Thực Hư Bản đồ Kho Báu ở Hòn đá Chữ - VietNamNet
Có thể bạn quan tâm
Ở suối Hố Giang (thôn Thành Sơn Tây, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) có một tảng đá viết bằng chữ Chăm nên người dân gọi là hòn đá Chữ. Dân gian đồn rằng, đây chính là nơi chôn cất kho báu của vua Chămpa nên ra sức đào bới tìm kiếm. Vậy thực hư sự việc như thế nào?
Mục sở thị 'kho báu’ cổ Nam Bộ của tay chơi miền Tây Kho báu dưới đáy biển Quảng Ngãi: Khoảnh khắc rùng mình đối mặt thần giữ của Bất ngờ tìm thấy kho báu 200 tấn vàng 100 năm tuổi“Mục sở thị” hòn đá Chữ
Từ đập Hố Giang ở dưới chân núi đi xe máy khoảng 1km đường dốc đá, vòng vèo là sẽ đến được hòn đá Chữ. Đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh một bức tranh sơn thủy hữu tình. Suối Hố Giang tuyệt đẹp, những tảng đá khổng lồ nằm nối tiếp nhau, chồng lên nhau và có những tảng dựng đứng lên như một tấm bia khổng lồ.
Hòn đá Chữ nằm giữa lòng suối, chỉ lộ thiên vào mùa nước cạn. Hòn đá này rộng khoảng hơn 2m, dài hơn 3m, khắc đầy minh văn viết bằng chữ Chămpa cổ. Hòn đá có tổng cộng 15 hàng chữ nhưng do bị nước xói mòn, rêu phủ đen nên rất khó nhận diện.
Quanh hòn đá Chữ còn vô số những dấu vết như bàn chân của một người và nhiều dấu vết, nhiều lỗ tròn trên bề mặt phiến đá. Người dân trong vùng giải thích đó là dấu chân và dấu gậy của người khổng lồ ngày xưa gánh đất, vật liệu đi xây kho báu.
Những dấu chân được cho là của người khổng lồ quanh hòn đá Chữ. |
Cách hòn đá Chữ khoảng 50m có một tảng đá có vân rất lạ, hình hộp chữ nhật được người dân gọi là đá quan tài.
Dưới chân hòn đá Chữ khoảng dăm mét có một hang ngầm rất sâu, dường như không đáy, đường kính miệng hang chừng 1m. Người dân gọi đó là một giếng sâu thông ra tận biển khơi. Bao nhiêu thế kỷ đã đi qua với những mùa mưa nắng khắc nghiệt nhưng bao giờ miệng giếng cũng chìm sâu dưới hai ba tấc nước.
Dân địa phương kể rằng, những dịp hạn hán kéo dài, mỗi khi trời sắp mưa, lòng giếng sâu vọng lên những tiếng ồ ồ rất dữ dội. Từ các làng xung quanh, có thể nhìn thấy cầu vồng bảy sắc rực rỡ hiện ra trên hòn đá Chữ nên người dân còn gọi là hang ồ ồ.
Theo ông Võ Văn Phụng - Trưởng thôn Thành Sơn Tây, những năm 1971 - 1972, máy bay Mỹ ném bom làm bật ra những bức tường thành xây bằng gạch Chăm nằm sâu trong vùng núi Hố Giang, người dân đến mang gạch này về dùng.
Nhiều người kể rằng đã thấy những đoạn tường thành xây bằng gạch Chăm ẩn trong lòng đất. Chính những đoạn tường thành này, cộng với hòn đá Chữ, giếng nước trong lòng Hố Giang mà nhiều người tin đó là những ký hiệu dẫn đến kho báu của vua Chămpa.
Dùng bùa ngải tìm kho báu
Trong vô số những câu chuyện về kho báu ở Hố Giang, người dân địa phương thường kể câu chuyện một cậu bé nhà nghèo, nghe lời đồn đoán về kho báu nên mải miết đi tìm để đổi đời.
Một hôm cậu phát hiện hang đá lớn ở Hố Giang, trong hang đầy ánh hào quang tỏa ra từ những pho tượng bằng vàng. Chìm trong mê hoặc, cậu bé đi vào sâu trong hang cho đến khi cửa hang bất ngờ khép lại, kho báu vĩnh viễn chìm trong bí mật.
Thời điểm khu vực Hố Giang trở nên nhốn nháo tấp nập nhất có lẽ là vào những năm 80 của thế kỷ trước, lúc xuất hiện cơn sốt vàng Hời. Quãng thời gian này, trào lưu sưu tập và buôn bán cổ vật Chămpa diễn ra rầm rộ khiến việc săn lùng cổ vật diễn ra ráo riết. Khởi đầu cho việc săn lùng vàng Hời ở đây là giới săn lùng cổ vật và đông đảo dân rà phế liệu.
