Thực đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu Dinh Dưỡng Từng Giai đoạn - Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

 

 

 

  • Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu theo từng giai đoạn
  • Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu được khuyến nghị
  • Các loại thực phẩm tốt mẹ nên bổ sung
  • Các loại thực phẩm mẹ cần tránh
  • Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầu
  • Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong 1 tuần
  • Câu hỏi thường gặp khi lên thực đơn dành cho bà bầu

Khi mẹ bắt đầu mang thai, ngoài niềm vui và hạnh phúc, nhiều mẹ cũng đang lo lắng về việc chăm sóc để con khỏe mạnh và phát triển tốt. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp thai nhi đạt cân nặng lý tưởng, phát triển trí não và giảm nguy cơ dị tật,... Đối với mẹ, chế độ ăn hợp lý giúp tăng cường sức khỏe, duy trì cân nặng hợp lý, giảm biến chứng thai kỳ và hỗ trợ khả năng sản xuất sữa sau sinh. Bài viết sau đây, Huggies sẽ gợi ý thực đơn cho bà bầu cả tuần đầy đủ dinh dưỡng kèm định lượng chi tiết từng món để mẹ bầu dễ dàng lên kế hoạch cho mình nhé.

Về chế độ dinh dưỡng theo tuổi thai cho các mẹ, bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cho biết:

bac si

Phụ nữ mang thai cần thêm 15% năng lượng so với những người bình thường, thường tăng 300-500 kcal mỗi ngày để tăng cân và hoạt động. Mục tiêu: Tổng cân nặng tăng thêm khuyến cáo là 8-12 kg (dành cho những phụ nữ có BMI từ 18 đến 23) - 3 tháng đầu ↑ 1-2kg. - 3 tháng giữa ↑ 3-4kg. - 3 tháng cuối ↑ 5-6kg. Chế độ dinh dưỡng hợp lý với mỗi giai đoạn mang thai: chia thành 2 giai đoạn 4 tháng đầu và 5 tháng tiếp theo.

bac si

>> Tham khảo: 

  • 11 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trước 1,2 ngày, 1 tuần dễ nhận biết nhất
  • Chỉ Số Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn Và Nguy Hiểm?
  • Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu theo từng giai đoạn

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu ( Tam cá nguyệt thứ nhất)

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn rất nhảy cảm đối với bà bầu, và sự thay đổi hormon có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ốm nghén, buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu, và thay đổi khẩu vị. Vì vậy, chế độ ăn uống trong giai đoạn này cần tập trung vào những thực phẩm giàu axit folic, sắt và canxi để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tránh các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, thực phẩm có vị chua mặn, rau mầm sống, rau củ quả mọc mầm, cũng như các món ăn chưa được nấu chín kỹ hay những thực phẩm có mùi khó chịu để hạn chế những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

>> Tham khảo: Sự phát triển của thai nhi theo tuần

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa ( Tam cá nguyệt thứ hai)

Tam cá nguyệt thứ hai là thời kỳ mà bà bầu cần chú trọng hơn vào chế độ ăn uống, bởi vì lúc này thai nhi phát triển nhanh chóng và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Đồng thời, bà bầu cũng đã bớt bị ốm nghén, nên việc ăn uống sẽ dễ dàng hơn và đa dạng hơn so với ba tháng đầu.

Trong giai đoạn này, ngoài các thực phẩm giàu folate, sắt và canxi cho bà bầu, cần bổ sung thêm đạm, chất xơ, cùng với các vitamin A, C và D để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi. Đặc biệt, các bữa ăn phụ hoặc bữa ăn nhẹ nên bao gồm một ly sữa bà bầu để cung cấp thêm canxi và dưỡng chất thiết yếu.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý tránh xa các loại thực phẩm đóng hộp hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc hóa chất độc hại.

