Thực Hiện Giãn Cách Xã Hội Nghiêm Ngặt để Kiểm Soát được Dịch ...

Truy cập nội dung luôn Cổng thông tin Bộ Y tế

Thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt để kiểm soát được dịch bệnh sớm nhất

06/09/2021 | 16:44 PM

|

Kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc chiều 5/9 về công tác phòng chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Giãn cách xã hội phải làm triệt để và trong thời gian ngắn, đạt mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh. Dứt khoát không để tình trạng giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân, gây bức xúc xã hội. Cần chủ động nghiên cứu, chuẩn bị các kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh khi có nhiều vaccine hơn trong 1 đến 2 tháng tới, nhất là ở những nơi đã tiêm đủ vaccine.

news-relate

Chiều ngày 5/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo với các địa phương. Cuộc họp được truyền trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố, 705 quận, huyện, thị xã, 9.043 xã, phường, thị trấn trên cả nước để xem xét tình hình, đánh giá những việc đã làm tốt, những việc chưa làm tốt và triển khai các giải pháp trọng tâm giúp phòng chống dịch hiệu quả hơn thời gian tới.

Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, nhắc nhở, hướng dẫn nhiều điểm cần lưu ý với các địa phương, như “xét nghiệm phải thần tốc, đi nhanh hơn sự lây nhiễm của virus thì mới thắng được, còn đuổi theo sau thì rất khó chặn đứng dịch”. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Những ngày vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục đi thực tế, có những cuộc kiểm tra đột xuất một số địa phương và qua hệ thống trực tuyến tới các xã, phường, thị trấn ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Long An, Tiền Giang… về công tác phòng chống dịch.

Công tác phòng, chống dịch đang đi đúng hướng

Các ý kiến tại cuộc họp đều khẳng định công tác phòng, chống dịch đang đi đúng hướng. Đặc biệt, với việc lấy xã phường làm pháo đài, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, ngay tại xã, phường, thị trấn, công tác điều trị đã có những kết quả tích cực trong việc hạn chế các trường hợp tử vong, nhất là các trường hợp điều trị tại tầng 3.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành đang quyết liệt đẩy mạnh ngoại giao vaccine ở các cấp Bộ trưởng, Chính phủ và nguyên thủ quốc gia, cả song phương và đa phương nhằm đưa vaccine về nước nhiều nhất, nhanh nhất để tiêm cho nhân dân. Tới ngày 4/9, Việt Nam đã nhận 33 triệu liều vaccine, tăng gấp 2 lần so với đầu tháng 8. Dự kiến tới cuối tháng 9, tổng cộng sẽ có khoảng 50 triệu liều vaccine về Việt Nam. Sau các cuộc điện đàm của Thủ tướng, các hãng vaccine đang đẩy nhanh tiến độ bàn giao vaccine cho Việt Nam.

Tại cuộc họp, Thủ tướng tiếp tục đặt câu hỏi kiểm tra lãnh đạo các quận, huyện, xã, phường, thị trấn trong các vùng đỏ, vùng vàng về nội dung cơ bản trong các Công điện 1099 ngày 22/8, Công điện 1102 ngày 23/8 của Thủ tướng Chính phủ; công tác triển khai thực tế các Công điện này trên địa bàn; những nhiệm vụ các xã, phường, thị trấn phải thực hiện khi lấy xã, phường, thị trấn làm pháo đài, người dân là chiến sĩ trong phòng chống dịch… Mọi câu hỏi đều rõ ràng, cụ thể, chi tiết.

Lãnh đạo các địa phương, nhất là tại những nơi vừa kiểm soát được dịch bệnh đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của bí thư cấp uỷ, cần bám sát thực tiễn để có những biện pháp chủ động, linh hoạt căn cứ hướng dẫn của cấp trên. Trong đó, công tác xét nghiệm thần tốc, quét nhiều vòng sẽ giúp bóc tách rất nhanh các ca F0 ra khỏi cộng đồng, từng bước thu hẹp các vùng đỏ, vùng vàng, mở rộng vùng xanh, tích cực điều trị…

