Thực Hành Vật Lý 12: Xác định Chu Kì Con Lắc đơn Và đo Gia Tốc Trọng ...

Chào các quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới quý thầy cô giáo án "Thực hành vật lý 12: Xác định chu kì con lắc đơn và đo gia tốc trọng trường". Hi vọng sẽ giúp ích cho các quý thầy cô giảng dạy.

Trường THPT Vĩnh Định Tổ Lý-Công nghệ

Bài thực hành số 1:

XÁC ĐỊNH CHU KÌ DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC ĐƠN VÀ ĐO GIA TỐC TRỌNG TRƯỜNG

I. MỤC ĐÍCH

- Khảo sát ảnh hưởng của biên độ, khối lượng của quả nặng và độ dài của dây treo đối với chu kì dao động của con lắc đơn.

- Xác định gia tốc trọng trường g tại nơi làm thí nghiệm bằng con lắc

II. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

- Con lắc đơn gồm một vật nặng có kích thước nhỏ, khối lượng m, được treo ở đầu một sợi dây mềm không dãn có độ dài l và có khối lượng không đáng kể.

Với các dao động nhỏ thì con lắc đơn dao động với chu kỳ

(7.1)- Tại các vị trí khác nhau trên Trái Đất, gia tốc trọng trường có giá trị khác nhau. Việc xác định gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm có ý nghĩa quan trọng. Trong khoa học và đời sống có nhiều phương pháp khác nhau để xác định gia tốc trọng trường.

Trong bài thực hành này ta xác định gia tốc trọng trường g bằng con lắc đơn theo công thức

III. DỤNG CỤ VÀ LẮP ĐẶT

1. Dụng cụ thí nghiệm

Đế ba chân bằng sắt, có hệ vít chỉnh cân bằng.

Giá đỡ bằng nhôm, cao 75cm, có thanh ngang treo con lắc.

Thước thẳng dài 700 mm gắn trên giá đỡ.

Ròng rọc bằng nhựa, đường kính D 5 cm, có khung đỡ trục quay.

Dây làm bằng sợi tổng hợp, mảnh, không dãn, dài 70 cm.

Viên bi thép có móc treo.

Cổng quang điện hồng ngoại, dây nối và giắc cắm 5 chân.

Đồng hồ đo thời gian hiện số, có hai thang đo 9,999 s và 99,99 s.

2. Lắp đặt thí nghiệm

Sơ đồ thí nghiệm được trình bày trên hình 7.1

IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

1. Khảo sát ảnh hưởng của biên độ lên chu kỳ dao động của con lắc đơn. Nối cổng quang điện với cổng A của đồng hồ

Từ khóa » Cách đo Gia Tốc Trọng Trường Tại Nhà