Thực Hư Cây Xương Rồng Có Tác Dụng Chữa Bệnh

Hình ảnh cây xương rồng
Hình ảnh cây xương rồng

1. Cây xương rồng là gì?

Hiện nay, cây xương rồng đều thuộc 2 loại đó là Xương rồng mủ trong (thuộc họ Cactaceae) và Xương rồng mủ đục (thuộc họ Euphorbiaceae và Apocynaceae). Cùng tìm hiểu về đặc điểm của loại cây này nhé.

1.1. Đặc điểm của cây xương rồng

Cây xương rồng là loài thực vật mọng nước. Cây có thể phát triển thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát đất. Thân cây mềm do chứa nhiều mủ. Thân xương rồng khá đa dạng: hình trụ, hình cầu và hình dẹt. 

Đặc điểm cây xương rồng
Đặc điểm cây xương rồng

Lá xương rồng thường dày và cuống ngắn. Gai xương rồng là biến thể của lá kèm, đặc tính này giúp xương rồng sống ở những nơi khô cằn.

Rễ xương không không có rễ trụ, chỉ có rễ cơ lưa thưa. Hoa xương rồng nở quanh năm. Hoa đa phần lưỡng tính, nở cả sáng và tối. Quả xương rồng có chứa nhiều hạt, khoảng 3000 hạt, mỗi hạt dài 0,4 - 12mm tùy loài.

1.2. Phân bố

Cây xương rồng có nguồn gốc từ châu Mỹ, sinh trưởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới.

Tại Việt Nam, cây xương rồng được nhập về làm cảnh và một số ít được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Bài nên xem
  • Trị Cốt Tán có tốt không? Mọi người nói gì về Trị Cốt Tán?Trị Cốt Tán có tốt không? Mọi người nói gì về Trị Cốt Tán?

1.3. Bộ phận dùng và  thu hái

Bộ phận dùng: Thân, lá, nhựa, nhị hoa và quả xương rồng.

Thu hái: Cây được thu hái quanh năm.

Sơ chế: Sau khi thu hái, bóc vỏ, bỏ gai và nướng hoặc rang với gạo cho đến khi có màu nâu.

1.4. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của cây xương rồng
Thành phần hóa học của cây xương rồng

Thành phần hóa học có trong cây xương rồng như sau:

  • Toàn bộ cây có chứa acid fumaric, acid tartaric và acid citric.

  • Thân xương rồng có chứa các triterpenoid: taraxerol, taraxerone, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol.

  • Nhựa xương rồng có chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol.

  • Rễ cũng chứa taraxerol.

Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh teo cơ

1.5. Có bao nhiêu loại xương rồng?

Cho đến hiện nay, xương rồng có khoảng 1500 đến 1800 loài, có thể kể đến một số loài phổ biến ở Việt Nam như:

  • Xương rồng 3 cạnh 

  • Xương rồng bát tiên

  • Xương rồng tai thỏ 

  • Xương rồng bát tiên

  • Xương rồng càng cua

  • Xương rồng lê gai

  • ....

Tuy nhiên, trong bài viết này sẽ đề cập đến cây xương rồng 3 cạnh và xương rồng bẹ với nhiều tác dụng chữa bệnh.

2. Phân biệt xương rồng 3 chia và xương rồng tai thỏ

Phân biệt xương rồng 3 chia và xương rồng tai thỏ
Phân biệt xương rồng 3 chia và xương rồng tai thỏ

Xương rồng ba chia:

  • Tên gọi khác: xương rồng ông và xương rồng 3 khía.

  • Đây là loại cây mọng nước có chiều cao trung bình từ 1 - 3m.

  • Cành và thân đều có cấu tạo 3 cạnh lồi. Trên các cạnh lồi của cây có nhiều lá nhỏ với cuống ngắn.

  • Hoa nhỏ màu vàng hoặc màu đỏ, mọc thành cụm. Quả có màu xanh.

Xương rồng tai thỏ:

  • Tên khác: xương rồng bà, xương rồng bẹ, xương rồng Nopal.

  • Thân và lá có hình giống tai thỏ với kích thướng lớn nhỏ khác nhau.

  • Toàn bộ thân được gai bao phủ. 

  • Quả có màu xanh, khi chín có màu đỏ.