Chủ tịch UBND huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) Phạm Thị Thanh Hiền – nơi vừa công bố cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19 – chia sẻ hàng loạt kinh nghiệm quý. Huyện tập trung vào các giải pháp tuyên truyền để mỗi người dân phải là chiến sĩ thật sự trên mặt trận phòng chống dịch. Chính người dân là người phát hiện những người đi đến từ nơi khác để báo cáo chính quyền địa phương về khai báo y tế. Huyện đã thành lập các chốt "cứng", chốt "mềm", chốt di động, bảo đảm người cách ly với người, nhà cách ly với nhà, phòng trọ cách ly phòng trọ bởi trên địa bàn có rất nhiều khu trọ với mật độ dày đặc…

Huyện tập trung làm tốt công tác xét nghiệm, được đánh giá là làm thần tốc, chỉ trong 10 ngày đã xét nghiệm 3 vòng đối với ba vùng đỏ, cam, vàng; 2 vòng đối với vùng xanh để kịp thời bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, kịp thời điều trị. Thời gian qua, số ca chuyển nặng ở Củ Chi rất thấp, chỉ dưới 3%, không có trường hợp tử vong ở cộng đồng hay khu thu dung, bệnh viện dã chiến của Củ Chi…

Ngay tại cuộc họp, Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, nhắc nhở, hướng dẫn nhiều điểm cần lưu ý với các địa phương, như “xét nghiệm phải thần tốc, đi nhanh hơn sự lây nhiễm của virus thì mới thắng được, còn đuổi theo sau thì rất khó chặn đứng dịch”. Ông cũng đặt câu hỏi và đề nghị các địa phương xem xét, cân đối các khả năng để hỗ trợ các địa phương khác trong trường hợp cần thiết. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên… sẵn sàng chi viện nếu Hà Nội cần khi xét nghiệm thần tốc diện rộng.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, qua khảo sát về dư luận xã hội, các tầng lớp nhân dân đều nhận định công tác phòng chống dịch đang đi đúng hướng, các giải pháp đồng bộ về giãn cách xã hội, điều trị, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự được người dân đồng tình. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đánh giá, trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đã hết sức sâu sát, chỉ đạo chuyển hướng phù hợp tình hình, có mặt kịp thời tại những điểm nóng khiến người dân yên tâm, tin tưởng hơn.

Các địa phương, các đại biểu cũng nêu nhiều kiến nghị, trong đó có đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm vaccine, nghiên cứu đến việc tiêm vaccine cho trẻ em càng sớm càng tốt, xem xét quy định với người đã tiêm đủ hai mũi…

Thêm 2 tỉnh vào nhóm kiểm soát tốt dịch bệnh

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ đánh giá các ý kiến tại cuộc họp đều tâm huyết, trách nhiệm, sát tình hình thực tế, đánh giá thẳng thắn những kết quả đạt được, những việc chưa làm được với tinh thần xây dựng. Thủ tướng giao các cơ quan tiếp thu, hoàn chỉnh báo cáo và kết luận về cuộc họp.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội để nhân lên sức mạnh của toàn hệ thống chính trị tập trung phòng chống dịch, đồng thời tranh thủ điều kiện an toàn để duy trì sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá rất cao nỗ lực, quyết tâm của các địa phương đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội; các lực lượng tuyến đầu, các tình nguyện viên; sự hưởng ứng, đồng tình, vào cuộc, chia sẻ, thông cảm của nhân dân để thực hiện mục tiêu chống dịch và phát triển kinh tế xã hội.

Các biện pháp phòng chống dịch hiện nay được đúc rút từ thực tiễn, kinh nghiệm phòng chống dịch gần 2 năm qua; đồng thời lắng nghe, tiếp thu các ý kiến xác đáng của người dân, các nhà khoa học và tham khảo, học hỏi cách làm của khu vực và thế giới. Vừa qua, chúng ta tiếp tục điều chỉnh theo phương châm phòng chống dịch từ xa, từ sớm, từ cơ sở, lấy xã phường làm pháo đài, người dân là chiến sĩ.

