Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Việt Nam Hiện Nay Và Giải Pháp
Có thể bạn quan tâm
Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay đang có những bước đột phá và tiến triển. Tuy nhiên năng suất lao động Việt Nam vẫn chênh lệch nhiều so với thế giới và ngay cả trong khu vực Đông Nam Á. Đọc bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này!
1. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
Về số lượng nguồn nhân lực: Việt Nam hiện có lực lượng lao động dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tổng số dân của Việt Nam năm 2020 là 97.757.118 người, là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có 54,56 triệu người (chiếm gần 58% dân số) đang trong độ tuổi lao động. Tỷ trọng dân số tham gia lực lượng lao động cao nhất ở nhóm tuổi 25-29.
Về chất lượng nguồn nhân lực: chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ở mức thấp trong bậc thang năng lực quốc tế, thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Lao động Việt Nam đã chỉ ra rằng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ở mức thấp trong bậc thang năng lực quốc tế, thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ có 11,39 triệu lao động (chiếm 20,87%) qua đào tạo có bằng/chứng chỉ (bao gồm các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học), chiếm 20,92% tổng lực lượng lao động. Trong 10 năm qua, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng mạnh nhưng vẫn còn 76,9% người tham gia lực lượng lao động chưa được đào tạo chuyên môn.
Về đặc trưng vùng địa lý: Lực lượng lao động đã được đào tạo có bằng, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) ở khu vực thành thị cao gấp 2,5 lần khu vực nông thôn. Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (31,8%) và Đông Nam Bộ (27,5%); thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (13,6%).
Về năng suất lao động: Theo số liệu thống kê mà Bộ Kế hoạch – Đầu tư năm 2019, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7,6% mức năng suất của Singapore; 19,5% của Malaysia; 37,9% của Thái Lan; 45,6% của Indonesia; 56,9% của Philippines, 68,9% của Brunei. So với Myanmar, Việt Nam chỉ bằng 90% và chỉ bằng 88,7% Lào. Trong khu vực Đông Nam Á, năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia.
2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để hỗ trợ nâng cao thực trạng nguồn nhân lực, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần có chính sách, biện pháp kết hợp thật tốt giữa đào tạo và sử dụng trong tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng có hiệu quả nguồn lao động có chất lượng cao cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Cụ thể như sau:
Một là, Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Hai là, các cơ quan chức năng của Chính phủ cần có biện pháp giải quyết hiệu quả những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo,…
Lao động Việt Nam chưa được đào tạo qua trường lớp vẫn là những người tạo ra năng suất, có kỹ năng, có kinh nghiệm làm việc, chỉ là chưa kịp chuẩn hóa được ở hầu hết các nghề và hiện còn thiếu công cụ để đánh giá, công nhận trình độ của họ.
Ở các nước phát triển, chuẩn hóa bằng các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề hay chuẩn năng lực quốc gia để cho doanh nghiệp cũng có thể tự đào tạo, người lao động tự học, tự rèn luyện theo bộ tiêu chuẩn đó và thực hiện công nhận trình độ kỹ năng, năng lực hành nghề theo khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia.
Ba là, Nhà nước cần có kế hoạch phối hợp, tạo nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các nguồn nhân lực cho đúng.
Bốn là, không ngừng nâng cao trình độ học vấn. Hiện nay, nhìn chung, trình độ học vấn bình quân của cả nước mới ở khoảng lớp 6/ đầu người. Tỷ lệ biết chữ mới đạt khoảng 93%. Vì vậy, cần giải pháp để nâng cao trình độ học vấn của mặt bằng chung cả nước, thực hiện toàn xã hội học tập và làm việc.
Cuối cùng là, hàng năm, Nhà nước cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở Việt Nam, đánh giá kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó xây dựng chính sách mới và điều chỉnh chính sách đã có về nguồn nhân lực ở Việt Nam, như: chính sách hướng nghiệp, dạy nghề, học nghề; dự báo nhu cầu lao động và cân đối lao động theo ngành nghề, trình độ; chính sách đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài; chính sách bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp đầy đủ góc nhìn về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay. Nếu có góp ý hay thắc mắc, hãy liên hệ IRDM ngay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Từ khóa » Nguồn Nhân Lực Việt Nam 2020
-
Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Việt Nam - Chi Tiết Tin
-
Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Việt Nam Năm 2020 Và Dự Báo Trong ...
-
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Việt Nam Giai đoạn 2015-2020 đáp ứng ...
-
Chiến Lược Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quốc Gia Của Việt Nam Trong ...
-
Giải Pháp Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Bối Cảnh Nền Kinh Tế Số ...
-
Bài Toán Về Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Việt Nam Hiện Nay
-
Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Cho Vùng Kinh Tế Phía Nam
-
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực ở Việt Nam Thời Kỳ Hội Nhập
-
Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Việt Nam ... - Khu Công Nghiệp Long Hậu
-
Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nguồn Lao động Chất Lượng Cao
-
[PDF] ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM NĂM 2020 - Tổng Cục Thống Kê
-
Tăng Chất Lượng Nguồn Nhân Lực, Yếu Tố Tạo Nên Tăng Trưởng
-
Yếu Tố Tăng Chất Lượng Nhân Lực Việt Nam
-
Chỉ Số Nguồn Nhân Lực Việt Nam đứng Thứ 2 Trong Khu Vực