Thực Hư Tác Dụng Của Vảy Tê Tê

Tê tê là động vật hoang dã, đặc điểm dễ nhận là toàn thân và đuôi (trừ bụng) phủ một lớp sừng, xếp thành nhiều hàng như ngói lợp, có thể cuộn tròn khi gặp nguy hiểm. Sách đỏ Việt Nam xếp tê tê vào nhóm động vật có mức độ đe dọa bậc V (bị đe dọa tuyệt chủng). Tê tê cũng nằm trong danh mục II của CITES (việc buôn bán phải được kiểm soát để tránh tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng) và có tên trong nhóm nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng của Sách đỏ quốc tế (IUCN)...

Tin đồn vảy tê tê có tác dụng bổ thận tráng dương, giúp đàn ông cải thiện tình trạng yếu sinh lý, nên thời gian gần đây rộ lên nhiều vụ buôn bán, vận chuyển trái phép tê tê.

Mới đây, tại khu vực cồn Vành, xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, Thái Bình, lực lượng tuần tra đồn BP 72 - BĐBP Thái Bình đã phát hiện, bắt giữ Nguyễn Mạnh Cường (SN 1981, quê ở Minh Tân - Đông Hưng - Thái Bình), Mai Văn Tuấn, (SN 1975 thường trú tại số nhà 16 - ngõ 43 - phố Lương Khánh Thiện- quận Hoàng Mai - Hà Nội) cùng Đậu Văn Ước (SN 1970 trú tại Lương Bằng - Kim Động - Hưng Yên) đang vận chuyển trái phép động vật hoang dã về Hà Nội tiêu thụ.

30_hu1423-280

Những hình ảnh tê tê giao dịch, vận chuyển trái phép bị cơ quan chức năng phát hiện tịch thu.

Theo các tài liệu đông y, người dân một số vùng còn dùng xuyên sơn giáp chữa chứng tắc tia sữa (nướng xuyên sơn giáp tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, có thể uống cùng  một ít rượu), chữa chứng tràng nhạc vỡ loét (đốt xuyên sơn giáp nghiền nhỏ đắp vào), chữa đau nhức các khớp xương (ngày dùng 6-12gr dưới dạng uống). Ngoài ra, xuyên sơn giáp được sử dụng làm thuốc thông sữa, chữa mụn nhọt khi được phối với một số vị thuốc khác như đương quy, bạch chỉ, hoàng kỳ, tạo giáp (gai bồ kết), phục linh…: "Theo tài liệu cổ, xuyên sơn giáp vị mặn, tính hơi hàn, có độc, vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng tán huyết thông lạc, tan ung nhọt, làm thuốc chữa đậu, trẩn, tắc tia sữa. Tuy nhiên, trong sách còn ghi ung thư đã vỡ rồi mà nguyên khí hư thì không dùng được" - trích “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”.    

Các lương y giải thích, tán huyết thông lạc hiểu theo đông y là giúp máu huyết lưu thông không bị ứ trệ chứ không phải trị bệnh ung thư máu như hiểu nhầm của ông Vĩnh N. Và chứng "ung thư" được nhắc đến trong tài liệu của cố GS-TS Đỗ Tất Lợi không phải là căn bệnh nan y theo như góc nhìn của tây y, mà là chứng ung nhọt (mụn nhọt). "Vấn đề ở chỗ lâu nay, nhiều người do không có chuyên môn khi tiếp cận với các tài liệu y học cổ truyền thấy ghi cây thuốc này, con thú nọ chữa được ung thư cứ nghĩ đấy là bệnh nan y, nào biết đó chỉ là mụn nhọt. Sự nhầm lẫn này tai hại ở chỗ vì cứ nghĩ bị ung thư uống vào là hết nên thay vì điều trị tại bệnh viện chuyên khoa, nhiều người lại tự ý chữa trị cho mình, mua sừng tê giác, mua vảy tê tê về mài bột uống hay bỏ ngang phác đồ điều trị để hy vọng vào những vị thuốc mà mình ngộ nhận này. Điều đó khiến họ mất đi cơ hội vàng, nghĩa là nếu đến bệnh viện sớm, nếu bệnh được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ rất thuận lợi, ít tốn kém, ít để lại di chứng và mau bình phục. Đằng này..." - lương y Bình trăn trở.

te-te-9113b-555dd

Vảy tê tê không có tác dụng bổ thận tráng dương như tin đồn.

Do thiếu hiểu biết và ngộ nhận nên nhiều người vô tình đã góp phần hủy diệt loài thú hoang dã hiền lành này, biến chúng từ loài động vật sống hoang dã mà theo ghi nhận của Sách đỏ Việt Nam, từng một thuở đâu đâu cũng có nhưng nay đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Theo thông tin tuyên truyền của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên, Việt Nam có 2 loài tê tê gồm tê tê vàng và tê tê Java, cả hai cùng có tên trong Sách đỏ Việt Nam (nguy cấp) và Sách đỏ thế giới (nhóm cực kỳ nguy cấp) vì thường bị tiêu thụ để làm thức ăn trong các nhà hàng hoặc ngâm rượu, vảy bị bán để làm thuốc…

Lương y Nguyễn Thái Bình (quận 12) cho biết, nhiều người còn dùng tê tê làm vị thuốc tráng dương bổ thận. Mốt ăn nhậu tê tê hầm thuốc bắc nhâm nhi với rượu pha tiết tê tê là gu của không ít quý ông khi ở tuổi xế chiều. Có người còn dùng tê tê để chữa bệnh tâm thần, trầm cảm này nọ… nhưng hiệu quả đến đâu thì chưa thấy ai đưa ra dẫn chứng thuyết phục. Nghe đồn, nghe chỉ, vậy là người ta làm theo, riết rồi thành trào lưu… mà theo lương y Bình việc đó tiềm ẩn nhiều mối nguy hại.

Nhưng do không đủ tỉnh táo trước những lời đồn thổi thái quá nên cánh nhà giàu vẫn mù quáng xuống tiền. Không chỉ lãng phí tiền bạc vô ích, báo động nguy cơ tuyệt chủng loại động vật quý hiếm, trong nhiều trường hợp đám môn đồ của "xuyên sơn giáp" còn gây hại cho chính mình.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) âu lo: "Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã viết, xuyên sơn giáp dùng chữa sốt rét, trị phong tê, trẻ con hay khóc, tiêu sưng vỡ mủ. Trong Nam dược thần hiệu, cụ Tuệ Tĩnh cũng chẳng có đoạn nào ghi thịt, máu, vảy tê tê giúp tráng dương bổ thận. Các cụ chỉ nhấn mạnh xuyên sơn giáp có tính hàn, có độc nên không được lạm dụng kẻo rước hậu họa. Vậy nhưng người ta vẫn ào ào tàn sát loài thú này không thương tiếc".

Mọi thông tin thêm mời các bạn theo dõi tại mục Cảnh báo.

Huy Phong (TH)

Nên đọc Thực hư về tác dụng của áo chống tia tử ngoại tiền triệu Thực hư tác dụng mật gấu: Chỉ là truyền miệng Thực hư tác dụng của chiếu lụa điều hòa xuất xứ nhập nhèm Thực hư chuyện uống nhiều trà đá gây suy thận  

Từ khóa » Công Dụng Của Vảy Con Trút