Thức Khuya Có Hại Gì? 11 Tác Hại Nguy Hiểm Của Việc Thức Khuya | OTiV

Vậy nên, sau khi đọc bài viết này, nhiều người sẽ không khỏi bàng hoàng bởi tác hại của thức khuya ngoài việc khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu và giảm trí nhớ, việc ngủ sai giờ thiếu giấc còn gây ra cho cơ thể vô vàn vấn đề nguy hại.

  1. Thức khuya có hại gì? 11 tác hại của thức khuya
    1. Tác hại của thức khuya – chóng mặt
    2. Thức khuya bị gì? Đau đầu
    3. Tác hại của thức khuya – suy giảm trí nhớ
    4. Thức khuya bị gì? Rối loạn tâm thần
    5. Tác hại của thức khuya – Mệt mỏi, mất tập trung
    6. Thức khuya có tác hại gì? Suy giảm hệ miễn dịch
    7. Đẩy nhanh quá trình lão hóa da
    8. Thức khuya gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá
    9. Thức khuya có tác hại gì? Tăng cân
    10. Thức khuya làm giảm thị lực
    11. Thức khuya bị gì? Rối loạn nội tiết tố
    12. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
    13. Thức khuya do chứng mất ngủ phải làm sao?

Thức khuya có hại gì? 11 tác hại của thức khuya

Thời gian ngủ là lúc để cơ thể nghỉ ngơi thư giãn, tái tạo năng lượng và phục hồi thương tổn. Vậy nên, thường xuyên thức khuya có thể dẫn tới những vấn đề tiêu cực dưới đây:

Tác hại của thức khuya – chóng mặt

Chóng mặt là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất ở người thường xuyên bị mất ngủ hoặc thiếu ngủ. Ngủ không đủ giấc khiến dây thần kinh phải hoạt động với cường độ cao hơn, làm co mạch máu và tăng huyết áp.

Đây là lý do giải thích vì sao những người mất ngủ thường bị xây xẩm mặt mày, mất thăng bằng và chóng mặt. Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột, gây nguy hiểm đến tính mạng khi chúng ta tham gia giao thông hoặc làm việc trên cao…

Thức khuya bị gì? Đau đầu

Năm 2011, các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Missouri (Missouri State University) đã công bố một nghiên cứu cho thấy rằng: Thiếu ngủ có liên quan đến những cơn đau đầu dữ dội. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, việc thiếu ngủ có thể dẫn đến hai loại đau đầu phổ biến là đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng.

Tác hại của thức khuya – suy giảm trí nhớ

Não bộ cũng có nhu cầu nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng như tất cả các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể. Nếu tối hôm trước thức khuya, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, đôi khi là chóng mặt và không thể dễ dàng nhớ ra bất cứ điều gì một cách nhanh chóng vào sáng hôm sau. Đó là lý do, chúng ta thường gặp phải tình huống dở khóc dở cười là “đi làm quên khóa cửa phòng” hay “đi siêu thị mà không mang theo ví tiền”…

tác hại của thức khuya

Tác hại của việc thức khuya đâu chỉ có đau đầu, giảm trí nhớ…

Thức khuya bị gì? Rối loạn tâm thần

Những người ngủ muộn dễ bị căng thẳng hơn rất nhiều so với người ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Nếu tình trạng mất ngủ, ngủ không đủ giấc vẫn tiếp diễn có thể gây ra rối loạn tâm thần như trầm cảm. Hơn thế nữa, nhiều người thức khuya vì khó đi vào giấc ngủ có xu hướng tìm đến các loại thuốc an thần, thuốc ngủ. Điều này không giải quyết được gốc rễ vấn đề mà còn làm tăng mức độ căng thẳng khiến chứng rối loạn tâm thần ngày một trầm trọng hơn.

Xem thêm: Thức trắng 1 đêm có sao không?

Tác hại của thức khuya – Mệt mỏi, mất tập trung

Chúng ta không thể làm việc 24/24h như một chú robot mà không nghỉ ngơi chút nào. Riêng não bộ – nơi phải tiếp nhận và xử lý hàng nghìn thông tin mỗi ngày thì việc nghỉ ngơi là điều kiện cần thiết để sắp xếp lại tất cả thông tin.

Thế nhưng, khi chúng ta thức, bộ não vẫn phải tiếp tục hoạt động trong thời gian đó và hậu quả là não của bạn bị căng thẳng quá độ làm giảm sự tập trung và gia tăng cảm giác mệt mỏi. Hiện tượng này giống như chiếc laptop bị đơ do phải làm việc liên tục trong thời gian dài với hàng trăm thao tác và hàng nghìn dữ liệu.

tác hại của thức khuya(1)

Thiếu ngủ khiến bạn không thể tập trung làm việc, học tập

Thức khuya có tác hại gì? Suy giảm hệ miễn dịch

Tác hại của thức khuya khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, lâu dần dẫn đến kiệt sức. Một khi cơ thể xuống sức sẽ kéo theo sức đề kháng đi xuống. Chính vì miễn dịch suy giảm nên người thức khuya rất dễ bị cảm cúm, ho, đau họng…

Đẩy nhanh quá trình lão hóa da

Từ 10 – 11 giờ tối là thời gian để làn da của bạn được tái tạo và phục hồi. Nếu bỏ lỡ “thời điểm vàng” này, làn da sẽ dễ gặp phải các vấn đề như da khô, da xỉn màu và nhạy cảm. Chính vì vậy, bạn nên ngủ sớm để ngăn ngừa và làm chậm các biểu hiện của lão hóa da.

