Thực Hiện Thông Suốt Việc Giảm Giới Hạn Lưu Huỳnh Trong Dầu Nhiên ...
Vào ngày 01/01/2020, quy định mới về ngưỡng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu hàng hải nhằm cắt giảm 70% tổng lượng phát thải ôxít lưu huỳnh từ vận tải biển được thực hiện trên phạm vi toàn cầu, mở ra một kỷ nguyên mới về không khí sạch hơn ở các cảng, các khu vực ven biển và toàn thế giới.
Một năm trôi qua, các dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển đổi dầu nhiên liệu với hàm lượng lưu huỳnh thấp diễn ra vô cùng suôn sẻ - đây là minh chứng cụ thể và thuyết phục cho sự chuẩn bị kỹ lưỡng của tất cả các bên liên quan trước khi quy định mới này có hiệu lực.
Từ ngày 01/01/2020, ngưỡng giới hạn trên của hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu của tàu biển đã giảm xuống còn 0,5% từ mức 3,5% trước đây - theo quy định thường được gọi là "IMO 2020" nêu tại Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (MARPOL). Điều này làm giảm đáng kể lượng ôxít lưu huỳnh phát thải từ tàu.
Ông Roel Hoenders - Trưởng bộ phận Ô nhiễm không khí và Tiết kiệm năng lượng của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) cho biết: "Suốt cả năm 2020, chỉ có 55 trường hợp báo cáo về việc không có sẵn dầu nhiên liệu hàng hải tuân thủ giới hạn 0,50% lưu huỳnh trong Hệ thống Thông tin vận tải biển tích hợp toàn cầu (GISIS) của IMO".
"Với hơn 60.000 tàu biển qua lại các đại dương trên thế giới trong năm ngoái, đây là một tỷ lệ thấp đáng kể các tàu gặp khó khăn trong việc tiếp nhận nhiên liệu phù hợp. Chúng ta đã có rất nhiều sự chuẩn bị trong suốt cả năm 2019 cũng như trước đây, từ tất cả các bên liên quan và tất cả các dấu hiệu đều chỉ ra không có vấn đề gì đáng kể với việc cung cấp dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp", ông Roel Hoenders nói.
Ngay cả trong đại dịch Covid-19, các tàu chở hàng vẫn tiếp tục vận chuyển hàng hóa, bao gồm cả thực phẩm và thuốc, thiết bị y tế thiết yếu, đi khắp thế giới và việc thực hiện Quy định "IMO 2020" không gây ra bất kỳ gián đoạn nào trong giao thương.
Nhiên liệu tuân thủ bao gồm dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp (VLSFO) và dầu khí hàng hải (MGO). Một số tàu thực hiện biện pháp hạn chế phát thải ôxít lưu huỳnh bằng cách lắp đặt hệ thống làm sạch khí thải - thường được gọi là "máy lọc". Điều này được chấp nhận theo Công ước MARPOL như là phương pháp thay thế để đáp ứng yêu cầu về giới hạn lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu hàng hải. Hơn 2.350 hệ thống "máy lọc" đã chính thức được báo cáo cho IMO như là "phương pháp tương đương" được phê duyệt bởi các Quốc gia tàu mang cờ quốc tịch.
Tàu cũng có thể được trang bị động cơ sử dụng các nhiên liệu khác nhau, có thể chứa tỷ lệ thấp hoặc không chứa lưu huỳnh, chẳng hạn như khí tự nhiên hóa lỏng hoặc nhiên liệu sinh học.
Để đáp ứng Quy định "IMO 2020" phần lớn các tàu buôn trên toàn thế giới chuyển từ sử dụng dầu nhiên liệu nặng (HFO) sang sử dụng VLSFO. Nói chung, đây là hỗn hợp dầu nhiên liệu mới, được sản xuất bởi các nhà máy lọc dầu để đáp ứng giới hạn lưu huỳnh mới, phù hợp với hướng dẫn của IMO và tiêu chuẩn của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO).
Đứng trước các yêu cầu mới đối với dầu nhiên liệu hàng hải, IMO đã ban hành hướng dẫn xử lý các loại nhiên liệu pha trộn mới, đề cập đến các tác động của việc chuyển đổi từ HFO sang VLSFO, bao gồm cả việc đánh giá, quản lý rủi ro; nhấn mạnh các rủi ro tiềm ẩn về an toàn để có thể giảm thiểu chúng trong quá trình chuyển đổi dầu nhiên liệu của tàu. Trong cả năm 2020 và tháng 01 năm 2021, IMO chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về các vấn đề an toàn liên quan đến VLSFO.
