Thực Phẩm Nhiều Kali - Nên ăn Bao Nhiêu, Ai Cần Bổ Sung Kali

Tương tự như Natri, Kali tạo nên một điện tích dương trên màng tế bào và giữ vai trò quan trọng đối với các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Kali tốt cho sức khỏe con người và sự thiếu hụt khoáng chất này dễ dẫn đến các rối loạn trầm trọng của cơ thể.

  1. Kali là gì?
  2. Vai trò của kali đối với sức khỏe con người
  3. Nhu cầu kali khuyến nghị hàng ngày
  4. Ai nên bổ sung hoặc hạn chế sử dụng kali?
  5. Các thực phẩm bổ sung Kali cho cơ thể

Kali là gì?

  • Kali là một khoáng chất dinh dưỡng đa lượng (cơ thể cần với số lượng nhiều). Trong cơ thể, kali chủ yếu hấp thu tại ruột non, số ít kali được hấp thu chủ động tại ruột già.
  • Kali thải qua nước tiểu và đại tràng (số lượng ít).
  • Trong thực phẩm, kali có nhiều trong các loại rau xanh (bina), củ quả (khoai tây), trái cây (chuối, dưa, bơ, kiwi,…), các loại đậu, trái cây khô. Cách chế biến thực phẩm có thể làm giảm lượng kali và tăng lượng natri.
  • Tình huống hạ kali thường gặp khi bị rối loạn điện giải, tiểu đường, mất nước, ói hoặc tiêu chảy kéo dài trong khi tăng kali chủ yếu do sử dụng kali quá liều. Một số triệu chứng thường thấy khi tăng kali máu là nhịp tim nhanh, hồi hộp, yếu cơ.

Vai trò của kali đối với sức khỏe con người

Vai trò của kali đối với cơ thể chủ yếu ở tế bào và chuyển hóa:

Kali duy trì tính ổn định của tế bào

  • Kali tạo điện thế ở trong màng tế bào, tham gia quá trình co cơ, điều hòa xung động thần kinh ở tim; từ đó duy trì huyết áp ổn định.
  • Tạo nên hệ thống đệm bicarbonate, phosphat,…
  • Điều hòa cân bằng kiềm toan
  • Enzyme Na/K – ATPase cho phép vận chuyển kali vào trong tế bào

Kali tham gia quá trình chuyển hóa

  • Nồng độ kali máu cao giúp cơ thể tiết ra nhiều insulin kích thích đưa kali vào trong tế bào. Điều này giúp kích thích tiết insunlin điều hòa đường huyết ở những người đái tháo đường.
  • Tham gia quá trình chuyển hóa phosphopyruvic thành acid pyruvic, hỗ trợ chuyển hóa carbohydrat.
  • Tham gia tổng hợp protein trong tế bào

Có nhiều nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng khẩu phần ăn thiếu hụt kali có liên quan mật thiết đến tăng huyết áp và việc điều chỉnh kali thích hợp sẽ tác động tích cực lên căn bệnh này.

Thực phẩm nhiều Kali
Vai trò của Kali đối với sức khoẻ

Nhu cầu kali khuyến nghị hàng ngày

Nhu cầu Kali khuyến nghị hàng ngày sau đây được sử dụng cho người khỏe mạnh. Các đối tượng có rối loạn điện giải, bệnh nhân đang nằm viện thì lượng kali đưa vào cơ thể phải dựa trên các xét nghiệm ion đồ và cân nặng vì nồng độ kali trong cơ thể luôn phải duy trì nghiêm ngặt trong mức an toàn.

Độ tuổiNhu cầu Kali (mg/ngày)
Trẻ <6 tháng400
Trẻ 6 – 11 tháng700
Trẻ 1 – 3 tuổi3.000
Trẻ 4 – 9 tuổi1.800
Trẻ 10 – 16 tuổi4.500
Trẻ > 16 tuổi4.700
Phụ nữ mang thai4.700
Phụ nữ cho con bú5.100

Ai nên bổ sung hoặc hạn chế sử dụng kali?

Tất cả những người khỏe mạnh nên ăn đủ nhu cầu kali hàng ngày. Bổ sung kali từ  thực phẩm có nhiều lợi ích hơn bổ sung kali đơn độc. Các trường hợp bệnh lý sau là các đối tượng có khả năng thiếu kali và buộc phải bổ sung thêm kali vào khẩu phần ăn hàng ngày để đủ nhu cầu:

  • Tăng huyết áp
  • Bệnh tim mạch
  • Cường aldosterol
  • Thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn, ít rau củ và trái cây

Ngoài ra, kali được thải chủ yếu qua nước tiểu. Vì vậy, người có chức năng thận suy giảm (suy thận,…) nên hạn chế lượng kali nạp vào hàng ngày bằng cách cắt nhỏ rau xanh và rửa kỹ trước khi chế biến hoặc ăn uống.

Các thực phẩm bổ sung Kali cho cơ thể

Thực phẩm nhiều Kali
Thực phẩm nhiều Kali
Thực phẩmKali (mg/100g)Thực phẩmKali (mg/100g)
Nhóm rau
Củ cải trắng khô3494Ngó sen556
Nghệ khô, bột2525Cùi dừa dài555
Khoai tây khô1410Rau mùi521
Mộc nhĩ708Rau khoai lang498
Ngải cứu612Giá đậu tương484
Rau dền cơm611Rau dền đỏ476
Lá lốt598Rau diếp cá461
Nhóm sữaNhóm hải sản
Sữa bột tách béo1794Mực khô1368
Bột cacao1524Cá ngừ518
Sữa bột toàn phần1330Cá thu486
Nhóm thịt
Gan lợn447Thịt bò loại 1378
Chả lợn407Thịt lợn nạc341
Bầu dục lợn390Gan gà335
Nhóm quảNhóm hạt giàu đạm, chất béo
Vải khô1110Đậu tương1504
Sầu giêng601Bột đậu xanh1185
Mít dai368Hạt điều660
Quả bơ vỏ xanh351Vừng468
Chuối tiêu329
Quả kiwi312

Trên đây là những chia sẻ về khoáng chất đa lượng cần thiết cho cơ thể – kali. Để đảm bảo sức khỏe toàn diện, nên bổ sung đầy đủ thực phẩm có chứa kali vào trong chế độ ăn hàng ngày. Chế độ ăn giàu rau xanh và trái cây không chỉ cung cấp đầy đủ chất xơ, các loại vitamin thiết yếu mà còn cung cấp kali hỗ trợ các quá trình chuyển hóa của cơ thể diễn ra trơn tru.

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

KALI - Khoáng chất quan trọng để tế bào hoạt động hiệu quả

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Δ

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

First NameLast NameNhu cầu tư vấn dinh dưỡng- Nhu cầu tư vấn dinh dưỡng -Dinh dưỡng cho béDinh dưỡng cho người có bệnh lýThiết kế thực đơn theo yêu cầuĐăng ký tư vấn

Thông tin liên hệ

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Từ khóa » Thiếu Kali ăn Gì để Bổ Sung