Thực Tập Không Lương? Có Nên đi Làm Và Học Việc Không Lương?

Bạn là sinh viên năm cuối? Bạn đang chuẩn bị đi thực tập? Bạn sắp sửa sẽ nhận hình thức thực tập không lương? Những vấn đề này xoay quanh này khiến bạn bối rối. Hãy để Kênh tuyển sinh giúp bạn!

TOP 5 câu nói tuyệt đối không thể nói với đồng nghiệp mới

TOP 5 câu nói tuyệt đối không thể nói với đồng nghiệp mới

Giao lưu với đồng nghiệp mới là một việc không thể nào tránh khỏi trong môi trường công sở. Vậy những câu nói nào là cấm kị, tuyệt đối không thể nói với đồng nghiệp...

1. Đi thực tập có lương không?

1.1. Thực tập là gì?

Thực tập là khoảng thời gian trải nghiệm làm việc do nhà tuyển dụng tạo điều kiện để sinh viên, đặc biệt là sinh viên mới ra trường có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc, thường là trong một ngành cụ thể có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của họ.

Vì đam mê cũng như khát vọng mỗi người có thể được thay đổi thông qua quá trình làm việc thực tế. Chính vì vậy quá trình thực tập có thể được sử dụng như một lựa chọn “thử trước khi mua”, trước khi bạn bắt tay vào sự nghiệp và xác nhận xem đây có phải công việc bạn muốn làm lâu dài không.

Thực tập không lương? Có nên đi làm và học việc không lương? - Ảnh 1

1.2. Tổ chức có nghĩa vụ trả lương cho thực tập sinh không?

Căn cứ vào Điều 12 khoản 6 Luật giáo dục đại học năm 2012 và Điều 97 Luật giáo dục năm 2005 có quy định doanh nghiệp được phép nhận thực tập sinh đến thực tập. Và theo đó nghĩa vụ của công ty, doanh nghiệp là phải tạo điều kiện cho sinh viên được đào tạo và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Chính vì vậy có thể thấy không có bất kỳ quy định nào quy định tổ chức, công ty phải có nghĩa vụ trả lương cho thực tập sinh.

2. Có nên đi thực tập không lương không?

2.1. Ưu điểm

a. Thường sẽ được thực tập tại các công ty, tổ chức lớn, uy tín

Hiện nay, nhằm tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, các công ty, tổ chức lớn thường tổ chức các đợt thực tập. Ưu điểm lớn nhất mà sinh viên nhận được là được học hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng từ các anh chị giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm. Mặc dù nhược điểm là thực tập không lương nhưng những gì mà sinh viên nhận lại được là vô cùng quý giá.

b. Giảm áp lực công việc

Việc không có hỗ trợ về mặt kinh tế khiến cho khối lượng và tính chất công việc cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều cho các bạn sinh viên, đặc biệt là với những bạn lựa chọn hình thức thực tập Part-time, vừa học vừa làm. Thực tập không lương khiến sinh viên bớt cảm thấy áp lực và nghĩa vụ về mặt kinh tế.

c.  Được học hỏi, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm

Chắc chắn rồi, dù thực tập không lương hay có lương, điều quan trọng nhất bạn nhận được là được học hỏi, nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm. Đây là một hành trang vô cùng quý giá trước khi bạn bắt đầu trở thành một nhân viên chính thức. Vì vậy đừng bao giờ bỏ qua những cơ hội thực tập không lương khi chuẩn bị ra trường nhé!

d. Trở nên tự tin

Nếu trước kia bạn đã từng đi thực tập thì chắc chắn bạn cũng nhận ra được một điều là sau quá trình thực tập bạn trở nên tự tin hơn rất nhiều đúng không. Và một trong những ưu điểm lớn của việc thực tập không lương nữa là giúp bạn trở nên tự tin hơn. Qua quá trình được tiếp xúc với anh chị công ty, bạn sẽ được hỏi hỏi nhiều điều mới, cải thiện được tính rụt rè, nhút nhát của mình.

e. Mở rộng mối quan hệ

Thông qua việc đi thực tập thực tế, bạn sẽ có cơ hội mở rộng thêm các mối quan hệ, quen thêm được nhiều bạn, anh chị hơn. Từ những mối quan hệ đó, bạn sẽ học hỏi họ được rất nhiều điều, phục vụ cho công việc cũng như trong cuộc sống.

f. Làm đẹp CV

Một chiếc CV xin việc có nhiều kinh nghiệm làm việc chắc chắn sẽ gây được ấn tượng rất lớn với nhà tuyển dụng. Đối với những bạn sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì quá trình thực tập là một cơ hội quý giá để bạn làm đẹp CV của mình. 

