Thực Phẩm Chứa Nhiều Kali - Nhà Thuốc An Khang

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • 14 thực phẩm giàu kali tốt cho tim mạch và lưu ý khi bổ sung kali
14 thực phẩm giàu kali tốt cho tim mạch và lưu ý khi bổ sung kali Cập nhật: 17/06/2024 Lượt xem: 960 Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ Trần Minh Nhật

Chuyên khoa: Dược

Dược sĩ Trần Minh Nhật, chuyên khoa Dược. Hiện đang là dược sĩ thẩm định các bài viết của Nhà thuốc An Khang.

Kali là một vi chất thiết yếu đối với hoạt động điện của các tế bào nhưng cơ thể chúng ta không có khả năng tự sản xuất kali được. Vì vậy, chúng ta cần dung nạp nó qua chế độ ăn hằng ngày. Cùng tìm hiểu về những thực phẩm giàu kali qua bài viết nhé!

1Vai trò của Kali đối với sức khỏe

Kali là một chất điện giải thiết yếu đối với hoạt động điện của tất cả tế bào trong cơ thể. Nó giúp các tế bào thần kinh, cơ và tim được hoạt động một cách bình thường, đồng thời giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng vào tế bào và bài xuất các chất thải.[1]

Kali là vi chất thiết yếu cho hoạt động của các tế bào thần kinh

Kali là vi chất thiết yếu cho hoạt động của các tế bào thần kinh

2Nhu cầu kali hàng ngày của cơ thể

Lượng kali được khuyến khích đưa vào cơ thể hàng ngày ở người trưởng thành khỏe mạnh là 4.700mg. Vậy để cung cấp đủ lượng kali cho hoạt động của cơ thể thì cách tốt nhất là bạn nên cung cấp kali thông qua các thực phẩm giàu kali từ các bữa ăn.[2]

Nhu cầu kali hàng ngày của cơ thể người trưởng thành là 4.700mg

Nhu cầu kali hàng ngày của cơ thể người trưởng thành là 4.700mg

3Dấu hiệu cơ thể thiếu Kali

Không phải tất cả mọi người đều có biểu hiện nếu cơ thể thiếu kali, tuy nhiên có một số dấu hiệu sau có thể giúp mọi người nhận biết khi nồng độ kali của cơ thể giảm dưới mức bình thường như: cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, bị chuột rút hay rối loạn nhịp tim...[3]

Chuột rút có thể là dấu hiệu của thiếu kali

Chuột rút có thể là dấu hiệu của thiếu kali

4Những thực phẩm giàu kali

Quả bơ

Quả bơ là một nguồn thực phẩm lành mạnh, nó chứa nhiều chất xơ, axit béo không no, vitamin và chất khoáng. Do đó, bơ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, kiểm soát mỡ máu, làm đẹp da và kiểm soát cân nặng...

Ngoài ra, trong 100g bơ có chứa khoảng 507mg kali và chỉ chứa 8mg natri, giúp cung cấp một lượng kali đáng kể và đặc biệt có ý nghĩa trong việc kiểm soát huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp.[4]

Bơ là một loại trái cây giàu kali

Bơ là một loại trái cây giàu kali

Khoai lang, khoai tây

Khoai lang hay khoai tây là một nguồn cung cấp kali tự nhiên dồi dào, hỗ trợ duy trì hoạt động cơ bắp và thần kinh. Trong 100g khoai tây luộc chín có khoảng 379mg kali, còn với 100g khoai lang sẽ có khoảng 230mg kali. Ngoài ra, khoai lang có rất ít chất béo và giàu chất xơ, vitamin A nên rất tốt cho hệ tim mạch và tiêu hóa.[5]

Cả khoai lang và khoai tây đều là thực phẩm giàu kali

Cả khoai lang và khoai tây đều là thực phẩm giàu kali

Cà chua

Cà chua giúp làm đẹp da và ngăn ngừa quá trình lão hóa cũng như kiểm soát cân nặng. Mặt khác, nó cũng cung cấp một lượng lớn kali có lợi cho sức khỏe của bạn. Trong 100g cà chua có khoảng 193mg kali[6]