Kết quả cho thấy phương châm, các giải pháp đề ra là đúng đắn, phù hợp với diễn biến tình hình và điều kiện thực tế của nước ta. Đến nay, theo tiêu chí kiểm soát dịch của Bộ Y tế, trong 23 địa phương thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, có 8 địa phương gồm Sóc Trăng, Bình Phước, Bến Tre, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Nai, Phú Yên đang kiểm soát tốt dịch bệnh (nhóm 1). So với cuộc họp lần trước của Ban Chỉ đạo ngày 29/8, Bình Phước, Phú Yên là 2 địa phương mới bổ sung vào nhóm đang kiểm soát tốt dịch bệnh.

Nhóm 2 gồm 11 địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch.

Nhóm 3 gồm 4 địa phương: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Tiền Giang cần tiếp tục nỗ lực, triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch để có thể thực hiện được các tiêu chí kiểm soát dịch.

Tại các địa phương khác (40 tỉnh, thành phố), tình hình dịch cơ bản đang trong tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ, kết quả chống dịch chưa được như mong muốn. Tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, khó lường. Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, tiếp tục bám sát thực tiễn, sơ kết, tổng kết, bổ sung, hoàn thiện hơn nữa các biện pháp chống dịch.

Mục tiêu, quan điểm, phương pháp, lãnh đạo, chỉ đạo đã đúng hướng, nhưng việc tổ chức thực hiện ở các cấp vẫn còn hạn chế, bất cập. Vẫn còn một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ… khi ban hành các quy định phòng, chống dịch theo thẩm quyền, nhất là vấn đề giao thông, lưu thông hàng hóa, chưa tính toán kỹ lưỡng một số mặt như cách làm, thời điểm thực hiện, việc đánh giá tác động và chuẩn bị truyền thông…

Có nơi, có lúc còn chưa thực hiện nghiêm, chưa quyết liệt, đồng bộ, triệt để trong triển khai các quy định về phòng, chống dịch, nhất là về giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, “chặt ngoài lỏng trong”… hoặc thực hiện giãn cách, cách ly nhưng chưa có mục tiêu cụ thể, rõ ràng.

Đại đa số người dân đã chấp hành các quy định về phòng, chống dịch, tuy nhiên vẫn còn một số người dân chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với diễn biến dịch bệnh và chưa ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh để tham gia phòng, chống dịch tích cực, hiệu quả.

Công tác chỉ huy, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch tại một số xã, phường còn hạn chế, bất cập, hiệu quả chưa cao; nhiều nơi chưa kiện toàn ban chỉ đạo, trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch, chưa có quy chế làm việc và chưa phân công ứng trực phòng, chống dịch 24/24.

Một số chính sách hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch, cán bộ cơ sở, tình nguyện viên cần tiếp tục được xem xét, cập nhật, bổ sung phù hợp với diễn biến dịch bệnh…

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, khó lường vì vậy vẫn phải tiếp tục cầu thị, khiêm tốn, lắng nghe, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội và phải tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phải đón đầu, ngăn chặn dịch bệnh

Để sớm kiểm soát dịch bệnh, trở về trạng thái “bình thường mới” trên toàn quốc, Thủ tướng yêu cầu phải thực hiện tốt Nghị quyết 30 của Quốc hội, các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lời kêu gọi của Tổng Bí thư, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt Đảng, Nhà nước, Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ và các chỉ thị, công điện của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian tới, các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo thống nhất “chống dịch như chống giặc”; lấy xã, phường là pháo đài, người dân là chiến sĩ, nhân dân vừa là trung tâm phục vụ, vừa là chủ thể thực hiện. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân.

Những nơi chưa làm thì kiện toàn ngay các ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp do bí thư cấp ủy đứng đầu; thiết lập trung tâm chỉ huy do chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp đứng đầu; ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ và tổ chức ứng trực 24/24. Đến ngày 05/9/2021 vẫn còn 8 địa phương chưa thiết lập trung tâm chỉ huy.

Khi mục tiêu đã rõ, chiến lược đã thông, phương pháp đã được xác định, cần tập trung, quán triệt nghiêm túc, tổ chức thực hiện quyết liệt, có hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát ở các cấp, các ngành, nhất là tại xã, phường, thị trấn. Các nhiệm vụ, giải pháp đã có đầy đủ tại các văn bản chỉ đạo, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số điểm cần lưu ý.