Bài nên xem
  •  Sử dụng Trị Cốt Tán như thế nào để đạt hiệu quả điều trị cao nhất Sử dụng Trị Cốt Tán như thế nào để đạt hiệu quả

3. Tác dụng của Cây xương rồng

Cây xương rồng không chỉ được dùng để làm cảnh mà nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Dưới đây là các lợi ích của cây xương rồng mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Theo Y học cổ truyền

Cùng tìm hiểu về công dụng của xương rồng 3 cạnh và xương rồng tai thỏ, cụ thể như sau:

3.1.1. Công dụng của cây xương rồng 3 cạnh

Tác dụng của cây xương rồng ba cạnh
Tác dụng của cây xương rồng ba cạnh

Theo Đông y, Xương rồng 3 canh có vị đắng, tính hàn, có độc. Nó được biết đến với những tác dụng như sau:

  • Thân cây: tiêu thũng, thông tiện và sát trùng.

  • Lá: thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc và hành ứ.

  • Nhựa: tả hạ trục thủy và chống ngứa.

  • Nhị hoa: thanh nhiệt tiêu thũng.

  • Vỏ rễ và nhựa rễ dùng để chữa xổ, lợi tiêu hóa.

3.1.2. Công dụng của cây xương rồng tai thỏ

Xương rồng bẹ lại có vị đắng, tính mát, không độc và quy vào kinh tâm, phế và vị. Cây có tác dụng hành khí hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu thũng, kiện vị chỉ thống, trấn khải.

Hình ảnh của cây xương rồng tai thỏ
Hình ảnh của cây xương rồng tai thỏ

Xương rồng thường được dùng để:

  • Chữa sâu răng, đau răng.

  • Viêm dạ dày ruột cấp, sốt rét, đòn ngã, sưng đau,

  • Lá dùng để trị bệnh bí tiểu tiện, đinh sang. 

  • Nhựa dùng chữa xơ gan cổ trướng 

  • Nhựa cây dùng để chữa thấp khớp, bệnh đau thần kinh.

  • Phù thũng, bại liệt.

  • Trị mụn cóc và bệnh ngoài da

3.2. Theo y học hiện đại

Một số tác dụng của xương rồng đã được khoa học chứng minh như sau:

3.2.1. Xương rồng 3 cạnh

  • Tác dụng chống viêm: Nghiên cứu được tiến hành trên chuột cống trắng bị phù chân cho thấy tác dụng ức chế viêm đến 51,1%. Tác dụng này là do trong cây có chứa chất friedelan-3B-ol chống viêm cho cơ thể.

Xương rồng ba cạnh có tác dụng chống viêm
Xương rồng ba cạnh có tác dụng chống viêm
  • Tác dụng kháng khuẩn và kháng ung thư: Acid fumaric từ cây xương rồng kết hợp với acid succinic có tác dụng kháng khuẩn và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trên động vật thí nghiệm.

  • Tác dụng tẩy, gây nôn, sát khuẩn: Nhựa xương rồng 3 cạnh có tác dụng tẩy và nôn rất mạnh nên khi dùng cần pha loãng với nước hoặc kết hợp với vị thuốc để giảm bớt tác dụng này.

3.2.2. Xương rồng tai thỏ

  • Giảm nồng độ cholesterol: các chuyên gia cho rằng ăn xương rồng bẹ thường xuyên giúp giảm các cholesterol xấu, từ đó, làm giảm các bệnh về tim mạch.

  • Ngăn ngừa bệnh ung thư: Tác dụng này do 2 hoạt chất có trong cây đó là phenolic và flavonoid.

  • Hỗ trợ bệnh tiểu đường: Nghiên cứu trên 30 người không béo phì cho thấy lượng đường trong máu giảm 11%.

Xương rồng bẹ giúp hỗ trợ bệnh tiểu đường
Xương rồng bẹ giúp hỗ trợ bệnh tiểu đường
  • Chống viêm: Trong cây có chứa nhiều chất chống viêm rất tốt cho tim mạch, viêm loét dạ dày, giảm sưng phù.

  • Bảo vệ tế bào não: Do thành phần quercetin 3-methyl có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh hiệu quả và tránh các tổn thương.

  • Hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa: Cây có chứa phần lớn là nước giúp đào thải độc tố, giảm tích tụ mỡ dưới da và thúc đẩy hệ tiêu hóa cực tốt.

3.3. Cách dùng và liều dùng cây xương rồng

Cây xương rồng thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, đắp hoặc để nấu món ăn.

Nhựa của cây xương rồng 3 cạnh có độc nên trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để tránh gặp những tác dụng không mong muốn.

