Thực Hành Hướng Dẫn Cho Trẻ ăn Dặm Cho Trẻ Từ 06 Tháng ... - Medinet

MEDINET

Cổng liên kết

Xem trên giao diện máy tính

Chuyên mục

  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
  • Phòng chống dịch bệnh
    • Phòng chống các bệnh truyền nhiễm
    • Vệ sinh môi trường
    • An toàn thực phẩm
    • Tiêm chủng mở rộng
  • Chăm sóc bà mẹ trẻ em
    • Quản lý thai phụ
    • Kế hoạch hóa gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe trẻ em
  • Quản lý sức khỏe
    • Phòng khám Bác sĩ gia đình
    • Quản lý bệnh mạn tính không lây
    • Quản lý sức khỏe người cao tuổi
  • TRUYEN HINH
  • Liên hệ

Khối chức năng

  • HỎI ĐÁP
  • TRA CỨU
  • THƯ VIỆN ẢNH
  • BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
TRẠM Y TẾ PHƯỜNG PHẠM NGŨ LÃO

Chăm sóc bà mẹ trẻ emChăm sóc sức khỏe trẻ em

Cập nhật: 16:7, 19/3/2021 Lượt đọc: 146747

THỰC HÀNH HƯỚNG DẪN CHO TRẺ ĂN DẶM CHO TRẺ TỪ 06 THÁNG ĐẾN 24 THÁNG TUỔI

1. Ăn dặm là gì?

Để cho bé ăn dặm đúng cách trước hết chúng ta phải hiểu ăn dặm là gì? Ăn dặm nghĩa là cho trẻ ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bao gồm tinh bột, các loại vitamin từ rau, thịt, cá, trứng, hoa quả, sữa... Các loại thức ăn này chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện chứ không thay thế được sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp nhiều yếu tố kháng khuẩn giúp trẻ tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy mẹ vẫn cần cho trẻ bú đầy đủ, tiến hành giảm lượng sữa và tăng lượng thức ăn dần theo độ tuổi của trẻ.

2. Thời gian bắt đầu cho bé ăn dặm

Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, sau 6 tháng tuổi là thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Vì từ 6 tháng tuổi trở đi, bé tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Sữa mẹ khi ấy không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ, nhất là sau 6 tháng, sữa mẹ bắt đầu loãng và ít dần đi. Chính vì thế, trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách ăn dặm để có thể phát triển tốt và khỏe mạnh.

ăn dặm
6 tháng tuổi là thời gian phù hợp bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, từ 6 - 12 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Từ 12 - 24 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp ít nhất một phần ba nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

3. Tác hại của việc cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Nhiều cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, thậm chí từ khi bé mới được 3 - 4 tháng, điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:

  • Nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thích nghi được với một số loại thức ăn.
  • Thức ăn không đảm bảo, khó tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón.
  • Bé ăn dặm sớm khiến trẻ bú mẹ ít đi, các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ bị thiếu hụt ở trẻ, đặc biệt là các chất giúp tăng đề kháng.
  • Trẻ bú ít gây tăng nguy cơ mang thai sớm ở người mẹ.

Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 9 tháng) sẽ khiến trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng trường, dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu...

4. Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách

  • Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Thời gian đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một. 1 - 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn từ 5 - 10ml thức ăn. Tăng lượng ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.

Cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày và thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa...

  • Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc

Nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2 - 3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát... để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn.

Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mọc rất ít răng.

  • Chế biến đồ ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh

Thời gian đầu trẻ tập ăn chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, từ 9 - 11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm: gạo; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ... Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ mau lớn, phát triển khỏe mạnh hơn.

ăn dặm 2
Cho trẻ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng từ ngũ cốc, rau củ quả, thịt cá, dầu mỡ

Khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, cần lựa chọn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng vì hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt, rất dễ bị vi khuẩn tấn công.

5. Thực đơn ăn dặm phù hợp với độ tuổi

  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 - 12 tháng

Trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ đang tập ăn, vì thế nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu. Hệ tiêu hóa của trẻ cũng đang làm quen dần với thức ăn, nên cho trẻ ăn từng chút một, mỗi tuần tăng lượng ăn của trẻ lên một chút. Đầu tiên nên ăn 1 bữa/ngày, rồi tăng lên 2 bữa/ngày, đồng thời tăng độ đặc của cháo.

Trẻ từ 9 - 11 tháng: Giai đoạn này có thể cho trẻ ăn 3 - 4 bữa bột đặc một ngày. Ngoài rau củ quả, nên cho trẻ ăn thêm trứng, thịt, cá, hải sản và đặc biệt là dầu hoặc mỡ. Vẫn duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức hàng ngày.

  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 12 - 23 tháng

Khi trẻ được 1 tuổi, có thể ăn đa dạng các loại thức ăn và ăn 4 bữa/ngày. Trong một bữa cần cho trẻ ăn đầy đủ tinh bột; trứng hoặc thịt, cá; rau và dầu mỡ.