Trước hết, nâng cao hiệu quả, hiệu lực lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, nhất là trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Các địa phương khi phải thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội phải xác định mục tiêu cụ thể cần đạt được. Đã hy sinh phát triển kinh tế để thực hiện giãn cách thì phải kiểm soát được dịch bệnh theo tiêu chí của Bộ Y tế, dứt khoát không để tình trạng giãn cách không triệt để, kéo dài mà không đạt được mục tiêu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân, gây bức xúc xã hội. Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm nếu buông lỏng quản lý, lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; kịp thời có các hình thức động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt.

“Trong thời gian giãn cách xã hội mà làm chập chờn thì mất cả hai: Không kiểm soát được dịch mà kinh tế thiệt hại, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng. Giãn cách xã hội phải làm triệt để, trong thời gian ngắn. Phải đón đầu, ngăn chặn dịch bệnh chứ không phải chạy theo dịch bệnh”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý, các địa phương, nhất là các xã, phường, thị trấn đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, phải thực hiện bằng được 5 nhiệm vụ: Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về giãn cách, cách ly, “ai ở đâu ở đó”; bảo đảm an sinh xã hội, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc; bảo đảm mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, ngay tại xã, phường, thị trấn, khi người dân có yêu cầu phải đáp ứng kịp thời; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, an dân trên địa bàn; tuyên truyền, vận động để dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo và dân làm, cùng với hệ thống chính trị tham gia phòng, chống dịch tích cực, hiệu quả.

Về công tác y tế, các địa phương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội phải thần tốc xét nghiệm diện rộng cho toàn bộ người dân một cách hiệu quả và bảo đảm an toàn; phấn đấu đến 15/9/2021 tại các khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, lấy mẫu xét nghiệm tất cả người dân ít nhất ba lần (2-3 ngày/lần); các khu vực khác lấy mẫu xét nghiệm tất cả người dân ít nhất một lần (từ 5-7 ngày/lần). Các vùng xanh thì vẫn tiếp tục xét nghiệm tầm soát thường xuyên, sớm phát hiện F0 và truy vết nhanh, dập dịch nhanh.

Tiếp tục mở rộng, nâng cao năng lực điều trị và đảm bảo đủ máy thở, ô xy y tế và thuốc điều trị, nhất là ở tầng 2 để giảm số bệnh nhân chuyển nguy kịch, tử vong; thiết lập và vận hành hiệu quả các trạm y tế lưu động; khẩn trương tổ chức tiêm vaccine ngay khi được phân bổ bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả, vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất. Về vaccine cho trẻ em, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện.

Về sản xuất và lưu thông hàng hóa an toàn, Thủ tướng yêu cầu từng bước khôi phục và đẩy mạnh sản xuất tại các địa phương kết thúc giãn cách xã hội, đảm bảo an toàn và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch tại khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Các địa phương khi ban hành theo thẩm quyền các quy định về phòng, chống dịch, nhất là vấn đề giao thông, lưu thông hàng hóa, cần cân nhắc kỹ lưỡng cách làm, thời điểm thực hiện, đánh giá tác động, chuẩn bị truyền thông…; phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn. Trường hợp cần thiết báo cáo xin ý kiến Ban chỉ đạo Quốc gia.

Thủ tướng nêu rõ, việc thiết lập hệ thống chỉ huy, kiểm tra trực tuyến tới tận cấp xã, phường, thị trấn không chỉ để tăng cường kiểm tra, giám sát hiệu quả hơn mà còn giúp các cấp giữ liên hệ gần gũi, trao đổi kỹ lưỡng hơn, hiểu nhau hơn. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thì mỗi cấp phải làm việc của mình, cấp trên kiểm tra, đôn đốc cấp dưới, cấp dưới báo cáo, đề xuất cấp trên, “ai vào việc đấy, đúng vai thuộc bài, không ai làm thay ai, tất cả phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi nhân dân thông cảm, chia sẻ và tích cực tham gia phòng chống dịch, nhất là việc thực hiện giãn cách xã hội để ngăn chặn lây lan. Trong lúc đang đẩy mạnh tiêm chủng vaccine đảm bảo thích ứng an toàn với dịch COVID-19 thì phòng dịch vẫn là cơ bản, quyết định, lâu dài, trong đó có biện pháp giãn cách xã hội, đòi hỏi phải có sự chia sẻ, thông cảm, hưởng ứng của nhân dân.