>> Tham khảo: 

  • Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ
  • Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
  • Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Mẹ bầu cần chú ý nguyên tắc dinh dưỡng

Mẹ bầu cần chú ý nguyên tắc dinh dưỡng từng giai đoạn thai kỳ (Nguồn: Huggies)

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối ( Tam cá nguyệt thứ ba)

Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh về cả cân nặng và trí não. Trong giai đoạn này, ngoài việc đảm bảo các nhóm chất dinh dưỡng cơ bản, bà bầu cần đặc biệt chú trọng bổ sung các dưỡng chất như omega-3 và choline, DHA cho bà bầu,... giúp phát triển trí não và hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi và kẽm vào chế độ ăn hằng ngày như: tôm, cua, các chế phẩm từ sữa, trứng, rau xanh, hạt, đậu,...

>> Tham khảo:

  • Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
  • 10 lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối kỳ

Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu được khuyến nghị

Khuyến nghị nhu cầu về năng lượng

Theo Bộ Y tế, nhu cầu năng lượng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và từng giai đoạn của thai kỳ.

Nhóm tuổi 

Hoạt Động Thể Lực Nhẹ

Hoạt Động Thể Lực Trung Bình

20-29 tuổi

1.760 calo/ngày

2.050 calo/ngày

30-39 tuổi

1.730 calo/ngày

2.010 calo/ngày

3 tháng đầu

+50 calo/ngày

3 tháng giữa

+250 calo/ngày

3 tháng cuối

+450 calo/ngày

>> Tham khảo:  Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần, tiêu chuẩn WHO

Khuyến nghị nhu cầu về chất đạm, tinh bột và chất béo

Trong thai kỳ, nhu cầu về protein, carbohydrate (đường bột) và lipid (chất béo) cần được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Bộ Y tế khuyến cáo mức tiêu thụ các chất dinh dưỡng này như sau:

Chất Đạm (Protein):

Giai Đoạn Thai Kỳ

Liều Lượng Hàng Ngày

20-29 tuổi

60 g/ngày

30-39 tuổi

60 g/ngày

3 tháng đầu

+1 g/ngày

3 tháng giữa

+10 g/ngày

3 tháng cuối

+31 g/ngày

Chất Béo (Lipid):

Giai Đoạn Thai Kỳ

Liều Lượng Hàng Ngày

20-29 tuổi

46-57 g/ngày

30-39 tuổi

45-56 g/ngày

3 tháng đầu

+1,5 g/ngày

3 tháng giữa

+7,5 g/ngày

3 tháng cuối

+15 g/ngày

Chất Đường Bột (Carbohydrate):

Giai Đoạn Thai Kỳ

Liều Lượng Hàng Ngày

20-29 tuổi

320 – 360 g/ngày

30-39 tuổi

290 – 320 g/ngày

3 tháng đầu

+7 – 10 g/ngày

3 tháng giữa

+35 – 40 g/ngày

3 tháng cuối

+65 – 70 g/ngày

>> Tham khảo: 

  • Tổng hợp những điều cần biết khi mang thai
  • 9 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ trong thai kỳ

Khuyến nghị nhu cầu về vi chất dinh dưỡng

Ngoài các nhóm dinh dưỡng chính, mẹ bầu cần bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng để giúp hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi. Dưới đây là bảng vi chất dinh dưỡng và liều lượng hàng ngày khuyến nghị cho mẹ bầu:

Vi Chất Dinh Dưỡng

Liều Lượng Hàng Ngày

Vitamin A

650-730 mcg/ngày

Vitamin D

20 mcg/ngày

Vitamin E

6.5 mg/ngày

Vitamin C

110 mg/ngày

Vitamin K

150 mcg/ngày

Vitamin B1

1.2-1.3 mg/ngày

Vitamin B2

1.5 mg/ngày

Vitamin B4

450 mg/ngày

Vitamin B6

1.9 mg/ngày

Vitamin B12

2.6 mcg/ngày

Axít folic

600 mcg/ngày

Sắt

27-41.1 mg/ngày

Canxi

1200 mg/ngày

Kẽm

6-20 mg/ngày

I-ốt

220 mcg/ngày

>> Tham khảo:

