Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Công Nghệ Thông Tin Và Giải Pháp Cho DN

1. Thực trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin hiện nay

1.1. Bức tranh toàn cảnh về thực trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin hiện nay 

1.1.1. Cơn khát “nguồn nhân lực” công nghệ thông tin đang càn quét thị trường lao động

Theo đánh giá của các chuyên trang tuyển dụng việc làm trực tuyến uy tín, hiện nay nguồn nhân lực công nghệ thông tin đang rơi vào tình trạng báo động đỏ. Trong đó tốp 3 lĩnh vực có nguồn nhân lực đang thiếu hụt trầm trọng nhất của ngành này thuộc về phát triển website toàn diện, Java và Javascript và kiến trúc hạ tầng. Tỷ lệ khan hiếm được các ngành này được các tổ chức nhân lực uy tín xếp theo tỷ lệ lần lượt là 49%, 27% và 29%. Hiện phát triển website là đại diện của ngành công nghệ thông tin được nhiều doanh nghiệp săn tìm nhân lực nhiều nhất trong các năm gần đây. 

Thực trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin hiện nay
Thực trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin hiện nay

Theo một báo cáo thị trường mới nhất của Topdev - một trong những đơn vị về tuyển dụng riêng lực lượng kỹ sư công nghệ thông tin có tiếng tại Việt Nam cho biết: Chỉ riêng trong năm 2024, số lượng nhân lực cần tuyển của ngành công nghệ thông tin là khoảng 350.000 nhân lực. Tuy nhiên, trong năm đó thị trường vẫn phải chịu áp lực thiếu hụt đến trên 90.000 người. Bức tranh buồn này cũng diễn ra vào năm 2024 khi cả nước cần đến hơn 300.000 nhân lực song thực tế vẫn thiếu đến trên 100.000 người và tiếp tục thiếu hụt đến trên 190.000 lao động khi chuyển sang năm 2024. Những dấu hiệu này cho thấy tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực công nghệ thông tin diễn ra trên diện rộng và đặt ra những vận hội cho những cá nhân theo học ngành công nghệ thông đồng thời là bài toán về nhân sự khó cần giải quyết của các bậc lãnh đạo doanh nghiệp. 

1.1.2. Vận hội mới cho những ứng cử viên theo đuổi ngành công nghệ thông tin hiện nay

Trước dấu hiệu tuyển dụng nguồn nhân lực mạnh mẽ của ngành này, những cá nhân hưởng lợi đầu tiên không ai khác chính là những người xác định cho mình theo nghiệp code. 

Theo dự báo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, cơ hội phát triển cho những cá nhân theo đuổi công nghệ thông tin đã đến, nhất là khi chính phủ đang đưa chuyển đổi số vào mọi mặt của đời sống và ngày càng nhiều những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ ra đời. 

Từ năm 2024 trở đi, bên cạnh lực lượng lập trình web, nguồn nhân lực trong các nhánh nhỏ hơn của công nghệ thông tin như trí tuệ nhân tạo AI, Blockchain, phân tích dữ liệu…được đẩy mạnh tuyển dụng dựa vào nhu cầu của các doanh nghiệp với mức lương tốt. Theo giáo sư Ngô Viết Lâm, một sinh viên công nghệ thông tin được đào tạo bài bản của ngành công nghệ thông tin có thể nhận được mức lương từ 10 đến 20 triệu đồng. 

Vận hội mới cho những ứng cử viên theo đuổi ngành công nghệ thông tin hiện nay
Vận hội mới cho những ứng cử viên theo đuổi ngành công nghệ thông tin hiện nay

Đây là mức thù lao cao hơn rất nhiều so với các nhiều ngành khác cũng có nhu cầu tuyển dụng mạnh trong xã hội. Điều đó là hoàn toàn xứng đáng với hàm lượng chất xám mà các “ông chủ” ngành công nghệ thông tin bỏ ra. Cá biệt, có nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng bỏ ra đến cả hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng để chiêu mộ về tổ chức của mình những kỹ sư công nghệ thông tin có chuyên môn vững vàng. 

Nếu như trước đây, chúng ta vẫn truyền tai nhau về câu chuyện chỉ tuyển lập trình viên nam trong các dự án tuyển dụng thì hiện tại, cơ hội này được cân bằng cho cả phái nữ miễn là có thể thích ứng được những yêu cầu về bằng cấp, thái độ và năng lực chuyên môn. Điều này khẳng định rằng, thời điểm bây giờ chính là một vận hội mới mà tất cả những ai xác định gắn bó sự nghiệp của mình với công nghệ thông tin cần nắm bắt. 