2.2 Nhược điểm

a. Thiếu động lực khi làm việc

Là sinh viên, chắc chắn ai cũng mong muốn có thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống đúng không? Một nhược điểm lớn nhất của thực tập không lương khiến cho các bạn sinh viên cảm thấy không thoải mái là không được hỗ trợ về mặt kinh tế. Và vì thế mà họ thường không có động lực làm việc hay làm việc một cách thiếu trách nhiệm. Tuy nhiên 123job tin rằng, nếu bạn thấy được những ưu điểm lớn mà thực tập không lương mang lại, chắc chắn động lực làm việc của bạn vẫn còn đó thôi.

b. Tâm lý không thoải mái, cảm thấy bị lợi dụng

Khi bỏ công sức, thời gian ra làm việc, chắc chắn ai trong chúng ta cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng. Khi thực tập không lương, nhiều sinh viên vẫn mang trong mình cảm giác không thoải mái và cảm thấy bị công ty lợi dụng, bóc lột sức lao động. Và khi tâm lý không thoải mái sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc.

3. Lương thực sự là gì? Vì sao thực tập thường "không lương"?

Theo Luật Lao động 2019: “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc..." Theo định nghĩa này, tiền lương thể hiện rõ bản chất là giá cả của sức lao động trên cơ sở thỏa thuận cho việc thực hiện công việc

Hay hiểu đơn giản Lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động dựa trên cơ sở là giá trị mà người lao động ấy đem lại cho doanh nghiệp.

=> Công thức ở đây là:

- Doanh nghiệp tạo môi trường để con người làm việc.

- Con người tạo ra giá trị, sản phẩm...

- Giá trị đó lại tạo ra tiền cho doanh nghiệp

- Doanh nghiệp lấy 1 phần tiền đó để trả lương và đãi ngộ cho người lao động.

Quy trình ấy lặp đi lặp lại, mang lại mối quan hệ WIN - WIN cho các bên. Bạn đổi sức lao động cho công ty, công ty trả tiền cho bạn.

Quay lại với câu chuyện thực tập: Vậy thực tập sinh mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp?

Rõ ràng, ngoại trừ các bạn xuất sắc - top đầu, hoặc đã có kinh nghiệm làm việc thực tế thì với đa phần các bạn sinh viên khi bắt đầu công việc thực tập thì chưa mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp. Xét về CHẤT LƯỢNG và HIỆU QUẢ công việc của một thực tập sinh không thể so với một nhân viên chính thức, nhiều khi còn xấp xỉ bằng 0.

À mà khoan, gần bằng 0 chứ đâu phải bằng 0. Dù lớn dù nhỏ, viết vài dòng code, fix 1 con bug cũng là giá trị, hoặc làm các việc lặt vặt cho dự án: photo tài liệu, pha nước, pha trà, setup meeting cũng là giá trị mà...

Vậy đi thực tập cũng là đi làm, công ty không trả lương thì là bóc lột còn gì???

Hãy bình tĩnh lại để nhìn nhận: Công ty đã bỏ ra những gì khi nhận bạn vào thực tập?