Thức khuya gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá

Các vi khuẩn đường ruột có sự thay đổi giữa ngày và đêm. Nếu bạn thức khuya, số lượng vi khuẩn đường ruột sẽ bị mất cân bằng gây ra những rắc rối trong hệ tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng… Hơn nữa, ngủ muộn kích thích dạ dày tăng tiết dịch acid khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ viêm loét dạ dày.

Thức khuya có tác hại gì? Tăng cân

Khi thức khuya học bài, thức khuya chơi game hay xem phim, nhu cầu ăn uống của bạn sẽ trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Và trong lúc vô thức, bạn nạp vào cơ thể một lượng calo “không hề nhỏ” một chút nào bởi hầu hết đồ ăn thức uống yêu thích của những “cú đêm” là đồ ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, mì tôm, xúc xích… Đến khi cảm thấy cơ thể dường như nặng nề hơn xưa thì bạn mới nhận ra cân nặng đã vượt chuẩn.

Thức khuya làm giảm thị lực

Nhiều chuyên gia cho rằng: Việc thiếu ngủ và những quầng thâm hoặc bọng dưới mắt có mối liên quan đến nhau. Đó là bởi thiếu ngủ làm tăng sự lưu giữ chất lỏng xung quanh mắt.

Đáng nói hơn, ngủ quá trễ khiến mắt bị khô do quá trình sản xuất nước mắt bị gián đoạn. Chất lỏng hay chúng ta vẫn thường gọi là nước mắt có vai trò vừa làm sạch vừa làm mới đôi mắt giúp “cửa sổ tâm hồn” của chúng ta luôn sáng khỏe tinh anh.

Vậy nên, khi mắt bị khô (tức thiếu nước mắt) bạn có thể cảm thấy đau nhức, nhạy cảm với ánh sáng, ngứa, đỏ hoặc thậm chí mờ mắt. Tình trạng này khiến cho khả năng quan sát giảm sút và tầm nhìn hạn chế.

Thức khuya bị gì? Rối loạn nội tiết tố

Nội tiết tố ở cả nam và nữ được điều chỉnh trong thời gian chúng ta ngủ nghỉ. Nếu ngủ trễ hoặc thiếu ngủ, quá trình sản xuất hormone bị đảo lộn gây mất cân bằng nội tiết tố. Và rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân khiến chất lượng cuộc sống (cả tinh thần lẫn thể chất) sụt giảm rõ rệt.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Một trong những tác hại của thức khuya đặc biệt nguy hiểm đó là tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Khi cơ thể quen với giấc ngủ muộn sẽ tự giải phóng Cortisol – Loại hormone làm tăng huyết áp. Đây là mầm mống sinh ra các bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch.

Rõ ràng, ngủ trễ không chỉ khiến bạn bị đau đầu và giảm trí nhớ mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh, lão hóa da nhanh, mất kiểm soát cân nặng… Do đó, ngay hôm nay, hãy điều chỉnh lại nhịp sinh học để có giấc ngủ đủ và sâu nhé!

Thức khuya do chứng mất ngủ phải làm sao?

Không ít người vì khó ngủ đã tìm tới các loại thuốc ngủ, thuốc an thần như là biện pháp tức thời để trị mất ngủ. Tuy nhiên, đây không phải biện pháp can thiệp từ gốc. Nếu lạm dụng thuốc an thần để gây ngủ, sẽ làm phá vỡ chu trình thức – ngủ tự nhiên; có thể gây nghiện hoặc lệ thuộc thuốc; dễ biến mất ngủ thành căn bệnh mãn tính, ngoài ra còn gây nhiều tác dụng phụ cho các cơ quan khác như gan, thận…

Phân tích dưới góc độ sinh học phân tử, mất ngủ có liên quan chặt chẽ đến tình trạng stress, ô nhiễm môi trường, rượu bia, thuốc lá… làm tăng sinh quá mức các gốc tự do. Gốc tự do tấn công liên tục làm tổn thương thành mạch máu, thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối, làm giảm lượng máu và oxy lên não gây mất ngủ và khó ngủ.

Bộ đôi tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba được chứng minh khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch và kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Nhờ đó, giúp giảm xơ vữa, ngừa huyết khối, tăng cường máu và dưỡng chất lên não, phục hồi chức năng dẫn truyền thần kinh, cải thiện giấc ngủ từ gốc.

(PGS. TS Nguyễn Văn Liệu)

Tác hại của thức khuya là không có giới hạn bởi hoạt động của mọi cơ quan bộ phận trong cơ thể đều chịu ảnh hưởng của giấc ngủ. Bởi vậy, những người có sở thích “ngủ ngày cày đêm” nên thay đổi giờ giấc sinh hoạt, còn người bị chứng mất ngủ “dày vò” nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe toàn thân.

Từ khóa » Tác Hại Của Thức Khuya