Thực Hiện Pháp Luật Bao Gồm Mấy Hình Thức?

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Vậy thực hiện pháp luật bao gồm mấy hình thức? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Thực hiện pháp luật là gì?

Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất đính nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

Thực hiện pháp luật bao gồm mấy hình thức?

Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm

Tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật. Ví dụ, không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe trong tình trạng say rượu…;

Thi hành pháp luật

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật được. Ví dụ, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi già yếu;

Sử dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình. Ví dự: công dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật. Nét đặc biệt của hình thức thực hiện pháp luật này so với tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật là chủ thể pháp luật có thể thực hiện hay không thực hiện quyền mà pháp luật cho phép còn ở hai hình thức trên, việc thực hiện mang tính bắt buộc;

Áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lí những vấn để cụ thể thuộc trách nhiệm của mình (Xf. Áp dụng pháp luật).

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền.

Đây là hình thức các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trong đời sống, nhằm xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí… cho các chủ thể cụ thể, trong những trường hợp cụ thể. Đây là hình thức thực hiện pháp luật rất quan trọng, phức tạp, vì vậy nó cần được nghiên cứu kĩ hơn ở phần sau.

Mời bạn đọc xem thêm:

  • Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế
  • Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế
  • Chủ thể của tội phạm là gì?

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Thực hiện pháp luật bao gồm mấy hình thức?” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về Xác nhận tình trạng hôn nhân; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty hoặc mẫu tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đặc điểm cơ bản của pháp luật

1) Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;2) Thể hiện ý chí của nhà nước;3) Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện;4) Được thể hiện dưới những hình thức nhất định: pháp luật tập quán; pháp luật án lệ; văn bản quy phạm pháp luật;5) Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo chọ pháp luật được thực hiện.

Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích; định hướng của nhà nước.

Các đặc trưng cơ bản của pháp luật ?

Thứ nhất, pháp luật có tính quyền lực nhà nướcThứ hai, pháp luật có tính quy phạm phổ biếnThứ ba, pháp luật có tính hệ thốngThứ tư, pháp luật có tính xác định về hình thức

Bình chọn bài viết

Từ khóa » Có Mấy Hình Thức Thực Hiện Pháp Luật Lấy Ví Dụ Minh Họa