Cà chua chứa rất nhiều kali

Cà chua chứa rất nhiều kali

Cá hồi

Cá hồi không chỉ là nguồn cung cấp protein và omega-3 cho cơ thể mà còn là một trong những loại động vật giàu kali nhất. Trong 100g cá hồi có khoảng 628mg kali. [7]

Cá hồi là một trong những loài động vật chứa nhiều kali nhất

Cá hồi là một trong những loài động vật chứa nhiều kali nhất

Các loại đậu

Các loại đậu bao gồm đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu phộng, đậu trắng... là nguồn cung cấp protein thực vật và khoáng chất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là kali. Cứ mỗi 100g đậu trắng có khoảng 561mg kali, trong khi đó 100g đậu đen có thể cung cấp khoảng 355mg kali.[8]

Các loại đầu đều rất giàu protein thực vật và kali

Các loại đầu đều rất giàu protein thực vật và kali

Rau chân vịt

Rau chân vịt hay rau bina là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin K, vitamin A, sắt và kali. Nhờ đó, cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường sức khỏe hệ xương, tim mạch. Trong 100g rau chân vịt có khoảng 302mg kali.[9]

Trong 100g rau chân vịt có khoảng 302mg kali

Trong 100g rau chân vịt có khoảng 302mg kali

Dưa hấu

Dưa hấu với hàm lượng nước và khoáng chất cao giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, đặc biệt hiệu quả trong thời tiết nắng nóng. Trong 100g dưa hấu có khoảng 112mg kali.[10]

Dưa hấu cung cấp nhiều nước và kali

Dưa hấu cung cấp nhiều nước và kali

Nước dừa

Nước dừa là thức uống rất được ưa chuộng vào ngày hè, giúp cơ thể bù nước, điện giải và cung cấp đường tự nhiên sau khi làm việc, luyện tập. Trong 1 ly nước dừa (100ml) có khoảng 250mg kali.

Nước dừa giúp cơ thể bù nước, điện giải

Nước dừa giúp cơ thể bù nước, điện giải

Quả mơ khô

Quả mơ khô chứa nhiều chất xơ và vitamin A, vitamin E tốt cho hệ tiêu hóa và phát triển xương của cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp một lượng kali đáng kể, với 100g quả mơ khô chứa 1160mg kali.[11]

Quả mơ sấy khô chứa nhiều kali

Quả mơ sấy khô chứa nhiều kali

Củ dền

Củ dền là loại thực phẩm có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin A, vitamin C, axit folic và kali... Đây là các dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và mệt mỏi. Trong 100g củ dền chứa 325mg kali.[12]

Củ dền giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và mệt mỏi

Củ dền giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và mệt mỏi

Quả lựu

Quả lựu rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường khả năng đề kháng và ngăn ngừa quá trình lão hóa cũng như các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, quả lựu còn là nguồn cung cấp kali dồi dào, với 100g lựu sẽ cung cấp khoảng 236mg kali.[13]

Lựu là một trong những loại trái cây giàu kali

Lựu là một trong những loại trái cây giàu kali

Cam

Cam giúp cơ thể bổ sung vitamin C và D để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe hệ xương. Bên cạnh đó, cam cũng cung cấp một lượng khoáng chất phong phú, trong đó có kali. Với một cốc nước cam (khoảng 100ml) cung cấp gần 200mg kali.[14]

Cam rất giàu vitamin và khoáng chất, trong đó có kali

Cam rất giàu vitamin và khoáng chất, trong đó có kali

Chuối

Chuối là một loại trái cây quan trọng thường được dùng để bổ sung kali cho người bệnh thiếu kali một cách hiệu quả. Trung bình trong 100g chuối có khoảng 358mg kali. Ngoài ra, chuối còn cung cấp nguồn chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa lành mạnh, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.[15] (Xem thêm các sản phẩm vitamin C bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường miễn dịch).