3.4. Cây xương rồng có độc không?

  • Cây xương rồng tai thỏ khi sử dụng thì an toàn hơn so với xương rồng ba cạnh. Do trong nhựa cây xương rồng ba cạnh có chứa hoạt chất gây độc cho cơ thể.
  • Nó có thể gây kích ứng niêm mạc và da. Trên da xuất hiện các vết đỏ, phồng rộp kèm cảm giác nóng rát và đau nhức.
  • Nhựa cây gây kích ứng rất nặng, nếu bắn vào mắt có thể bị mù.
Bài nên xem
  • Thuốc Trị Cốt Tán giá bao nhiêu?Sản phẩm Trị Cốt Tán giá bao nhiêu?

4. Cây xương rồng chữa bệnh gì?

Dưới đây là một số bài thuốc từ xương rồng mà bạn có thể tham khảo:

4.1. Cây xương rồng chữa bệnh đau lưng

Cây xương rồng chữa bệnh đau lưng
Cây xương rồng chữa bệnh đau lưng

Sử dụng cây xương rồng tai thỏ chữa đau lưng được thực hiện như sau: 

Chuẩn bị: Xương rồng bẹ 1 - 2 nhánh, muối hột và một miếng vải sạch.

Thực hiện: 

Xương rồng được loại bỏ hết gai. Rửa sạch nhánh xương rồng, ngâm vào nước muối sau đó vớt ra, rửa lại bằng nước và để ráo.

Cho xương rồng lên bếp nướng trong vòng 5 phút đến khi chín 2 mặt. Bọc bẹ xương rồng vào một chiếc khăn mỏng, kiểm tra nhiệt độ bẹ xương rồng.

Chườm nhẹ lên vị trí lưng bị đau. Đắp xương rồng lên vị trí đau khoảng 5 - 10 phút, khi hết nóng lại đặt lên bếp và nướng lại.

4.2. Cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ cây xương rồng như sau:

Chuẩn bị: 2 - 3 nhánh xương rồng 3 cạnh tươi và một nắm muối hạt.

Thực hiện: 

Loại bỏ hết gai trên nhánh xương rồng đã chuẩn bị. Rửa sạch xương rồng, ngâm nhánh xương rồng vào nước muối, sau đó rửa sạch lại bằng nước, vớt ra ngoài để cho ráo nước. Dùng dao chia nhỏ xương rồng.

Cho xương rồng vào cối và giã nhỏ, chú ý không nên cho nước. Cho muối trắng vào chảo và rang. Đến khi muối nóng già thì cho xương rồng giã nguyễn vào đảo đều. Đảo đều đến khi hỗn hợp trên cạn nước thì để nguội 1 – 2 phút.

Cho hỗn hợp vào mảnh vải, hoặc khăn mùi xoa. Kiểm tra nhiệt độ trước khi chườm. Khi đã đến nhiệt độ thích hợp thì chườm lên vị trí thoát vị đĩa đệm.

Xem thêm: Cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn hiện nay

4.3. Trị gai cột sống bằng xương rồng

Bài thuốc trị gai cột sống sau đây sẽ kết hợp xương rồng với cúc tần, ngải cứu, dây tơ hồng.

Cây xương rồng chữa bệnh gai cột sống
Cây xương rồng chữa bệnh gai cột sống

Nguyên liệu: 3 nhánh xương rồng 3 cạnh; ngải cứu; cúc tần và dây tơ hồng

Cách làm:

  • Dùng kéo hoặc dao loại bỏ gai ở trên nhánh xương rồng.

  • Rửa và ngâm nhánh xương rồng trong nước muối. Sau khoảng 10 – 15 phút thì vớt ra và rửa lại bằng nước, để ráo nước.

  • Dùng dao chia nhỏ xương rồng thành từng lát mỏng.

  • Với ngải cứu, cúc tần, dây tơ hồng cũng rửa sạch bằng nước và cắt thành những khúc 5cm.

  • Cho tất cả nguyên liệu chuẩn bị lên sao trên 1 chiếc chảo nóng, đảo đến.

  • Đến khi nóng già thì cho toàn bộ vào khăn mùi xoa hoặc mảnh vải nhỏ.

  • Chườm lên trên cột sống nhiều lần đến khi nguội lại bỏ vào chảo và làm nóng lên.

