- Bò xào thiên lý;
- Lẩu hải sản;
- Nho mỹ.
Thực đơn đãi tiệc 7
- Súp gà nấm hương;
- Nộm cổ hũ dừa tôm thịt;
- Cá tằm nướng;
- Thịt bò lúc lắc;
- Cái tai tượng sốt xoài;
- Gà hấp hành;
- Lẩu cá bớp.
Thực đơn đãi tiệc 8
- Súp bí đỏ kem nấm;
- Tôm hấp trái dừa;
- Giả giò hải sản;
- Bò tái trộn cải mầm;
- Xôi ngũ sắc;
- Rau cần xào bò;
- Lẩu hải sản;
- Rau câu 3 màu.
Thực đơn đãi tiệc 9
- Salad dầu dấm;
- Chim câu tần cốm;
- Giò đà điểu;
- Gà hấp lá chanh;
- Chân giò heo hầm kiểu Đức;
- Heo quay bánh mì;
- Lẩu hải sản tươi sống;
- Trái cây thập cẩm.
Thực đơn đãi tiệc 10
- Soup bắp cua gà xé;
- Gói tiến vua tôm thịt;
- Giò heo náu giả cầy;
- Lá xách bò hấp tía tô;
- Diêu hồng chiên xù;
- Lẩu thái hải sản chua cay;
- Rau câu dừa.
Nguồn: https://hoanghaigroup.com/
Xem thêm bài viết liên quan
- Thực đơn đãi tiệc – 30+ Món ngon đãi tiệc đơn giản dễ làm
Tải Sách hướng dẫn nấu ăn: 30 món ăn đãi tiệc
Link Tải Sách
Tài liệu dành cho những người thực sự mong muốn nên chúng tôi mã hóa để hạn chế một phần những người không yêu quý nó. Để xem được Link tải về vui lòng nhập Mật Khẩu vào bên dưới: (xem phần hướng dẫn lấy mật khẩu).
[passster password=”123tracuuthuoctay”]Link tải sách : https://hoanghaigroup.com/download1[/passster]
Hướng lấy mẫu khẩu để xem link và tải về: https://hoanghaigroup.com/huongdan
Từ khóa » Nhóm Họ đãi Món Gì
-
105+ Thực đơn Các Món Ngon Đãi Tiệc đãi Khách đơn Giản Nhất
-
[100+] Món Ngon đãi Tiệc Sang Trọng, đơn Giản - Dễ Làm - DTBTAAu
-
Thực đơn Tiệc, Các Món đãi Tiệc, Món ăn đãi Tiệc Ngon
-
26 Món Ngon đãi Tiệc, đãi Khách đơn Giản Dễ Làm Như Tiệc Tân Gia ...
-
Thực đơn Tiệc Cưới – Top 8 Menu đám Cưới Ngon, Hấp Dẫn
-
Gợi ý 6 Thực đơn đám Cưới 3 Miền Hấp Dẫn Thơm Ngon Khó Cưỡng
-
+99 Mẫu Thực đơn Tiệc đám Cưới đặc Sắc - Menu Cho Từng Miền
-
27 Mẫu Thực đơn đám Cưới Ngon, đặc Sắc, Menu Tiệc Cưới Cho Từng ...
-
19+ Bộ Thực đơn đãi Tiệc Và 100 Món ăn đãi Khách Hấp Dẫn
-
12 Mẫu Thực Đơn Tiệc Cưới Đặc Sắc | Chuẩn Phong Tục Miền Bắc
-
#25 Mẫu Thực Đơn Đám Cưới Bình Dân, Ngon Rẻ 3 Miền Bắc, Trung ...
-
Các Mẫu Thực Đơn Đám Cưới Miền Tây Ngon, Chất Lượng