Chuối là nguồn cung cấp kali quan trọng cho cơ thể

Chuối là nguồn cung cấp kali quan trọng cho cơ thể

Sữa chua

Sữa chua là một thực phẩm lên men có lợi cho đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp cho cơ thể một lượng canxi và kali thiếu yếu cho cơ thể. Trong 100g sữa chua cung cấp cho cơ thể 155mg kali.

Sữa chua chứa nhiều kali

Sữa chua chứa nhiều kali

5Lưu ý khi bổ sung kali

Kali là một khoáng chất cần thiết đối với cơ thể, khi thiếu hụt kali có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Mặt khác, khi bổ sung kali quá mức cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể như rối loạn nhịp tim nặng.

Tuy nhiên, việc bổ sung kali qua thực phẩm ít gây nguy hiểm cho cơ thể. Đối với việc bổ sung kali liều cao bằng đường uống hoặc đường tiêm, cần có chỉ định của bác sĩ.

Thừa kali do bổ sung quá mức có thể gây rối loạn nhịp tim

Thừa kali do bổ sung quá mức có thể gây rối loạn nhịp tim

Xem thêm:

  • Thực phẩm giàu polyphenol
  • Thực phẩm chứa nhiều carotenoid
  • Ăn gì tốt cho tim mạch? 21 thực phẩm tốt cho bệnh tim mạch

Kali là một vi chất quan trọng đối với các hoạt động của tất cả tế bào trong cơ thể, việc bổ sung kali bằng các loại thực phẩm giàu kali giúp cung cấp lượng kali cần thiết cho cơ thể. Bạn hãy chia sẻ bài viết tới mọi người nếu thấy hữu ích nhé!

Nguồn tham khảo
  1. Potassium and your health

    https://www.healthdirect.gov.au/potassium
  2. How Much Potassium Do You Need Per Day?

    https://www.healthline.com/nutrition/how-much-potassium-per-day

Xem thêm

Theo Gia đình mới

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

https://giadinhmoi.vn/14-thuc-pham-giau-kali-tot-cho-tim-mach-va-luu-y-khi-bo-sung-kali-d88464.html

Từ khoá: thực phẩm chứa nhiều kali thực phẩm nhiều kali nhất thực phẩm nhiều kali những thực phẩm giàu kali thực phẩm giàu kali Banner Promote 02Banner đầu bài tin - Orihiro T12Banner đầu bài tin - GLOTADOL T12

Các bài tin liên quan

  • Rau muống bao nhiêu calo? Ăn rau muống có giảm cân không?

    Sức khoẻ đời sống

    Rau muống bao nhiêu calo? Ăn rau muống có giảm cân không?

    Dược sĩ CKI Dương Huyền Trang

    2 tháng trước
  • Cá kho bao nhiêu calo? Ăn cá kho có béo không? Cách ăn ít tăng cân

    Sức khoẻ đời sống

    Cá kho bao nhiêu calo? Ăn cá kho có béo không? Cách ăn ít tăng cân

    Bác sĩ Trần Thị Quyên

    2 tháng trước
  • Dứa bao nhiêu calo? Ăn dứa có béo không? Cách ăn giảm cân hiệu quả

    Sức khoẻ đời sống

    Dứa bao nhiêu calo? Ăn dứa có béo không? Cách ăn giảm cân hiệu quả

    Bác sĩ Trần Thị Quyên

    2 tháng trước
  • Flavonoid có trong thực phẩm nào?  Các lưu ý khi bổ sung flavonoid

    Sức khoẻ đời sống

    Flavonoid có trong thực phẩm nào? Các lưu ý khi bổ sung flavonoid

    Bác sĩ Trần Thị Quyên

    2 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Các Loại Thức ăn Giàu Kali