Thực Phẩm Âm Dương | Bảng Âm Dương Trong Thực Phẩm
Có thể bạn quan tâm
Những khái niệm liên quan đến thực phẩm âm dương hay các nguyên lý cân bằng âm và dương trong thức ăn luôn nhận được không ít những sự quan tâm.
Nắm vững được những nội dung này có thể giúp bạn đơn giản hơn trong việc xây dựng được một thực đơn cân bằng âm dương chuẩn xác nhất cho mình. Từ đó có thể cải thiện được rất nhiều chất lượng bữa ăn. Những chế độ ăn uống đảm bảo một cách tốt nhất cho sức khỏe, một lối sống lành mạnh hơn.
Dưới đây, hãy cùng TOPWAT tìm hiểu chi tiết hơn về những điều bạn cần biết về thực phẩm cân bằng âm dương!
Thực phẩm âm dương là gì?
Thực phẩm âm dương là những loại thực phẩm được xác định dựa trên tỉ lệ K/Na theo giáo sư Ohsawa. Mỗi nhóm thức ăn âm hoặc dương sẽ có một đặc tính, tác dụng riêng.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm nay cũng như xác định rõ thế nào là cân bằng thức ăn âm dương. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về 2 khái niệm riêng biệt: thực phẩm âm và thực phẩm dương, những đặc tính của chúng. Cùng với đó là cách xác định âm dương với một số loại thức ăn phổ biến
Thực phẩm âm là gì?
Thực phẩm âm là những loại thực phẩm “lạnh” chủ yếu có tác dụng làm mát cơ thể. Nhóm thực phẩm âm này thì có thể làm dịu mát tinh thần, tiếp thêm năng lượng cũng như giảm bớt các căng thẳng trong cơ thể. Nếu bạn là người có tính khí nóng nảy hoặc đang gặp phải stress, căng thẳng hay các vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Thì các loại thức ăn âm sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể và tinh thần của bạn.
Dù vậy, có một vấn đề mà các bạn cần biết. Đó là tránh lạm dụng quá nhiều thức ăn âm. Lý do là vì nhóm thực phẩm này thường không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng. Nếu lạm dụng thì cơ thể sẽ rất dễ gặp phải các tình trạng như: mệt mỏi, da xanh xao, thiếu sức sống… Do đó, việc xây dựng thực đơn cân bằng âm dương là điều các bạn cần hết sức quan tâm.
Tham khảo: Mua hộp giấy đựng thực phẩm giá sỉ
Thực phẩm dương là gì?
Thực phẩm dương là những loại thực phẩm “nóng” chủ yếu có tác dụng tạo ra nhiệt lượng, mang đến hơi ấm cho cơ thể. Nhóm thực phẩm dương thì đa dạng hơn rất nhiều so với nhóm âm. Đồng thời nó cũng thường được sử dụng nhiều hơn trong thực đơn của chúng ta. Các loại thức ăn dương sẽ là hết sức cần thiết với những người thiếu hụt về năng lượng, thể chất.
Tất nhiên, việc lạm dụng các loại thực phẩm dương cũng không được khuyến khích khi nó hoàn toàn có thể gây ra những chứng bệnh do dư thừa chất dinh dưỡng. Một lần nữa chúng ta thấy lý do tại sao việc ăn uống cân bằng âm dương luôn cực kỳ quan trọng với mỗi con người chúng ta.
Thế nào là thực phẩm cân bằng âm dương?
Thực phẩm cân bằng âm dương hay cân bằng âm dương trong ăn uống được hiểu đơn giản là quá trình xây dựng một thực đơn sao cho cân bằng được cả 2 nhóm thức ăn âm và dương. Theo giáo sư Ohsawa thì K/Na =5 được xem là cân bằng. Nếu tỉ lệ thấp hơn 5 là dương và cao hơn 5 là âm. Những sự kết hợp của 2 loại trong bữa ăn hàng ngày có thể vừa giúp làm dịu mát vừa vẫn tạo ra được nhiệt lượng cho cơ thể.
** Chi tiết hơn về phân tích của giáo sư Ohsawa chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần xác định thức ăn âm dương bên dưới.
Thực tế thì quan điểm ăn uống này dựa trên lý thuyết y học Trung Hoa cổ xưa. Nó được áp dụng phổ biến tại một số quốc gia thuộc khu vực châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật Bản. Thức ăn cân bằng âm dương có thể giúp sức khỏe dồi dào hơn, tinh thần thoải mái, cơ thể hài hòa, khỏe mạnh và sống lâu hơn.