  •  Lưu ý khi bổ sung vitamin và sắt cho bà bầu
  • Các thực phẩm chứa nhiều sắt bổ sung cho bà bầu

Nhu cầu dinh dưỡng được khuyến nghị cho bà bầu

Nhu cầu dinh dưỡng được khuyến nghị cho bà bầu kèm định lượng (Nguồn: Huggies)

Các loại thực phẩm tốt mẹ nên bổ sung

Mẹ bầu nên ăn đủ và đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Dưới đây là những gợi ý về các nhóm thực phẩm bổ dưỡng cho mẹ bầu, giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu:

  • Protein từ thực vật và động vật: Đậu lăng, cá, trứng, thịt gà (gà hầm cho bà bầu).
  • Carbohydrate giàu chất xơ: Ngũ cốc yến mạch, khoai lang, trái cây,...
  • Chất béo lành mạnh: Bơ, hạt (chia, lanh, óc chó,...), quả hạch, dầu ô liu, sữa chua.
  • DHA (Omega-3): Cá hồi, cháo cá chép cho bà bầu.
  • Sắt: Phần nạc của thịt bò, thịt heo, thịt gà, rau lá xanh đậm, trái cây khô, ngũ cốc.
  • Canxi: Trứng, sữa đậu nành, chế phẩm từ sữa (phô mai), sữa tươi, sữa chua uống, cá mòi.
  • Axit folic: Súp lơ, ớt chuông, bắp cải, đậu nành.
  • Vitamin D: Cá hồi, cá thu, cá trích, trứng, thịt đỏ.
  • I-ốt: Rong biển, tảo.

>> Tham khảo: 

  • Hướng dẫn bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách
  • Các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ không thể bỏ qua
Bữa ăn cho bà bầu đa dạng và đầy đủ dưỡng chất

 

Bữa ăn cho bà bầu nên đa dạng và đầy đủ dưỡng chất (Nguồn: Sưu tầm)

Các loại thực phẩm mẹ cần tránh

Không phải tất cả các thực phẩm đều an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh:

  • Thực phẩm chứa cồn: Rượu, bia và các đồ uống có cồn khác.
  • Thực phẩm chứa caffeine: Các đồ uống như cà phê, trà đặc,...
  • Thịt sống hoặc nấu tái
  • Cá có hàm lượng thủy ngân cao: Cá mập, cá kiếm, cá marlin,...
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp chứa nhiều chất bảo quản
  • Thức ăn ôi thiu, hư hỏng
  • Rau sống: Dễ gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy trong thai kỳ.

>> Tham khảo: Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì?

Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầu

Thực đơn bà bầu không chỉ cần đảm bảo vệ sinh và đầy đủ dưỡng chất mà còn phải chú ý đến một số yếu tố quan trọng sau:

  • Chọn các thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa và hấp thu.
  • Lựa chọn thực phẩm tươi sạch, chế biến kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn.
  • Ưu tiên các loại trái cây tươi, giàu vitamin và khoáng chất. Nên hạn chế những loại quả có hàm lượng đường cao để tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
  • Nên ăn cá béo như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu... ít nhất 2-3 bữa mỗi tuần để cung cấp omega-3 và dưỡng chất cho thai nhi.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và bổ sung ngũ cốc vào các bữa phụ để duy trì năng lượng và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.
  • Lựa chọn thịt nạc thay vì thịt mỡ, vì thịt nạc chứa nhiều protein, tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Xây dựng chế độ ăn cân đối, kết hợp giữa các nguồn protein động vật và thực vật để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé.

>> Tham khảo: 

  • Mất ngủ khi mang thai: Cách giúp mẹ bầu ngủ ngon
  • Mang thai 8 tháng bụng căng cứng nguy hiểm không?

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Nguồn tham khảo: 

  • https://infantandtoddlerforum.org/pregnancy/menus-for-pregnant-women/
  • https://www.parents.com/pregnancy/my-body/nutrition/prenatal-meal-plan/

Từ khóa » Bữa ăn Cho Bà Bầu