Thực Phẩm Là Gì? Phân Loại Thực Phẩm? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Thực phẩm là gì?
- Phân loại thực phẩm?
- Một số khái niệm liên quan đến thực phẩm
Từ khi con người bắt đầu xuất hiện trên trái đất đã cần đến thực phẩm để duy trì sự sống. Ở mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ khác nhau lại có những loại thực phẩm đặc trưng của mình.
Trước đây, nguồn thực phẩm chủ yếu là do con người săn bắt, hái lượm được. Nhưng kể từ khi con người biết trồng trọt, chăn nuôi thì nhiều loại thực phẩm khác nhau đã được ra đời để thỏa mãn nhu cầu tiêu thị thực phẩm ngày càng lớn. Vậy thực phẩm là gì? Có những loại thực phẩm nào?
Để nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin dưới bài viết sau.
Thực phẩm là gì?
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản, thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
Theo khái niệm mà các nhà khoa học đã đưa ra thì thực phẩm là những loại thức ăn mà con người có thể ăn và uống được để nuôi dưỡng cơ thể. Thực phẩm gồm ba nhóm chính đó là nhóm cacbohydrat ( tinh bột ), lipit ( chất béo ), protein (chất đạm). Đây là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì các hoạt động sống của cơ thể.
Ở mỗi một quốc gia khác nhau, mỗi một nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau lại đưa ra một khái niệm riêng về thực phẩm là gì?. Tùy vào quan niệm và tôn giáo của mỗi nước mà có những thứ được coi là loại thực phẩm đem lại những dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể nhưng có những nước khác lại không coi đó là thực phẩm.
Ví dụ như ở nhiều nước phương Tây họ không ăn thịt chó và cũng không coi chó là loài động vật nuôi để lấy thịt. Tuy nhiên ở một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam thì từ lâu thịt chó lại là một món ăn rất được yêu thích, giàu đạm và protein.
Phân loại thực phẩm?
Nội dung trên đã giải thích được khái niệm thực phẩm là gì? vậy phân loại thực phẩm như thế nào?
Có nhiều loại thực phẩm như:
– Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thủy hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.
– Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.
– Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học.
– Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.
– Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
– Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.
– Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.
Một số khái niệm liên quan đến thực phẩm
Bên cạnh những thông tin trên, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả một số khái niệm liên quan đến thực phẩm theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn Vệ sinh Thực phẩm 2010 sửa đổi, bổ sung 2018 sau:
– An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
– Bệnh truyền qua thực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
– Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất được chủ định sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hay các thành phần của thực phẩm nhằm thực hiện mục đích công nghệ, có thể được tách ra hoặc còn lại trong thực phẩm.
– Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.
– Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
– Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khỏe, tính mạng con người.
– Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
– Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.
– Lô sản phẩm thực phẩm là một số lượng xác định của một loại sản phẩm cùng tên, chất lượng, nguyên liệu, thời hạn sử dụng và cùng được sản xuất tại một cơ sở.
– Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc.
– Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm là khả năng các tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
– Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
– Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.
– Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.
– Sản xuất ban đầu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác.
– Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm.
– Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.
– Tác nhân gây ô nhiễm là yếu tố không mong muốn, không được chủ động cho thêm vào thực phẩm, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến an toàn thực phẩm.
– Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Từ khóa » Các Loại Thực Phẩm
-
Thực Phẩm Là Gì? Phân Loại Và Tổng Hợp Các Nhóm Thực Phẩm Giàu ...
-
Thực Phẩm – Wikipedia Tiếng Việt
-
29 Thực Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe Giá Cực Rẻ | Vinmec
-
27 Loại Thực Phẩm Có Thể Giúp Bạn Nạp Thêm Năng Lượng | Vinmec
-
50 Loại Thực Phẩm Bổ Nhất Cho Sức Khỏe - BBC News Tiếng Việt
-
Thực Phẩm Là Gì? Tổng Hợp Và Phân Loại Các Nhóm Thực Phẩm
-
Thực Phẩm Là Gì Và Những Kiến Thức Liên Quan đến Thực Phẩm
-
25 Loại Thực Phẩm Rẻ Giàu Dinh Dưỡng Và Vitamin Bạn Cần Biết
-
11 Siêu Thực Phẩm Tăng Cường Sức Khỏe Tốt Nhất
-
12 Thực Phẩm Giàu đạm ít Calo Giúp Cải Thiện Sức Khỏe - Hello Bacsi
-
Những Thực Phẩm Kỵ Nhau: 19 Cặp Món ăn Nguy Hiểm Nếu Kết Hợp ...
-
10 Thực Phẩm Bổ Sung Kẽm Quen Thuộc Nhưng Không Phải Ai Cũng Biết
-
Tìm Hiểu Về Chất Xơ Và Những Loại Thực Phẩm Giàu Chất Xơ | Medlatec