Trong năm 2020, một nhóm công tác của IMO đã xem xét các vấn đề an toàn dầu nhiên liệu nói chung và nhu cầu về các yêu cầu bắt buộc khác để đảm bảo dầu nhiên liệu được cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn và chất lượng yêu cầu. Báo cáo của nhóm sẽ được thảo luận tại phiên họp thứ 103 của Ủy ban An toàn hàng hải (MSC) thuộc IMO trong tháng 5 năm 2021.
Theo kế hoạch, trước đó tại phiên họp thứ tám của Tiểu ban Phòng ngừa ô nhiễm từ tàu (PPR 8) của IMO, dự kiến họp trực tuyến từ ngày 22 đến ngày 26/3/ 2021, sẽ xem xét thêm các vấn đề về chất lượng của VLSFO, bao gồm cả các tác động có thể có về phát thải muội than từ tàu.
Yêu cầu chất lượng dầu nhiên liệu
Các điều khoản trong Quy định 18 của Phụ lục VI "Các quy định về ngăn ngăn ô nhiễm không khí từ tàu" thuộc Công ước MARPOL điều chỉnh chất lượng dầu nhiên liệu. Quy định II-2 4.2.1 của Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS) bao gồm yêu cầu về điểm chớp cháy của dầu nhiên liệu tàu biển.
Ngoài các yêu cầu trong Phụ lục VI của Công ước MARPOL và Quy định II-2 4.2.1 của Công ước SOLAS, VLSFO còn phải đáp ứng tiêu chuẩn ISO 8217 cũng như Thông số công bố công khai của ISO (PAS) 23263 - cung cấp hướng dẫn về việc áp dụng tiêu chuẩn nhiên liệu hàng hải ISO 8217 hiện có đối với dầu nhiên liệu hàng hải tuân thủ giới hạn lưu huỳnh 0,50%.
Các tiêu chuẩn nêu trên đối với dầu nhiệu được ban hành nhằm đảm bảo an toàn cho tàu và bảo vệ môi trường biển.
Toàn bộ đội tàu biển Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi suôn sẻ sang sử dụng dầu nhiên liệu hàng hải với hàm lượng lưu huỳnh 0,50% từ ngày 01/01/2020, không gặp phải bất kỳ vấn đề đáng kể nào về kỹ thuật và thương mại./.
Từ khóa » Dầu Vlsfo
-
GIÁ NHIÊN LIỆU CÓ HÀM LƯỢNG LƯU HUỲNH THẤP TẠI ...
-
Giá Nhiên Liệu Tàu Biển Tăng Cao Làm Tăng Sức ép Lạm Phát
-
Sử Dụng Dầu Nhiên Liệu Hàng Hải Hàm Lượng Lưu Huỳnh Thấp Làm ...
-
Giá Nhiên Liệu Tàu Biển Tăng: Kẻ Thù Vô Hình Của Lạm Phát Toàn Cầu
-
Một Số Lưu ý Khi Sử Dụng Dầu Nhiên Liệu Có Hàm Lượng Lưu Huỳnh Thấp
-
Giá Nhiên Liệu Thế Giới Vẫn ổn định Khi Nhu Cầu Vận Tải Quốc Tế Bùng Nổ
-
Dầu Nhiên Liệu “lên Ngôi” ở Châu Á - BVSC
-
Singapore Bunker Prices
-
Giá Nhiên Liệu Hàng Hải Tăng Vọt, Sự Hồi Sinh Của “Scrubber - Vsico
-
Tại Sao Nhiên Liệu VLSFO độc Hại Lại Là Mối Nguy Hiểm đối Với Vận ...
-
[DOC] Hướng Dẫn Quản Lý Nhiên Liệu Tàu Biển
-
Giá Nhiên Liệu Hàng Hải Tăng Mạnh Tháng 2/2022 - Vsico
-
Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Thận Trọng Với đơn Hàng Lớn
-
Kinh Doanh: Phí Bảo Hiểm Tiền Mặt VLSFO Của Dầu Nhiên Liệu Châu ...
-
South America Bunker Fuel Market | 2022 - 27 - Mordor Intelligence
-
United States Bunker Fuel Market | 2022 | Industry Share, Size, Growth