  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 24 - 36 tháng

Giai đoạn này trẻ đã có thể ăn cơm với các loại thức ăn như người lớn. Tuy nhiên cần tránh những thức ăn quá cứng và dai, thức ăn có khả năng gây nghẹn, hóc.

Từ 2 tuổi trở đi, nhiều trẻ đã không còn bú mẹ. Vì thế bữa ăn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Ngoài 3 - 4 bữa ăn chính mỗi ngày có thể cho trẻ ăn thêm 1 - 2 bữa phụ.

Cho trẻ ngồi ăn cơm chung với cả gia đình để trẻ học cách ăn uống, gắp đồ ăn và nhai kỹ thức ăn.

Lưu ý: dù ở độ tuổi nào bạn cũng không nên cho trẻ ăn nhiều các loại đồ ăn vặt như bánh, kẹo, bim bim, khoai tây chiên... vì sẽ làm cho trẻ đầy bụng, bỏ bữa.

6. Những sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm

  • Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dưới 1 tuổi, thận của trẻ còn yếu, không thể tải quá 1g muối mỗi ngày. Không nêm thêm các loại gia vị mặn vào thức ăn của trẻ. Bản thân thực phẩm đã cung cấp đủ nhu cầu của trẻ.
  • Từ 1 tuổi trở lên, có thể nêm một chút muối hoặc mắm, chú ý nên nêm nhạt. Tốt nhất là tập cho trẻ ăn nhạt từ nhỏ để đảm bảo sức khỏe sau này.
  • Cho trẻ ăn cháo ngọt: Cha mẹ không nên sử dụng quá nhiều đường cho trẻ. Với người lớn, lượng đường tiêu thụ tối đa trong một ngày là 20g. Vì thế, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Chỉ cho trẻ ăn cháo với nước thịt, nước hầm xương: Nên thay đổi các loại thực phẩm giàu đạm thường xuyên, băm nhỏ thịt cá vào trong cháo để bữa ăn của trẻ đa dạng và lạ miệng hơn.
  • Không dùng dầu mỡ khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ: Trẻ cần được bổ sung chất béo từ dầu mỡ với một lượng vừa đủ để cơ thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng. Có thể sử dụng các loại dầu thực vật dành riêng cho trẻ như: dầu óc chó, dầu hạt cải...
  • Cho trẻ ăn cơm quá sớm khi chưa có răng: Việc nuốt chửng cơm sẽ khiến dạ dày trẻ phải hoạt động quá sức.
Trạm y tếNguồn tin : Trạm y tế Phạm Ngũ Lão

TIN KHÁC

  • 1Triển khai Chiến dịch bổ sung Vitamin A cho trẻ đợt 2 năm 2024 22/11/2024
  • 2SỐ CA MẮC SỞI TĂNG, TÌNH HÌNH BỆNH SỞI BIẾN ĐỘNG MẠNH TẠI VIỆT NAM 27/8/2024
  • 3Vệ sinh tay cho trẻ: Hành động nhỏ - hiệu quả lớn 17/6/2024
  • 4TỔ CHỨC UỐNG VITAMIN A TẠI TRẠM Y TẾ PHẠM NGŨ LÃO 2/6/2024
  • 5TỔ CHỨC UỐNG VITAMIN A CHO TRẺ ĐỢT 1 NĂM 2024 30/5/2024
  • 6Thành phố Hồ Chí Minh: Ghi nhận 02 trường hợp mắc bệnh sởi trên trẻ chưa được tiêm vắc xin 28/5/2024
  • 7TPHCM: Thành phố ra quân triển khai chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học tại một số quận, huyện 26/4/2024
  • 8Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi trên toàn cầu 23/2/2024
  • 9Ngày Thế giới phòng, chống bệnh phong năm 2024: Chấm dứt kỳ thị, nâng cao phẩm giá 23/2/2024
  • 10Tiêm vắc-xin sởi cho trẻ khi nào là an toàn? 19/1/2024
  • 11Giáp Tết, nhiều trẻ mắc cúm A diễn biến nặng phải thở máy, chuyên gia khuyến cáo gì? 2/1/2024
  • 12Tác nhân gây viêm hô hấp cấp tính trên trẻ em tại TPHCM vẫn là các virus phổ biến có từ nhiều năm qua. 4/12/2023
  • 13CHƯƠNG TRÌNH UỐNG VITAMIN A LẦN 2 NĂM ( 2023 ) 24/11/2023
  • 14Tuần lễ “Dinh dưỡng và phát triển” 19/10/2023
  • 15BỎNG: hướng dẫn xử trí ban đầu khi trẻ bị bỏng nhiệt 22/8/2023

Trang tin điện tử Trạm Y tế Phường Phạm Ngũ Lão

  • Địa chỉ: 307 Phạm Ngũ Lão, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1
  • Mail:tytpphamngulao@gmail.com
  • Điện thoại liên hệ: (028) 3837 5157
Công ty cổ phần phần mềm Quảng Ích

Từ khóa » Cách Chia Cử ăn Dặm Cho Bé