4.5. Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống từ xương rồng tai thỏ và gừng tươi. Gừng tươi có vị cay nóng, tính ấm giúp khí huyết lưu thông, giảm đau và kháng viêm.

Xương rồng kết hợp với gừng chữa thoái hóa cột sống
Xương rồng kết hợp với gừng chữa thoái hóa cột sống

Chuẩn bị: 1 nhánh xương rồng ba chia, 1 củ gừng tươi, 1 quả chanh, một ít muối và rượu trắng.

Thực hiện:

  • Loại bỏ hết gai xương rồng, rửa sạch nhựa. 

  • Cắt xương rồng thành lát mỏng và ngâm trong nước muối khoảng 30 phút, sau đó vớt ra để ráo.

  • Gừng tươi được xay nhuyễn và đem sao nóng cùng với xương rồng.

  • Dùng vải sạch bọc lấy hỗn hợp rồi đắp lên vị trí thoái hóa cột sống.

>> Có thể bạn quan tâm đến cây thuốc chữa bệnh xương khớp: Khám phá sự thật đằng sau hạt đười ươi chữa bệnh

4.6. Cây xương rồng trị viêm xoang

Chuẩn bị: Xương rồng tai thỏ 2 - 3 lá và giấm ăn 20ml.

Thực hiện: 

  • Đem xương rồng loại bỏ hết gai, rửa sạch và để ráo nước.

  • Dập nhẹ cho xương rồng tiết tinh dầu rồi đem nhúng vào giấm ăn.

  • Sử dụng hỗn hợp trên để ngậm. Kiên trì thực hiện trong 5 - 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Sự kết hợp giữa tinh dầu của xương rồng và acid acetic trong giấm ăn có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn. Bài thuốc dùng trong viêm xoang cấp tính, viêm họng, viêm amidan,...

4.7. Chữa đau nhức răng, sâu răng

Chuẩn bị: Xương rồng ba cạnh 2 nhánh và muối.

Thực hiện: 

  • Dùng dao loại sạch gai trên thân, rửa sạch cho hết nhựa.

  • Đem nướng cho nóng mềm, sau đó giã nát, nhặt bỏ xơ và thêm một chút muối vào đảo đều.

  • Dùng ngậm khi đau răng. Ngậm khoảng 3 - 4 lần mỗi ngày. Sau đó, súc miệng với nước sạch. Không được nuốt vì có thể gây tiêu chảy.

4.8. Trị mụn to không rõ nguyên nhân, viêm da mủ

Cây xương rồng trị mụn
Cây xương rồng trị mụn

Chuẩn bị: 1 nhánh xương rồng tai thỏ.

Thực hiện:

  • Xương rồng được loại bỏ gai và rửa sạch.

  • Xay nhuyễn xương rồng rồi ép lấy phần chất nhời.

  • Làm sạch da bằng sữa rửa mặt, sau đó bôi trực tiếp chất nhờn lên trên da. 

  • Để chất nhờn trên da khoảng 10 - 15 phút rồi rửa sạch lại với nước sạch.

4.9. Giảm đường huyết

Chuẩn bị: 40 - 60g xương rồng tai thỏ hoặc xương rồng 3 cạnh.

Thực hiện:

  • Đem xương rồng rửa sạch và sắc cùng 1 lít nước.

  • Nước thuốc được chia làm 2 lần trong ngày.

Nước sắc xương rồng rất tốt để giả đường huyết, do vậy, người bệnh nên kiên trì thực hiện đến khi lượng đường được ổn định.

4.10. Trị sốt

Do có tính mát, giải nhiệt nên xương rồng dùng để điều trị sốt rất tốt.

Quả xương rồng có tính mát giúp giải nhiệt
Quả xương rồng có tính mát giúp giải nhiệt

Chuẩn bị: quả xương rồng và mật ong.

Thực hiện:

  • Rửa sạch quả xương rồng.

  • Loại bỏ vỏ và đem ép lấy phần nước.

  • Trộn nước ép với một chút mật ong.

  • Người bệnh nên chia thành nhiều phần nhỏ để nhanh chóng khạc ra đờm.

4.11. Chữa viêm dạ dày, ruột cấp tính

Chuẩn bị: 30 - 60 xương rồng tươi và gạo.

Thực hiện:

  • Gọt bỏ gai và vỏ cành xương rồng, cắt thành lát nhỏ.

  • Đem rửa với nước cho sạch mủ và để ráo.

  • Rang xương rồng với gạo trên chảo đến khi cháy xém vàng.