- Thứ nhất: CHI PHÍ ĐÀO TẠO: Đây có lẽ là khoản chi phí lớn nhất. Với mỗi sinh viên thực tập vào làm việc, công ty/ dự án sẽ cần phải bố trí ít nhất 01 senior để hướng dẫn đào tạo cho bạn. Bạn cứ thử tính nếu công ty trả cho ông senior ấy 20M cho 1 tháng ~ 22 ngày làm việc, mỗi ngày 8h, tức khoảng 115k/h. Vậy mà khi có SVTT, bạn senior ấy phải dành mỗi ngày 1-2h để chỉ bảo, hướng dẫn cho các bạn thực tập. Vậy tính ra công ty đã bỏ 1 khoản chi phí /effort không nhỏ để đào tạo. Chưa kể các trường hợp: tổ chức lớp đào tạo, xây dựng lộ trình, chương trình đào tạo... chi phí sẽ còn lớn hơn nhiều.

- Thứ 2: CHI PHÍ LOGISTIC: Một loạt các chi phí như: máy móc làm việc (PC/máy in...), license các phần mềm sử dụng cho công việc, chỗ ngồi văn phòng, điện nước, vệ sinh... thông thường chi phí này trên 1 đầu nhân viên (bất kể chính thức hay thực tập) sẽ dao động trong khoảng 1-4 triệu/tháng.

- Thứ 3: CHI PHÍ KHÁC: Các chi phí để khắc phục rủi ro (nếu có) gây ra bới SVTT. Ví dụ sinh viên được hướng dẫn code feature A, nhưng do không cẩn thận "lỡ" xóa nhầm vài Database => Dự án phải fix và update lại dữ liệu và deploys sản phẩm muộn hơn dự kiến. Chi phí khác cũng có thể là các chi phí trong quá trình tuyển dụng sinh viên thực tập hoặc chi phí tài trợ giáo dục cho các trường để được nhận SVTT...

Nếu xét tổng tất cả các chi phí này, thì thông thường: Tổng chi phí sẽ lớn hơn nhiều so với giá trị thực sự mà 01 sinh viên thực tập mang lại cho công ty tại thời điểm thực tập. Cũng chính vì lẽ đó mà, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẽ lựa chọn không/ chưa trả lương cho SVTT.

Vậy, nếu bài toán nhận sinh viên thực tập là bài toán luôn LỖ với doanh nghiệp, vậy tại sao các doanh nghiệp vẫn nhận sinh viên thực tập?

Đứng trên góc độ doanh nghiệp, nhìn chung việc nhận thực tập chính là việc ĐẦU TƯ.

Thông qua việc nhận và đào tạo sinh viên thực tập, doanh nghiệp sẽ xây dựng được đội ngũ nhân viên tương lai của mình, giúp các bạn sinh viên làm quen với công việc và môi trường làm việc của doanh nghiệp. Và rất có thể trong 1 lứa 5-10-20 sinh viên tham gia thực tập kia sẽ có 1-2 bạn "nổi trội hơn", "phù hợp hơn" và trở thành nhân viên chính thức hoặc thậm chí "Key-Person", "Key-Member" của dự án/ công ty trong tương lai.

4. Vậy doanh nghiệp sẽ trả lương cho sinh viên thực tập khi nào?

Như đã trình bày ở trên, việc nhận sinh viên thực tập chính là một hoạt động ĐẦU TƯ cho đội ngũ tương lai của doanh nghiệp

Nếu muốn doanh nghiệp trả lương cho bạn trong quá trình thực tập - tức chấp nhận đầu tư lớn hơn vào bạn - hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên có TIỀM NĂNG:

Bạn có kiến thức nền tảng tốt cùng nhiều tố chất để có thể phát triển cùng công ty, đóng góp chất xám và mang về nhiều giá trị cho dự án?

Bạn có thể trở thành một nhân viên với  kỹ năng làm việc xuất sắc?

Bạn có thể gắn bó lâu dài với công ty và làm việc chính thức trong tương lai?

...

Nếu bạn thể hiện được những điều này thì mình tin, các dự án/ công ty sẽ sẵn sàng trả lương - trợ cấp cho bạn ngay khi đang là thực tập sinh.

> Đối phó ra sao khi làm việc trong một văn phòng ồn ào?

> Lý thuyết 4 lò lửa - Bí quyết cân bằng cuộc sống và công việc cho người hiện đại

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp

Từ khóa » Google Tuyển Dụng Thực Tập Sinh