Trên tảng đá có viết chữ Chăm nên người dân gọi là hòn đá Chữ. |
Theo bà Nguyễn Thị Trinh (71 tuổi, ngụ thôn Thành Sơn Tây), vào những năm đó, dòng người cứ nối tiếp nhau kéo đến suối nước Hố Giang đào bới, săm soi từng gốc cây tảng đá. Ban đầu là những người ở xa tìm đến, sau đó kéo theo sự tò mò hiếu kỳ và tham gia của những người địa phương.
“Thậm chí, có lúc ở khu vực Hố Giang tập trung đến hàng trăm người, lăn lộn bò lết, ăn dầm nằm dề ngày này qua ngày khác. Tất cả đều nuôi một hy vọng là tìm thấy kho báu nằm đâu đó dưới lòng đất Hố Giang. Nhưng sau nhiều năm ròng, khi đa số các nhóm người đến đây đào bới rồi đều thất vọng ra về”, bà Trinh kể lại.
Chẳng những giới săn cổ vật, dân tìm phế liệu, mà cả những thầy bùa, thầy pháp, thầy phong thủy cũng đến đây tìm kiếm kho báu. Họ sử dụng đủ thứ phương pháp từ tầm long điểm huyệt đến sử dụng bùa ngải, cúng tế cầu khấn các loại.
“Cách đây gần 15 năm, sau khi các cơ quan chức năng tiến hành khai quật Hố Giang rồi rút đi, nhiều người đã kéo đến đây đào bới để tìm vàng. Có ông thầy pháp còn mời cả người Chăm đến tìm, thuê người dân trong vùng đến đào bới, ăn ngủ luôn trong hố. Lực lượng công an, bộ đội được cử đến túc trực tại Hố Giang mới bảo vệ được di tích này, chứ không thì bây giờ đã bị đào bới sạch cả rồi”, ông Phụng cho biết.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù các cuộc tìm kiếm kho báu đề không có kết quả, nhưng với quan niệm về vận may mỗi người mỗi khác, thi thoảng vẫn có những nhóm người lên Hố Giang tìm vàng.
Năm tháng qua đi, những câu chuyện về vàng Hời ở suối Hố Giang không những không mất đi mà ngày một nhiều, được khuếch đại và tô vẽ bởi nhiều chi tiết ly kỳ. Bởi thế, vẫn không ít người tin rằng kho báu Vua Chămpa là có thật, chỉ có điều là chưa tìm được mà thôi.
Giải mã hòn đá Chữ
Nói về kho báu ở suối Hố Giang, ông Phụng khẳng định tất cả những câu chuyện về kho vàng dưới Hố Giang đều hoang đường, do người đời dựa vào những dấu hiệu trên các tảng đá và hòn đá Chữ mà thêu dệt nên.
“Hố Giang nằm trong lòng núi có tên Mạch Vàng từ xa xưa, lại có hòn đá Chữ bí ẩn nên nhiều người suy đoán trong núi có kho vàng của người Chăm. Tên Hố Giang là do người dân trong vùng phát âm “v” thành “d” chứ tên thật là Hố Vang vì quanh năm mọi người nghe tiếng nước suối chảy. Cũng có người vì quá tin là núi có vàng nên cứ nghĩ tên Hố Giang là do cách phát âm của từ Hố Vàng mà ra”, ông Phụng nói.
Trong các tư liệu về Hố Giang được Thư viện Tổng hợp Bình Định lưu giữ có bài viết của nhà văn Từ Quốc Hoài giả định vùng Hố Giang này là kinh đô sơ tán của vua Chiêm Thành trong cuộc chiến chống quân Nguyên vào cuối thế kỷ XIII.
Theo ý kiến này thì trong cuộc chiến xâm lăng của quân Nguyên bắt đầu diễn ra vào năm 1282, quốc vương Chiêm Thành là Indravarman V cho đốt kho lương, bỏ trống kinh thành Đồ Bàn, cùng quân sĩ cố thủ tại một vùng núi hiểm trở. Cuộc chiến diễn ra trên những vùng rừng núi sơn lam chướng khí, các kho lương bị thiêu hủy nên làm cho quân Nguyên lâm vào cảnh khốn đốn: đói, bệnh tật, bị tập kích tứ phía.
Đầu năm 1284, nhà Nguyên lại phái quân tăng viện, nhưng khi tới cảng Thị Nại thì lại bị quân Chiêm Thành chống cự quyết liệt gây tổn thất nặng phải kéo quân đi nơi khác. Năm 1285, cùng với thắng lợi của Đại Việt, vương quốc Chiêm Thành trở lại yên bình, vua Indravaraman 5 cùng triều thần rời kinh đô sơ tán tại vùng núi hiểm trở trở về kinh thành Đồ Bàn.
Dựa vào những dấu tích của người Chămpa còn lưu lại trên những vùng núi hiểm trở của dải đất Bình Định, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết, vùng núi hiểm trở được Indravarman V chọn làm kinh đô sơ tán có thể là hai nơi đáng lưu ý.
