Thực Phẩm Tốt Cho Bà Bầu Từng Giai đoạn Thai Kỳ - Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong từng tam cá nguyệt
  • Bà bầu nên ăn gì tốt trong suốt thai kỳ?

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng cực kỳ quan trọng và quyết định khá nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt các giai đoạn phát triển của thai kỳ. Quá trình mang thai được chia làm 3 giai đoạn: tam cá nguyệt đầu tiên, tam cá nguyệt 2 và tam cá nguyệt cuối. Với mỗi tam cá nguyệt thì nhu cầu thức ăn của mẹ bầu có phần khác nhau để phù hợp với sự tăng trưởng của thai nhi. Bà bầu nên ăn gì và kiêng cữ những thực phẩm gì? Nhiều ông bố, bà mẹ tương lai cũng thường băn khoăn không biết ăn gì tốt cho bà bầu, thực đơn cho bà bầu trong thai kỳ thế nào để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

>> Lưu ý: Các loại thực phẩm làm sảy thai mẹ bầu cần tránh

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong từng giai đoạn thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ, gồm tam cá nguyệt đầu, tam cá nguyệt hai và tam cá nguyệt cuối. Bà bầu nên ăn gì trong từng giai đoạn, cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Tam cá nguyệt đầu tiên

Ở tam cá nguyệt này, mẹ bầu thường bị ốm nghén, buồn nôn và mệt mỏi nên sẽ ăn uống kém hơn. Đây là giai đoạn thai nhi đang thích nghi với cơ thể người mẹ, do đó gây ra những triệu chứng trên. Vậy nên những thức ăn tốt dành cho bà bầu trong giai đoạn này cũng cần phải phù hợp nhằm sao cho bà bầu có thể ăn được giúp cho mau khỏe mạnh.

  • Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên ăn những thức ăn lỏng chẳng hạn như cháo thịt, cháo cá, cháo ngũ cốc, súp gà, súp cua, súp hải sản… Và kết hợp uống thêm sữa.
  • Có thể chia nhỏ thành 5-6 bữa mỗi ngày.
  • Mẹ cũng có thể ăn những món ăn mà mình thích.
  • Lưu ý tránh ăn các loại thức ăn: rau răm, rau ngót, trái khổ qua, trái đu đủ chín và xanh, trái thơm vì những loại thức ăn này sẽ gây động thai. Mẹ có thể tìm hiểu về những loại trái cây tốt cho bà bầu như: cherry, nho,... để ăn

>> Tham khảo: Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu giúp an thai

Thức ăn gì tốt cho mẹ bầu

Tam cá nguyệt 2 và tam cá nguyệt cuối

Trong giai đoạn này mẹ bầu đã hết ốm nghén, ăn uống trở lại bình thường, cảm giác ăn ngày càng ngon miệng và ăn nhiều hơn.

Mẹ có thể ăn tất cả các loại thức ăn để đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, muối khoáng và Vitamin. Mẹ bầu nên ăn thức ăn tươi, sạch, không nên dùng những loại thức ăn để lâu, đồ ăn hộp, các loại thức ăn có phẩm màu. Sau khi chế biến thức ăn nên ăn ngay, không nên để qua đêm.

  • Những mẹ bầu có tiền căn các bệnh về nội khoa như đái tháo đường, thì nên tránh ăn ngọt, hoặc bà bầu bị tăng huyết áp thì nên tránh ăn mặn.
  • Không nên ăn những món ăn mà mẹ có cơ địa dị ứng với món ăn đó.
  • Ở tam cá nguyệt 2 và 3 thai nhi tăng trưởng mạnh nên rất cần bổ sung can-xi, và sắt. Mẹ nên tham khảo cách bổ sung canxi cho bà bầu phù hợp, tránh bổ sung nhiều quá cũng sẽ không có lợi cho mẹ 7 bé.

                - Thức ăn chứa nhiều sắt: các loại thịt động vật có máu đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt dê), các loại rau xạnh đậm.

                - Thức ăn chứa nhiều can-xi: tôm, cua, ghẹ, nghêu, sò, hến, trứng và sữa.

  • Cần uống đủ nước mỗi ngày (trung bình 1,5 – 2 lít nước lọc).

>> Tham khảo thêm: Điểm danh top 11 các loại hạt tốt cho bà bầu dinh dưỡng cao

Bà bầu nên ăn gì tốt trong suốt thai kỳ?

Để trả lời cho câu hỏi: Bà bầu nên ăn gì? Trong khi mang thai, mẹ sẽ cần nhiều protein và canxi cho các mô và xương của bé. Mẹ cũng sẽ cần bổ sung axit folic để bảo vệ chống lại các khuyết tật ống thần kinh, cũng như bổ sung sắt để giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đến em bé.