  • Sau đó, đem hỗn hợp trên sắc với nước để uống.

4.12. Chữa xơ gan, cổ trướng

Xương rồng chữa xơ gan, cổ trướng
Xương rồng chữa xơ gan, cổ trướng

Cách thực hiện đơn giản như sau: Lấy nhựa cây xương rồng trộn với bột gạo, vo thành viên khoảng bằng hạt đậu. Mỗi ngày uống 2 viên.

Chú ý: Người có thai không nên sử dụng.

4.13. Tác dụng nhuận tràng

Chế biến xương rồng bằng cách lấy 0,5ml nhựa cây bôi lên thịt cá trê và đem nướng ăn. 

Cách này có tác dụng nhuận tràng mạnh nên cần kiêng kỵ với phụ nữ có thai và người già yếu.

4.14. Chữa ngã đòn sưng đau

Chuẩn bị: 30g xương rồng ba cạnh và rượu.

Thực hiện: 

  • Xương rồng cắt nhỏ và đem rửa sạch.

  • Đem xương rồng sao cháy đen. Sau đó, sắc với nửa nước nửa rượu để uống.

4.15. Món ăn từ cây xương rồng

Xương rồng cũng có thể trở thành một món ăn ngon chẳng kém gì những loại thực phẩm khác. Vừa bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh.

Cá lóc nấu xương rồng
Cá lóc nấu xương rồng

Nguyên liệu: 3 nhánh xương rồng 3 chia, cá lóc 250g, 1 nắm muối trắng, cà chua 3 quả và gừng 1 nhánh nhỏ

Cách làm:

Dùng kéo hoặc dao loại bỏ hết gai xương rồng. Rửa sạch và ngâm nước muỗi xương rồng nhằm loại bỏ hết nhựa và bụi bẩn.

Cắt xương rồng thành từng lát mỏng trộn đều xương rồng với muối cho hết mủ, sau đó rửa lại với nước.

Cá lóc ướp muối để loại nhớt và mùi tanh. Cho chút dầu vào nồi, đến khi dầu nóng thì tiếp tục cho gừng và cà chua và đảo đều, nêm mắm muối.

Đến khi cà chua nhuyễn thì đỏ một chút nước. Nước sôi thì cho cá vào, đun đến sôi. Vặn nhỏ lửa để cá thấm đều gia vị Đến khi cá bắt đầu được thì đổ thêm nước vừa ăn, đun đến sôi.

Cho xương rồng vào, đến khi chín xương rồng là có thể bắc ra thưởng thức.

Bài nên xem
  • Xin hỏi Trị Cốt Tán mua ở đâu là tốt?Xin hỏi Trị Cốt Tán mua ở đâu là tốt?

5. Một số lưu ý khi sử dụng cây xương rồng để đạt tác dụng tốt nhất

Những bài thuốc trên dù là dùng ngoài hay là món ăn thì người sử dụng nên ghi nhớ những chú ý sau đây:

  • Nhựa xương rồng có độc, vậy khi chú ý bạn cần cẩn thận để nhựa không bị dính lên mắt, mũi.

  • Ngoài sử dụng xương rồng chữa bệnh thì bạn nên kết hợp vận động thể thao nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh.

  • Không lạ dụng xương rồng quá liều trong thời gian dài vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ.

Chọn đúng loài để sử dụng an toàn và hiệu quả
Chọn đúng loài để sử dụng an toàn và hiệu quả
  • Xương rồng có rất nhiều loại nên cần tìm đúng loài mới có thể giúp điều trị bệnh an toàn.

  • Do cây xương rồng ba chia có độc, vì vậy, bạn không nên tự ý sử dụng mà phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc để hạt hiệu quả tốt nhất.

Bài viết trên có lẽ đã giúp bạn hiểu được một phần về xương rồng cũng như tác dụng của xương rồng đối với cơ thể. Các bài thuốc trên là phương thuốc dân gian chỉ nên áp dụng ở giai đoạn khởi phát và tác dụng của nó tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh.

Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt là bệnh về cơ xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy like và chia sẻ bài viết đến mọi người xung quanh. Cảm ơn bạn nhiều.

Tin liên quan

  • Khám phá sự thật đằng sau hạt đười ươi chữa bệnh
  • Rau dền gai - Vị thuốc quý trị bệnh cứu người
  • Cây cẩu tích - Tác dụng, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Từ khóa » Cây Xương Rồng Nọc Trụ