Trong khi nỗ lực thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, cần chủ động, nghiên cứu, chuẩn bị các kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh khi có nhiều vaccine hơn trong 1 đến 2 tháng tới, nhất là ở những nơi đã tiêm đủ vaccine. Khi đã thực hiện được mục tiêu về tiêm vaccine thì có thể thiết lập kịch bản thích ứng an toàn: Giao thông an toàn, đi lại an toàn, sản xuất an toàn, dịch vụ an toàn…, cùng với việc mỗi người có ý thức an toàn để bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, bảo vệ cộng đồng xã hội. Thủ tướng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch kịch bản khôi phục kinh tế xã hội thích ứng an toàn với dịch bệnh.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu truyền thông là để dân biết – dân hiểu – dân tin – dân theo – dân làm, chỉ có như vậy với sức mạnh của nhân dân mới chống dịch thành công. Nhắc lại câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, Thủ tướng nêu rõ: Chúng ta thấu hiểu khó khăn của doanh nghiệp, của nhân dân để phấn đấu quyết liệt hơn, nỗ lực hơn, quyết tâm đạt mục tiêu đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới.

Nguồn: chinhphu.vn

  • Tweet
Tin liên quan
  • Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ ngành y tế - nơi ươm mầm và cổ vũ tài năng trẻ
  • Tập trung chỉ đạo điều hành, hướng dẫn, đôn đốc hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt các chỉ tiêu về dân số
  • Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
  • Y dược cổ truyền kết hợp y dược hiện đại trong điều trị bệnh không lây nhiễm
  • Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai
  • Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng
  • Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Bệnh tim mạch đang ngày càng trẻ hoá, mỗi năm 200.000 người Việt tử vong vì bệnh này

Thứ Bẩy, ngày 28/12/2024 04:44

Bệnh tim mạch đang ngày càng trẻ hoá, các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội tiếp nhận liên tục nhiều trường hợp bệnh nhân rất trẻ, thậm chí ngoài 20 tuổi đã có những biến chứng nặng của như nhồi máu...

16 báo cáo được công bố tại hội nghị khoa học ngoại khoa lần thứ 13

Thứ Bẩy, ngày 28/12/2024 04:41

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp tổ chức hội nghị khoa học ngoại khoa thường niên lần thứ 13. Hội nghị thu hút sự hàng trăm chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực ngoại khoa đến từ các bệnh viện, trung...

Gia Lai: Thêm hai người tử vong vì bệnh dại

Thứ Bẩy, ngày 28/12/2024 04:39

Ngày 27/12, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết, địa bàn vừa có 2 người đàn ông tử vong do bệnh dại. Đây là các trường hợp bị chó cắn từ trước đó...

Kosovo phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên ở một người trở về từ châu Phi

Thứ Bẩy, ngày 28/12/2024 04:38

Cơ quan y tế Kosovo hôm nay cho biết đã phát hiện trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên của nước này là một người đàn ông vừa trở về từ châu Phi. ...

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh: Cứu sống bệnh nhân ngừng tim ngoại viện do vết thương thấu ngực

Thứ Bẩy, ngày 28/12/2024 04:34

Tiến sĩ, Bác sĩ, Chuyên khoa II, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh ( Nghệ An ) Nguyễn Hồng Trường cho biết: Bệnh viện vừa lập kỳ tích khi cứu sống bệnh nhân nam ngừng tuần hoàn...

Yếu tố giúp Việt Nam có tỉ lệ tử vong do bệnh dịch thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 14:57

Kết quả điều trị bệnh dịch của Việt Nam có tỉ lệ tử vong thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á nhờ kinh nghiệm lâm sàng, nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện của các chuyên gia. Sáng...

Mổ cấp cứu người đàn ông 39 tuổi sau tai nạn tại nhà

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 14:56

Trong đêm giáng sinh 24/12/2024, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận bệnh nhân 39 tuổi tự bẻ “của quý” của mình, làm gãy dương vật, phải mổ cấp cứu. Đây là trường hợp tai...

