Thực Hiện Có Hiệu Quả Nghị Quyết Của Quốc Hội, đưa Xuất Nhập Khẩu ...
Có thể bạn quan tâm
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết số 16/2021/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 tại Kỳ họp thứ Nhất
Ngày 27/7/2021, ngay tại Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 16/2021/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025. Nghị quyết đã đặt ra những mục tiêu cụ thể cho tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, đồng thời cũng đề ra những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể để hiện thực hóa các mục tiêu này. Theo đó, Nghị quyết đặt mục tiêu bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 - 2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch Covid-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế.
Cùng với đó, Nghị quyết cũng hướng đến mục tiêu phát huy mạnh mẽ giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá nhân. Từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân, tinh thần xuyên suốt là “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Trong quá trình phát triển đất nước, luôn quan tâm bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Chú trọng bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 16 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025, Chính phủ đã có Nghị quyết số 99/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội này. Nghị quyết xác định nhiệm vụ quan trọng là cần xây dựng Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2021-2030, đồng thời giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan để xây dựng Chiến lược này. Ngày 19/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030.
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 đặt ra mục tiêu tổng quát là xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu cân đối, hài hoà, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam
Chiến lược được xây dựng trên quan điểm phát triển xuất nhập khẩu bền vững trên cơ sở hài hòa về cơ cấu hàng hóa, cơ cấu thị trường và cán cân thương mại với từng thị trường, khu vực thị trường; hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; hài hòa cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả tăng trưởng xuất nhập khẩu; gắn với thương mại xanh và thương mại công bằng, với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển nền sản xuất xanh sạch, bền vững, tuần hoàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao hàm lượng đổi mới sáng tạo trong sản phẩm xuất khẩu; xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam xuất khẩu. Phát triển xuất nhập khẩu gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, khai thác hiệu quả cơ hội và hạn chế tác động của các thách thức trong thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.
Chiến lược đặt ra mục tiêu tổng quát là xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu cân đối, hài hoà, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Về định hướng xuất khẩu hàng hóa, Chiến lược xác định phát triển xuất khẩu bền vững, phát huy lợi thế so sánh và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Đối với định hướng nhập khẩu hàng hóa, Chiến lược nêu rõ cần chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, kiểm soát việc nhập khẩu các loại hàng hóa trong nước sản xuất được, hàng xa xỉ, hàng hóa không thiết yếu, kiểm soát chất lượng hàng hoá nhập khẩu. Tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến từ các nước có nền công nghiệp phát triển, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiếp thu thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo tiền đề nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu và thực hiện chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu.
Chiến lược cũng xác định rõ các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra như phát triển sản xuất, tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu; phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn; hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại, chống gian lận thương mại và hướng tới thương mại công bằng; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển xuất khẩu, nâng cấp cơ sở hạ tầng kho vận, giảm chi phí logistics; quản lý và kiểm soát nhập khẩu đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất trong nước và hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý; nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp hạt nhân, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn.
Đặc biệt, Chiến lược nêu rõ cần cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường cạnh tranh; đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn xã hội và môi trường; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng và đạt các chứng chỉ về tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của các thị trường mục tiêu; điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá phù hợp trong bối cảnh mới, hướng đến các mục tiêu công khai, minh bạch và bền vững./.
Từ khóa » Mục Tiêu Tăng Trưởng Kinh Tế Nhanh Và Bền Vững
-
Kinh Tế - Quan điểm Của Đảng Ta Về Phát Triển Nhanh...
-
Bảo đảm Tăng Trưởng Kinh Tế Nhanh Và Bền Vững Giai đoạn 2021-2025
-
Tái Cơ Cấu Kinh Tế: Đáp ứng Mục Tiêu Tăng Trưởng Nhanh Và Bền Vững
-
Phát Triển Nhanh Và Bền Vững Theo định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở ...
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Gắn Liền Với Thực Hiện Tiến Bộ Và Công Bằng Xã ...
-
17 Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững Của Việt Nam - Bộ Công Thương
-
Tập Trung ổn định Kinh Tế Vĩ Mô, Bảo đảm Tăng Trưởng Nhanh, Bền ...
-
Tìm Giải Pháp Cho Tăng Trưởng Cao Và Bền Vững - Chi Tiết Tin
-
Đề Xuất Các Lĩnh Vực ưu Tiên để Thúc đẩy Tăng Trưởng Cao Và Bền Vững
-
Xây Dựng Nền Kinh Tế Phát Triển Năng động, Nhanh, Bền Vững
-
Tạo Nền Tảng Cho Tăng Trưởng Nhanh Và Bền Vững - Báo Nhân Dân
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Bền Vững - SSI
-
Kinh Tế TPHCM: Phục Hồi Tăng Trưởng Hướng đến Mục Tiêu Phát ...
-
Kết Quả Thực Hiện Các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững Tại Việt Nam