Bảng thực phẩm âm dương
- Các loại ngũ cốc, các loại hạt thuộc nhóm thực phẩm dương
- Các loại rau, củ, quả thuộc nhóm thực phẩm âm
- Với những thức ăn cùng loại với nhau: nếu loại nào nhiều nước hơn là âm, nếu loại nào nặng hơn thì là dương
- Theo thứ tự 7 sắc cầu vồng: các loại thức ăn sẽ đi từ dương đến âm theo mức độ
- Theo vị: mặn – đắng – chát – chua – ngọt: các loại thức ăn cũng đi theo thứ tự từ dương đến âm theo mức độ.
- Theo hướng mọc: thực phẩm mọc theo hướng đi xuống sẽ dương hơn so với loại đâm ngang. Trong khi đó loại đâm ngang thì dương hơn so với loại có hướng tỏa lên.
Đây chỉ là cách xác định thực phẩm âm dương theo đối với một số loại nhất định. Vậy thì với thịt, cá, tôm, cua…. thì sao?
Nếu bạn đang thắc mắc không biết cách xác định đâu là thực phẩm âm, đâu là thực phẩm dương trong số những món ăn thường gặp hàng ngày. Thì những bảng âm dương trong thực phẩm được thể hiện qua một số loại thức ăn phổ biến dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn.
Để xác định chính xác hơn, thực phẩm âm dương Ohsawa tiến hành nghiên cứu dựa vào 2 loại nguyên tố là: Potassium ( Ka-li ) và Sodium ( Nat-ri ). Nếu loại thực phẩm nào chứa hàm lượng Potassium nhiều thì đó là nhóm âm. Ngược lại nếu chứa nhiều Sodium thì đó là nhóm dương.
Về phân tích thực phẩm cân bằng âm dương sẽ được hiểu là khi K/NA = 5. Ta có <5 là thực phẩm dương và ngược lại như đã được đề cập ở phần trên.
Chúng ta sẽ có một vài ví dụ:
- Gạo có tỉ lệ K/Na = 4.5 < 5 ( đây là thực phẩm dương, kí hiệu là + )
- Khoai tây có tỉ lệ K/Na = 5.12 > 5 ( đây là thực phẩm âm mức độ không quá cao, kí hiệu – )
- Quả cam có tỉ lệ K/Na = 5.70 > 5 ( đây là thực phẩm âm mức độ tương đối, kí hiệu — )
- Quả chuối có tỉ lệ K/Na = 8.40 > 5 ( đây là thực phẩm âm mức độ cao, kí hiệu — )
Dưới đây là chi tiết về các loại thức ăn âm dương phổ biến nhất. Chắc chắn sau khi nắm vững thông tin này các bạn sẽ rất dễ dàng trong việc xây dựng được một thực đơn cân bằng âm dương phù hợp cho mình và người thân:
Nhóm các loại thịt
Thịt chắc chắn sẽ là một trong những loại thực phẩm cân bằng âm dương rất quan trọng trong thực đơn hàng ngày. Nhóm thức ăn này chứa khá nhiều đạm và vitamin cần thiết cho sự khỏe mạnh của cơ thể.
Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương | Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương |
Thịt bò | – – | Thịt vịt | + |
Thịt heo | – – | Thịt gà tây | + |
Thịt thỏ | – – | Thịt bồ câu | ++ |
Thịt ếch, nhái | – – | Thịt ngỗng | ++ |
Thịt cừu | – | Chim cút | ++ |
Thịt trâu | – | Trứng có trống | ++ |
Thịt chuột | – | Chim trĩ | +++ |
Nhóm các loại cá và hải sản
Nếu bạn không phải là người ăn chay. Thì chắc chắn cá và hải sản sẽ là một loại thực phẩm âm dương khá quan trọng. Vậy đâu là loại âm, đâu là loại dương để bạn có thể xây dựng thực đơn một cách chuẩn chỉnh nhất.
Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương | Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương |
Ốc bươu | – – | Cá mòi | + |
Hàu, sò | – | Cá trích | + |
Mực | – | Tôm sú | ++ |
Lươn | – | Trứng cá muối | ++ |
Cá hương | – | ||
Cá lờn bơn | – | ||
Cá hồi | – |
Nhóm các loại rau
Được xem là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn Việt. Tuy nhiên, rau không chứa quá nhiều hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do đó, nó buộc phải kết hợp với các loại thực phẩm khác để tạo ra sự cân bằng thực phẩm âm dương.
Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương | Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương |
Đậu la ve non | – – – | Rau má | + |
Cà dái dê | – – – | Rau ngổ điếc | + |
Cà chua | – – – | Cải cay | + |
Đậu đủa | – – – | Củ cải trắng | + |
Rau khoai | – | Bí đao | + |
Su đỏ | – | Bồ công anh | + |
Su hào | – | Cúc tầng ô | + |
Dưa chuột | – – – | Rau diếp mỡ | + |
Bắp chuối | – – – | Diếp quắn đắng | + |
Măng tre | – – – | Su bắp lá quắn | + |
Măng tây | – – – | Cải ra-đi | + |
Mướp ngọt | – – – | Củ kiệu | + |
Artiso | – – – | Củ hành | + |
Giá | – – – | Củ nén | + |
Nấm | – – – | Hẹ | + |
Rau sam | – – – | Rau pec-xin | + |
Mồng tơi | – – | Bí đỏ, hạt bí đỏ | + |
Ê phi ma | – – | Xà lách son | ++ |
Rau muống | – – | Khoai mỡ | ++ |
Bầu | – – | Củ sắn | + |
Rau mã đề | – | Hoa bí, mướp | ++ |
Trái su le | – | Rau thiên lý | ++ |
Rau dền | – | ||
Rau cần | – – – | ||
Rau bù ngót | – | ||
Khoai sọ, khoai mì | – – – | ||
Khoai tây | – – – |
Nhóm các loại hạt
Cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên, xuất hiện nhiều trong các bữa ăn nhẹ của nhiều gia đình. Các loại hạt khá tốt cho tim mạch cũng như giúp quá trình giảm cân diễn ra tốt hơn. Đây cũng là một trong những loại thực phẩm khá quen thuộc trong thực đơn chay cân bằng âm dương của khá nhiều người.
Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương | Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương |
Đậu ngự | – – – | Gạo trắng | + |
Đậu nành | – – | Đậu bạt | + |
Đậu năng ti | – – | Đậu ván | + |
Đậu Petit-Pois | – – | Đậu đen | + |
Đậu phộng ( lạc ) | – – | Đậu đỏ | + |
Đâu xanh | – | Hạt mít | + |
Bắp ( nếp và tẻ ) | – | Gạo đỏ | ++ |
Lỏa mạch ( Rye ) | – | Hạt súng | ++ |
Kiều mạch | – | Hạt sen | ++ |
Đậu La-ve non | – | ||
Bo bo | – | ||
Gạo nếp | – | ||
Kê ( Millet ) | – |
Nhóm các loại trái cây
Trái cây là một món tráng miệng khá quen thuộc tại Việt Nam. Trong trái cây chứa khá nhiều những loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Nó có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng hơn. Cũng là một phần không thể thiếu trong thực đơn cân bằng âm dương.
Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương | Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương |
Bưởi thanh trà | – – – | Quả gất | + |
Cam, quýt | – – – | Quả trứng gà ( ô ma ) | + |
Chuối | – – – | Quả dây | + |
Vả mật | – – – | Dẻ tây | + |
Hồng | – – – | Anh đào ( Cherry ) | + |
Lồng mức ( Sa-pô-chê ) | – – – | Quả táo | ++ |
Me | – – – | ||
Dưa bở | – – – | ||
Vú sữa | – – – | ||
Lê, Mận, Đào | – – | ||
Dưa đỏ, Xoài | – – | ||
Chôm chôm | – – | ||
Nho | – – | ||
Đào lộn hột | – | ||
Quả phật thủ | – | ||
Hạnh nhân | – – | ||
Măng cụt | – | ||
Nhãn | – | ||
Mãng cầu | – | ||
Ổi, Khế | – | ||
Lựu | – | ||
Mít non | – | ||
Quả bứa | – – | ||
Mít chín | – – | ||
Vải ( lệ chi ) | – – | ||
Chanh | – – |
Nhóm các loại gia vị
Gia vị chắc chắn là một trong những thứ không thể thiếu trong các món ăn. Những loại gia vị sẽ giúp hương vị của các món ăn hoàn hảo hơn.
Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương | Loại thực phẩm | Phân loại âm dương |
Gừng | – – – | Nghệ | + |
Ớt | – – – | Quế | ++ |
Tiêu | – – | Muối bể | +++ |
Rau bạc hà | – | ||
Tỏi | – | ||
Ngò | – |
Nhóm các loại dầu
Dầu được sử dụng khá nhiều trong chế biến món ăn. Không chỉ riêng những món ăn chiên xào mà những món ăn nhẹ nhàng như salad rau củ cũng rất cần các nguyên liệu này. Một trong những thứ không thể thiếu trong thực đơn cân bằng âm dương.
Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương | Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương |
Dầu dừa | ++ | Dầu Ô Liu | + |
Dầu lai | ++ | Dầu hương quỳ | + |
Dầu đậu nành | ++ | Dầu mè | + |
Dầu phộng | ++ | Dầu Ô-mê-ga | + |
Nhóm các loại liên quan đến sữa
Gần như tất cả các sản phẩm liên quan đến sữa đều bổ sung khá nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thực phẩm cân bằng âm dương chắc chắn không thể thiếu sự góp mặt của các loại sữa.
Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương | Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương |
Sữa chua | – – – | * Roquefort | + |
Kem | – – – | Phô mát Hà Lan | + |
Kem phô mát | – – – | Sữa dê | + |
Bơ | – – – | ||
Sữa | – – | ||
Phô mát | – – | ||
* Camembert | – – | ||
* Gruyere | – – |
Nhóm các loại đồ uống
Các loại đồ uống luôn khá đa dạng. Đó có thể là những loại đồ uống thanh mát có lợi khá nhiều cho sức khỏe hoặc cũng có thể là những loại đồ uống cồn, có gas chứa một lượng đường khá lớn gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương | Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương |
Trà ( nhuộm màu ) | – – – | Trà trinh nữ | + |
Cà phê | – – – | Trà lá vối | + |
Cocacola | – – – | Trà lá vằn | + |
Chocolate, Ca cao | – – – | Đồng tiện | + |
Nước ngọt | – – – | Trà gạo lứt rang | + |
Rượu | – – – | Trà lá già ( khô trên cây ) | + |
Rượu chát ( vang ) | – – – | Trà diếp quắn | + |
Champagne | – – – | Trà đậu huyết rang | + |
Rượu đế | – – | Trà lá sen | + |
Bia | – – | Cà phê gạo lứt rang | + |
Nước khoáng | – | Sữa thảo mộc | + |
Soda | – | Trà ngãi cứu | ++ |
Nướng giếng | – | Cà phê bồ công anh | ++ |
Trà bạc hà | – | Trà sâm | ++ |
Một số loại thực phẩm khác
Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương | Loại thực phẩm | Phân loại âm/dương |
Mạch nha | Ruốt | ||
Đường phèn | Bơ mè | ||
Mật mía | Nước mắm nguyên chất | ||
Tàu vị yểu | Chao ( trên 6 tháng ) | ||
Ma-ga-rin | Tương đậu nành ( trên 6 tháng ) | ||
Dấm | |||
Mỡ động vật | |||
Đường hóa học | |||
Nước đá | |||
Mật ông |
Trên đây là một số thông tin về thực phẩm âm dương và bảng phân loại thức ăn theo âm dương chi tiết. Hi vọng bài viết đã mang đến ít nhiều những thông tin hữu ích. Mọi đóng góp cho bài viết của TOPWAT vui lòng để lại comment bên dưới bài viết!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Hãy xếp hạng bài viết này!
Gửi xếp hạngĐiểm đánh giá trung bình 4.1 / 5. Số lượt bình chọn: 16
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!
90 / 100 Được cung cấp bởi Rank Math SEOTừ khóa » Thức ăn Theo âm Dương
-
Ứng Dụng Tính âm Dương Của Thực Phẩm để ăn Uống Khỏe Mạnh
-
Phân Loại Thực Phẩm Theo Âm Dương
-
Phân Loại Thực Phẩm âm (-) Dương (+)
-
Nguyên Lý Âm Dương Trong Thực Dưỡng OHSAWA
-
Lựa Chọn Thực Phẩm Theo Nguyên Lý Âm Dương
-
Lựa Chọn Thực Phẩm Theo Nguyên Lý âm Dương Giúp Cân Bằng Cuộc ...
-
THỰC PHẨM CÓ TÍNH ÂM & DƯƠNG
-
Thực Phẩm Cũng Có Thuộc Tính âm Dương, Bạn Chọn Loại Nào?
-
Bảng Thực Phẩm âm Dương Theo Tính Hàn Nhiệt Cực Dễ Nhớ
-
Lựa Chọn Thực Phẩm Theo Nguyên Lý âm – Dương - HNAEdu
-
Thuyết Âm - Dương Trong Ẩm Thực Giúp Con Người Khỏe Hơn
-
BÀI 9 : HƯỚNG DẪN ĂN UỐNG CÂN BẰNG GIỮA ÂM -DƯƠNG , AXIT
-
Phân định Âm Dương Một Số Món ăn Và Thức Uống