Một là, vùng núi Bà án ngữ phía Đông thành Đồ Bàn (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) nơi có Hòn Chuông nổi tiếng. Hai là, vùng Hố Giang nằm về phía Bắc kinh đô Đồ Bàn khoảng 70km, với rất nhiều đèo dốc hiểm trở. Quân Nguyên muốn đi đến được vùng Hố Giang phải hành quân mất nhiều ngày giữa vùng rừng núi đầy sơn lam chướng khí.
“Đó chỉ là giả thuyết, vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu. Nếu thật sự Hố Giang là nơi sơ tán thì ở đây cũng không có bất kỳ kho báu nào. Vì sơ tán là một việc cấp bách nên không có thời gian để mang theo vàng hay bất kỳ đồ gì quý giá”, ông Đinh Bá Hòa - nguyên Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định cho biết.
Cũng theo ông Hòa, hòn đá Chữ ở suối Hố Giang chính là bia Thành Sơn, được người Pháp thống kê từ năm 1932 cùng với 18 văn bia Chămpa khác ở tỉnh Bình Định. Dựa vào đặc điểm nét chữ vuông (nét chữ Chăm tròn ra đời muộn hơn nét chữ vuông) trên hòn đá Chữ, các nhà khoa học cho rằng văn bia này được ghi từ thế kỷ XII.
(Theo Pháp luật Việt Nam)
Đàn cá kỳ lạ nhất Việt Nam: Hô 1 tiếng cả ngàn con bay lên nhảy múa
Bạn có tin cá lại thích ăn mì tôm, nghiện bim bim, biết bú bình như trẻ nhỏ hay biết nhảy múa như khiêu vũ trên mặt nước mỗi khi có khách đến chơi? Nhưng những đàn cá thần kỳ như vậy lại có thật ở Việt Nam.
Đồng hồ Rolex của cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh bây giờ ở đâu?
‘Trùm’ đường dây đánh bạc Nguyễn Văn Dương khai đưa cho ông Vĩnh đồng hồ Rolex 7.000USD, ông Vĩnh nói trả cho Dương 1,1 tỷ đồng. Chiếc đồng hồ vẫn đang là ‘ẩn số’.
Sự thật đào tiên khổng lồ mới xuất hiện: 1kg/quả, rẻ như rau muống
Giống hệt đào Nhật Bản, bán tràn ngập trên thị trường dưới mác “đào Sapa”, thế nhưng ít ai biết rằng, loại đào tiên khổng lồ có xuất xứ từ Trung Quốc này có giá bán khoảng 10.000 đồng/quả.
Loại quả 'cứu tinh' tương lai thế giới, thứ tầm thường lăn lóc ở Việt Nam
Xung quanh chuyện cây mít, ở Việt Nam có những giống mít độc đáo như mít khổng lồ, mít dài hàng mét, mít không hạt, không mủ ăn được cả xơ,... khiến nhiều người thích thú.
Trump ra đòn quyết định dìm Trung Quốc: Nỗi ám ảnh 100 năm hiện về
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang chưa có dấu hiệu dừng lại ẩn chứa nhiều nỗi lo hơn là cơ hội.
Gửi ô tô 3 ngày ở Bệnh viện Nhi TW mất 1,7 triệu đồng
Đoạn clip phản ánh cuộc tranh cãi giữa người nhà bệnh nhi và bảo vệ của Bệnh viện Nhi Trung ương vì gửi xe 3 ngày bị tính 1,7 triệu đồng gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Sự thực 4 chiếc gối dư thừa, khăn trải ngang cuối giường khách sạn
Có bao giờ bạn tự hỏi 4 chiếc gối và chiếc khăn được trải ngang ở cuối giường trong khách sạn dùng để làm gì không?
Từ khóa » Bản đồ Kho Báu Cổ Xưa
-
100+ Bản Đồ Kho Báu & ảnh Bầu Trời Miễn Phí - Pixabay
-
Bản đồ Kho Báu Hình ảnh PNG | Vector Và Các Tập Tin PSD - Pngtree
-
Tổng Hợp Bản Đồ Kho Báu Cổ Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 7/2022
-
Tổng Hợp Bản Đồ Kho Báu Đẹp Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 7/2022
-
Hành Trình Đi Tìm Kho Báu - Tấm Bản Đồ Cổ Bị Thất Lạc!!! - YouTube
-
Bản Đồ Kho Báu Bị Hư Hại Cổ Xưa Ẩn Trong Rừng Hình Minh Họa ...
-
Truy Tìm Những Kho Báu Bí ẩn Nhất Mọi Thời đại
-
Cách Tìm Kho Báu Chôn Giấu Trong Minecraft
-
[Mã LIFEM257 Giảm 12% đơn 150K] Sách - Bản đồ Kho Báu Hạnh ...
-
Kho Báu - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại | Kết Quả Trang 1
-
Đi Dạo, Bắt Gặp Kho Báu đầy Trang Sức Cổ Thú Rừng Vô Tình đào Lên
-
Những Kho Báu Vô Tiền Khoáng Hậu Của Thế Giới Cổ đại
-
Phát Hành Bản đồ Kho Báu Thế Giới - Báo Nghệ An