>> Tham khảo: 15 sản phẩm sắt cho bà bầu được khuyên dùng trong suốt thai kỳ

Thức ăn gì tốt cho mẹ bầu

Theo các bác sỹ, mẹ cần ăn các loại thức ăn dành cho bà bầu sau để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé:

  • Các loại ngũ cốc: đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt vì loại thực phẩm này giúp bổ sung axit folic, chất sắt và có nhiều chất xơ hơn so với bánh mì trắng và gạo. Mẹ có thể dùng bột yến mạch cho bữa sáng, một chiếc bánh sandwich, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt vào bữa trưa, và mì ống hoặc cơm cho bữa tối để tránh nhàm chán.
  • Đậu: đừng quên bổ sung các loại đậu như đậu đen, đậu trắng, đậu pinto, đậu lăng, đậu đen, hoặc đậu nành,…. vào chế độ ăn hằng ngày của mẹ. Ngoài việc cung cấp protein và chất xơ, đậu cũng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng, như sắt, folate, canxi và kẽm. Để làm phong phú thực đơn hơn, mẹ có thể chế biến đậu thành súp, salad và các món mì ống cho bữa ăn đa dạng hơn.
  • Cá hồi: Axit béo Omega-3 rất tốt cho não và mắt của bé, và cá hồi là một nguồn cung cấp Omega-3 tuyệt vời. Thêm vào đó, cá hồi còn cung cấp protein và vitamin B.
  • Trứng: là một nguồn cung cấp axit amin cần thiết cho cả mẹ và bé. Trứng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm choline, rất tốt cho sự phát triển trí não của bé. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn trứng đã được nấu chín nhé!
  • Các loại quả mọng: như xoài, dưa hấu, dâu tây, kiwi, việt quất, mâm xôi,… cung cấp vitamin C, kali, folate, và chất xơ.
  • Sữa chua ít béo: sữa chua không đường có chứa canxi nhiều hơn sữa, đồng thời có hàm lượng protein cao. Mẹ có thể ăn một ly sữa chua kèm trái cây tươi cho buổi xế hoặc dùng để tráng miệng đó!

>> Tham khảo thêm: Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì?

Top các loại thực phẩm tốt cho mẹ và thai nhi

Thịt

Thịt nạc, thịt bò, thịt gà là những nguồn thực phẩm giàu chất đạm, đồng thời cũng cung cấp lượng lớn chất sắt và vitamin B nên sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bà bầu. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về chất đạm cơ thể mẹ tăng cao, không chỉ để duy trì sức khỏe mà còn để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Thịt là nguồn cung cấp vitamin B6 lớn, giúp hỗ trợ quá trình hình thành mô và phát triển não bộ của thai nhi. Vitamin B12 trong thịt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của hệ thần kinh. Ngoài ra, nhóm vitamin B cũng có khả năng giảm triệu chứng ốm nghén ở bà bầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mang thai.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa là nguồn dưỡng chất đa dạng và cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm chất đạm, canxi, DHA, chất béo, vitamin D, kẽm và nhiều chất dinh dưỡng khác. Đối với phụ nữ mang thai, việc bổ sung sữa vào chế độ ăn hàng ngày là một cách hiệu quả để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Trứng

Trứng là nguồn thực phẩm giàu sắt, kẽm, choline, folate, các dưỡng chất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi và giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề như khuyết tật ống thần kinh và nứt đốt sống. Việc tích hợp trứng vào chế độ dinh dưỡng sẽ trở thành một phương pháp hữu ích để đảm bảo sự đa dạng và cân đối trong khẩu phần ăn, đồng thời hỗ trợ sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Các loại đậu

Đậu là nguồn thực phẩm phong phú với chất xơ, sắt, folate, protein và canxi, đặc biệt hữu ích trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai. Folates trong đậu được coi là một dạng dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, nơi cần bổ sung lượng đủ để giảm nguy cơ cho thai nhi mắc các vấn đề như dị tật ống thần kinh hoặc việc sinh ra với cân nặng nhẹ, thể trạng yếu. Tích hợp đậu vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ cung cấp dinh dưỡng đa dạng mà còn hỗ trợ sức khỏe và phát triển của cả mẹ bầu và thai nhi.

Các loại trái cây có múi

Cam, quýt và các loại trái cây có múi là những nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho phụ nữ mang thai, đồng thời có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa và hỗ trợ quá trình chữa bệnh khi mắc các triệu chứng cảm cúm một cách hiệu quả.

Các loại trái cây thuộc họ cam quýt không chỉ giúp "chống ngán" tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn cho bà bầu mà còn hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến dị tật thai nhi. 