1.1.3. “Giành giật” nguồn lực công nghệ thông tin giữa các doanh nghiệp

Bức tranh toàn cảnh về khát nguồn nhân lực công nghệ thông tin gợi mở những vận hội mới dành cho người trong ngành song lai đặt ra những bài toán về tuyển dụng làm đau đầu không ít bậc quản lý, lãnh đạo. Thực tế về cạnh tranh gay gắt những ứng cử viên sáng giá trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực là biểu hiện rõ nhất cho điều này, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ năng lực tài chính để đưa ra một một mức thù lao hấp dẫn. Họ bị áp lực về về mức lương chi trả là một phần. Phần còn lại, bị áp lực vì nguồn nhân lực đổ về doanh nghiệp lại không thể đáp ứng được nhu cầu đổi mới của doanh nghiệp mà gần như lại mất thêm thời gian, công sức để đào tạo lại và rồi không đủ sức mạnh tài chính để giữ họ lại khi tay nghề, chuyên môn đã vững vàng. 

1.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT chưa tương xứng với yêu cầu hiện đại hóa đất nước

Tuy nhiên, thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin thật ra không phải là cụm từ chính xác nhất để diễn đạt về tình trạng nhân lực của ngành này mà phải là thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao. 

Đào tạo nguồn nhân lực CNTT chưa tương xứng với yêu cầu hiện đại hóa đất nước
Đào tạo nguồn nhân lực CNTT chưa tương xứng với yêu cầu hiện đại hóa đất nước

Bởi lẽ, trên góc độ giáo dục mà nói, hiện nay mỗi năm vẫn có hàng chục nghìn sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường nhưng vẫn không thể săn được một việc làm như ý. Những cảnh báo trên nhiều tờ báo những năm gần đây về chất lượng đào tạo của nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin đã trở thành sự thật, khi ngày càng thấy rõ ràng, rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không thể phát huy đúng thế mạnh của ngành mình học và tạo ra những giá trị như mong ước. Sự chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của xã hội không chỉ nhắn đến số lượng nhân lực và còn nhấn mạnh về chất lượng đào tạo. Biểu hiện của điều đó được thể hiện ở khía cạnh nhiều người cầm trong tay tấm bằng công nghệ thông tin nhưng ngậm ngùi chuyển ngành hoặc doanh nghiệp tuyển dụng phải mất thời gian và chi phí để đào tạo lại. 

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, dù xếp đầu trong tốp ngành có cơ hội phát triển lớn nhất, tuy nhiên, sự thật đáng buồn khi đánh giá nhân viên của ngành này thì tỷ lệ những lập trình viên, nhân viên thiết kế đến kỹ sư AI…đáp ứng được nhu cầu cải tổ doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 27% trên tổng số. 

1.2. Nguyên do sâu xa dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực

Trước bức tranh toàn cảnh về nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin, khi đọc đến đây, hẳn không phải riêng ai cũng mong muốn có một lời giải thích rõ ràng cho nguyên nhân xảy ra thực trạng này. 

 1.2.1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên do sâu xa dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực
Nguyên do sâu xa dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực

Ở khía cạnh khách quan mà nói, sự thiếu hụt nguồn nhân lực này xuất phát từ nhu cầu về phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ và cánh cửa kêu gọi đầu tư rộng mở biến Việt Nam trở thành một trong những mảnh đất màu mỡ bậc nhất châu Á của những con rồng công nghệ láng giềng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Khi ấy nguồn nhân lực tại chính quốc không thể đủ mà buộc những chi nhánh của các tập đoàn như Samsung, Nissan, Toyota phải ra sức tìm kiếm nhân tài trên lãnh thổ Việt với mức lương hậu hĩnh so với mặt bằng chung các ngành.

Cơ hội này nhanh chóng được chớp nhặt và trở thành cơ hội cho những ứng cử viên có chuyên môn vững vàng. Thứ hai, công nghệ trở thành điều kiện chi phối sự tiến bước của các công ty ở mọi mô hình. Dù muốn hay không, để nâng cao chất lượng sản xuất  và không để mình bị cô lập bởi sự lạc hậu, công ty buộc phải bỏ ra chi phí để chiêu mộ về cho mình những ứng cử viên lập trình, AI đến kỹ sư công nghệ thông tin làm điều đó. 