Nuôi dưỡng thành công trẻ sơ sinh nặng 1 kg

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 14:55

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay, trẻ chào đời với cân nặng vỏn vẹn 1 kg, nhờ sự nỗ lực của các y bác sĩ, trẻ được chăm sóc và nuôi dưỡng thành công. Khi bé được 2 kg đã được về với...

Cứu sống trẻ sơ sinh tổn thương não bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 14:53

Các bác sĩ khoa Sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện cứu sống một trường hợp trẻ sơ sinh bị tổn thương não do bị ngạt khi sinh bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ...

10 năm bỏ sót bệnh, người đàn ông được bác sĩ phát hiện mắc hội chứng Conn

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 14:52

Bệnh nhân H.V.D, 54 tuổi, ở Hà Nội đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec tái khám do hạ kali máu, tăng huyết áp thì bất ngờ được phát hiện mắc hội chứng Conn. Bệnh viện này tiếp nhận...

Người phụ nữ được cứu hoại tử đầu chi do bệnh động mạch chi dưới

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 14:51

Mới đây, Khoa Chẩn đoán và Can thiệp Tim mạch tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận và can thiệp mạch chi dưới thành công trường hợp bệnh nhân nữ L.T.K 87 tuổi vì đau...

Cắt bỏ khối u nặng khoảng 2.500gram

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 14:49

Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên, các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng của bệnh viện vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u mỡ đùi trái nặng khoảng...

Đau tức ngực phải, đi khám phát hiện tổn thương giai đoạn tiền ung thư phổi

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 14:47

Đến viện kiểm tra vì đau tức ngực phải, người đàn ông được chẩn đoán mắc tăng sản dạng tuyến không điển hình (AAH) - tiền thân của ung thư biểu mô tuyến phổi. Hình...

Hành trình cứu nạn nhân 'nguy kịch tưởng chết' trong vụ ngộ độc ở Long Biên

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 14:45

Một giờ sau khi vào viện, người đàn ông trong vụ ngộ độc tại Long Biên (Hà Nội) bất ngờ rơi vào tình trạng vật vã, tím tái toàn thân, thở nhanh, rối loạn sóng điện tâm đồ rồi suy tuần...

Sẵn sàng triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế năm 2024

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 14:43

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Ngành bảo hiểm xã hội sẵn sàng triển khai công tác thực hiện Luật để bảo đảm quyền lợi...

Tăng 300 giường bệnh cho các đơn vị trực thuộc Sở Y tế

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 14:42

Các đơn vị được phép tăng giường bệnh trong đợt này là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, Bệnh viện II Lâm Đồng, Bệnh viện Nhi Lâm Đồng, Bệnh viện Y học cổ truyền Bảo Lộc, Trung tâm Y...

Bệnh viện Nguyễn Trãi có Khoa Bảo vệ sức khoẻ cán bộ TP HCM

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 14:40

Khoa Bảo vệ sức khoẻ cán bộ TP HCM được chuyển từ Phòng khám Quản lý sức khỏe số 1 thuộc Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ TP. Ngày 25-12, Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP HCM) tổ...

Huyện Tân Uyên tăng cường biện pháp chống rét và dịch bệnh

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 14:36

Những ngày qua, nhiệt độ tại các địa phương trong tỉnh xuống thấp, nhiều nơi rét đậm, rét hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là người già và trẻ em, những người có...

Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh đẩy mạnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 14:32

Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn được thực hiện chặt chẽ tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh góp phần đảm bảo môi trường an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh. Quản lý đồ...

Triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ em trên địa bàn thành phố

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 14:25

Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai đã triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi, sởi-Rubella cho trẻ từ 9 tháng đến 60 tháng tuổi trên địa bàn thành phố. Người dân xã Đồng...

Hoạt động Lãnh đạo Bộ
Tin tổng hợp
Thông tin chỉ đạo điều hành
Hoạt động của địa phương
Điểm tin Y tế
Chuyển đổi số y tế

Liên kết

---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngành

Thăm dò ý kiến

  • %
Bình chọn Kết quả Ghi lại

Từ khóa » Hình ảnh Tp Hcm Giãn Cách