Các loại cá

Cá là một phần quan trọng của chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein và axit béo omega-3. Dưới đây là một số loại cá tốt mà mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Cá hồi (Salmon) là một trong những lựa chọn hàng đầu với hàm lượng axit béo omega-3 DHA và EPA cao. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.
  • Cá mòi (Mackerel) cũng là nguồn omega-3 phong phú, tuy nhiên, nên tiêu thụ mức độ hợp lý để tránh hàm lượng thủy ngân cao.
  • Cá ngừ (Tuna) là một nguồn protein quan trọng, nhưng việc giữ mức tiêu thụ ở mức vừa phải là quan trọng để tránh thủy ngân cao.
  • Cá chum (Sardines) có chứa nhiều axit béo omega-3, canxi, và vitamin D, tốt cho sức khỏe xương của cả mẹ và thai nhi.
  • Cá trích (Trout) cung cấp nhiều protein, DHA, và vitamin D, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
  • Cá Basa (Basa fish) là lựa chọn cá biển với hàm lượng thủy ngân thấp, là nguồn protein an toàn.
  • Cá hồi hấp (Steamed Haddock) là một lựa chọn khác với hàm lượng thủy ngân thấp, cung cấp chất xơ và protein.

>>Xem thêm:

  • Thực đơn cho bà bầu: Cá diêu hồng hấp tàu lợi sữa
  • Thực phẩm giàu dinh dưỡng và siêu thực phẩm

*Mách nhỏ*

Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu lưu ý cần đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của Bác sĩ sản khoa để theo dõi sự tăng cân của mình cũng như sự tăng cân của thai nhi.

  • Trường hợp tăng cân quá mức thì bà bầu cần điều chỉnh chế độ ăn lại, hạn chế ăn khuya, giảm uống sữa.
  • Trường hợp tăng cân ít, cân nặng của thai nhi nhẹ hơn so với tuổi thai thì mẹ nên ăn nhiều hơn. Ăn thêm bữa tối và bữa khuya, uống sữa nhiều hơn, ăn thịt và rau xanh kết hợp với uống nhiều nước.

Hi vọng từ những gợi ý trên của Huggies, bạn đã hiểu rõ hơn về những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau trong từng giai đoạn tam cá nguyệt đầu, tam cá nguyệt hai và tam cá nguyệt cuối! Và đã trả lời được cho câu hỏi Bà bầu nên ăn gì, không ăn gì hay cần chú ý những gì? Bằng cách tập trung vào việc chọn lựa thực phẩm phù hợp và cân nhắc trong chế độ ăn uống hàng ngày, bà bầu có thể đảm bảo mức độ dinh dưỡng cần thiết, giúp thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Tìm hiểu thêm các bài viết khác về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu và Sự phát triển của thai nhi theo tuần!

>> Tham khảo thêm: 

  • 100+ Cách đặt tên cho con trai ở nhà hay, thông minh, dễ đọc
  • 500+ Cách đặt tên ở nhà cho con gái 
  • Bố mẹ đã biết: Sinh con năm 2024 là năm con gì và mệnh gì chưa?

Câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng mẹ bầu

Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì?

Bầu 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe? Dưới đây là những thực phẩm nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ:

  • Đồ hộp: Các loại rau củ quả đóng hộp không được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ.
  • Rau ngót.
  • Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao.
  • Caffeine.
  • Chùm ngây.
  • Không sử dụng bia rượu và các loại đồ uống có cồn.
  • Quả đu đủ sống.
  • Quả thơm (dứa).

>> Tham khảo

  • Dinh dưỡng bà bầu và lưu ý mang thai 3 tháng giữa

  • Mang thai 3 tháng cuối cần lưu ý những gì?

Bà bầu bị chướng bụng nên ăn gì?

Bà bầu bị đầy hơi chướng bụng có thể bổ sung những thực phẩm sau để giúp cải thiện tình trạng:

  • Ớt: Giúp kích thích tiêu hóa và giảm cảm giác đầy hơi.
  • Hành lá: Làm gia vị cho món ăn, hành có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giảm chướng bụng.
  • Củ cải: Giàu chất xơ và enzyme, tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Gừng: Có tính ấm, giúp làm dịu dạ dày và giảm triệu chứng đầy hơi.
  • Hạt tiêu đen: Kích thích tiết dịch tiêu hóa và làm giảm cảm giác khó chịu trong bụng.
  • Đu đủ chín: Giàu enzyme papain, hỗ trợ tiêu hóa và giảm chướng bụng.
  • Cà rốt: Cung cấp chất xơ và vitamin, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Nước chanh nóng: Giúp thanh lọc cơ thể và kích thích tiêu hóa hiệu quả.

>> Nguồn tham khảo:

  • https://health.gov/myhealthfinder/pregnancy/nutrition-and-physical-activity/eat-healthy-during-pregnancy-quick-tips
  • https://www.healthline.com/nutrition/13-foods-to-eat-when-pregnant

Từ khóa » Thức ăn Tốt Cho Bà Bầu Tháng đầu