1.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những lý do khách quan đó, lý giải cho thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin chất lượng cao hiện nay xuất phát từ quá trình đào tạo. Chỉ 27% nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế được các chuyên gia kiến giải xuất phát từ chất lượng đào tạo khá hạn chế của các trường đại học cao đẳng. Dù khá nhiều trường đứng ra nhận trách nhiệm đào tạo công nghệ thông tin hứa hẹn những cơ hội cho sinh viên với các ngành hot như Information Systems Engineering ,Multimedia and Communication Engineering, Software Engineering, Communication System Engineering…song chỉ có các trường tốp đầu như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội hay các đơn vị tư nhân như Đại học FPT…đáp ứng được. 

Nguyên nhân chủ quan của thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Nguyên nhân chủ quan của thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Một trong những nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến thực trạng chênh lệch về trình độ của ứng viên ngành công nghệ thông tin khi ra trường và yêu cầu của doanh nghiệp trong theo các báo lớn đánh giá là về sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm chuẩn đầu ra và mục tiêu cuối cùng của đào tạo.

Thực tế cho thấy, Sự hình thức hóa của tấm bằng chuyên ngành công nghệ thông tin không khớp với năng lực, kỹ năng thực tế áp dụng khi làm việc đã làm cho mặt bằng chung nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam không được đánh giá khi đăng ký ứng tuyển vào một tập đoàn nước ngoài mà buộc phải đào tạo lại. Vậy có giải pháp nào để để quyết bài toán về nhận lực này?

2. Giải pháp và hành động cho bài toán nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp

Xử lý và biện pháp đối với tình hình nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT cho các công ty là vấn đề được báo chí chú ý và là thách thức lớn đối với ban quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, có hai hướng giải quyết phù hợp mà doanh nghiệp có thể làm để chinh phục bước đầu được bài toán đó là: Liên kết với các trường đại học và chuẩn hóa những kỹ năng cần thiết cho nguồn nhân lực thông tin của mình. Thứ hai, đó là tái cơ cấu về kỹ năng, chuyên môn cho đội ngũ nhân lực hiện tại ngay từ thời điểm đầu vào. 

2.1. Liên kết với các trường đại học và chuẩn hóa những kỹ năng cần thiết

Giải pháp và hành động cho bài toán nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp
Phương án và các hoạt động giải quyết vấn đề nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho doanh nghiệp

Với phương án thứ nhất, các doanh nghiệp cần phải có cơ chế bắt tay với các trường đại học có bề dày đào tạo về nguồn nhân lực thông tin và chuẩn hóa những kỹ năng cần thiết, những kiến thức mà có thể áp dụng ngay khi làm việc tại đơn vị của mình khi rời cổng trường đại học. Cơ chế này đã được rất nhiều các tập đoàn nước ngoài tại Nhật, Hàn Quốc tiến hành khi cho ra đời những chương trình hợp tác và học bổng cho những sinh viên giỏi. Với một giáo trình được xây dựng sẵn theo yêu cầu chuẩn của doanh nghiệp, những mầm non tương lai của ngành sẽ dễ dàng xác định cho mình tâm thế, kiến thức kỹ năng cần thiết nếu muốn chạm đến mơ ước. 

2.2. Tái cơ cấu về kỹ năng cho đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin hiện tại thời điểm mới tuyển dụng

Chiến lược thứ hai này hiện đang bắt đầu được áp dụng tại các tập đoàn, công ty lớn đến các đơn vị vừa và nhỏ, thậm chí được áp dụng khi họ không thể tiếp nhận được một nguồn nhân lực như ý ngay thời điểm tuyển dụng. Có nghĩa là, khi bước chân vào công ty, dù đăng ký ứng tuyển vào vị trí nào, họ đều được xem là những thực tập sinh. Công ty sẽ bỏ tiền ra đề đầu tư cho những nhân viên này những khóa học để nâng cao, bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ thời hạn để đáp ứng được mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn. Với chiến lực này, ngay cả khi không cần hợp tác với các trường đại học, các doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn nhân lực của mình mà không phải bỏ ra chi phí cao chót chót hay cạnh tranh trực tiếp với các đơn vị hàng đầu để chiêu mộ về những ứng cử viên vượt trội. 

Tái cơ cấu về kỹ năng cho đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin hiện tại thời điểm mới tuyển dụng
Tái cơ cấu về kỹ năng cho đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin hiện tại thời điểm mới tuyển dụng

Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về thực trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin hiện nay cũng như nguyên nhân và giải pháp để giúp doanh nghiệp có thể xử lý được tình trạng này một cách hiệu quả. Hi vọng rằng những thông tin trên đây có ích cho quý vị.

Từ khóa » Nguồn Nhân Lực Công Nghệ Thông Tin ở Việt Nam