Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Việt Nam ... - Khu Công Nghiệp Long Hậu

Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay đang còn nhiều hạn chế bởi tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của thị trường. Bài viết này phân tích về thực trạng nguồn nhân lực tại Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

nguon-nhan-luc-viet-nam-hien-nay-1

Thực trạng nguồn nhân lực tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần cải thiện

Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay

Việt Nam đang nằm trong giai đoạn “dân số vàng” với nhiều lợi thế. Tuy nhiên, muốn phát triển bền vững thì cần phải giải quyết những hạn chế bất cập của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay.

Về số lượng nguồn lao động

Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay Việt Nam có trên 55.77 triệu người trong độ tuổi lao động trên tổng số 98.17 triệu người (chiếm 56.8%), đứng thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số. Số người trong độ tuổi từ 20 – 39 khoảng 30 triệu người (chiếm 35% tổng dân số và chiếm 61% lực lượng lao động), đây là lực lượng có thể tham gia xuất khẩu lao động.

Về chất lượng nguồn lao động

Trong tổng số 55.77 triệu người trong độ tuổi lao động, chỉ có 7.3 triệu người đã được qua đào tạo (chiếm 14.9% lực lượng lao động). Theo đó, số người đang theo học ở các trường chuyên nghiệp trên toàn quốc thì tỷ lệ bao gồm:

  • Trình độ sơ cấp: 1.7%.

  • Trình độ trung cấp: 20.5%.

  • Trình độ cao đẳng: 24.5%.

  • Trình độ đại học trở lên: 53.3%.

nguon-nhan-luc-viet-nam-hien-nay-2

Số lượng của nguồn nhân lực tại Việt Nam đã qua đào tạo còn rất thấp

Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta còn rất thấp, khoảng 86.7% dân số trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật. Đặc biệt, đối với khu vực nông thôn, phần lớn người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài thì tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 92%.

Có thể thấy, nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay còn trẻ và dồi dào nhưng chưa được trang bị đầy đủ về mặt chuyên môn lẫn kỹ thuật. Hiện cả nước có hơn 41.8 triệu lao động, chiếm khoảng 85.1% lực lượng lao động chưa qua đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật nào đó.

Về đặc trưng vùng, miền của người tham gia xuất khẩu lao động

Theo số liệu thống kê về nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, ở khu vực nông thôn, trung du và miền núi có khoảng 95% số lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động chủ yếu ở các tỉnh, thành phố miền Bắc và miền Trung. Đây được xem là lực lượng lao động “4 không”: không nghề – không ngoại ngữ – không tác phong công nghiệp – không có kinh tế.

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam

Thời kỳ hội nhập đang đặt ra yêu cầu cao hơn đối với người lao động, đòi hỏi nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay phải trang bị thêm nhiều kỹ năng ngoài kiến thức chuyên môn như: khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, báo cáo, kỹ năng xử lý vấn đề, trình độ tin học,... nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.

Trong thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay như sau:

Xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề, ngoại ngữ

Đầu tiên, đổi mới yêu cầu về xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề, ngoại ngữ để phù hợp với kỹ năng nghề, ngoại ngữ của đối tác nước ngoài.

Nội dung của chương trình đào tạo sẽ tập trung chủ yếu huấn luyện kỹ năng nghề cho người lao động và an toàn vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tình trạng tai nạn xảy ra trong quá trình tác nghiệp. Nhà nước sẽ hướng dẫn cho cơ sở đào tạo dựa vào đặc điểm thị trường tiếp đón người lao động để rèn luyện tác phong cho người lao động.

Ví dụ: Đối với người lao động sang làm việc tại Nhật Bản thì cơ sở đào tạo phải có nhiệm vụ rèn luyện cho người lao động bỏ thói quen ngủ trưa, làm việc đúng giờ,...

nguon-nhan-luc-viet-nam-hien-nay-3

Xây dựng chương trình đào tạo nghề cần tập trung vào huấn luyện kỹ thuật

Hỗ trợ chi phí học nghề cho người lao động

Thứ hai, hỗ trợ chi phí học nghề cho người lao động có nguyện vọng làm việc ở nước ngoài, nội dung chủ yếu của đề án là Nhà nước hỗ trợ 70% chi phí học nghề và doanh nghiệp/người lao động chịu 30% chi phí còn lại. Nếu người lao động đạt trình độ tay nghề theo quy định thì sẽ được đối tác nước ngoài tiếp nhận.

Mục tiêu của đề án là khuyến khích người lao động học nghề trước khi sang nước ngoài làm việc nhằm tăng tỷ lệ người lao động ở nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh và từng bước xây dựng thương hiệu nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay trên thị trường quốc tế đối với các nghề như: xây dựng, điều dưỡng viên, nhân viên phục vụ khách sạn, nhà hàng. Sau đó tổng kết, phân tích, rút kinh nghiệm và mở rộng mô hình.

Doanh nghiệp đầu tư đào tạo cho người lao động

Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, chủ đầu tư đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để chủ động đào tạo, huấn luyện nguồn lao động để đáp ứng kịp thời yêu cầu về số lượng và chất lượng lao động của người sử dụng lao động ngoài nước.

nguon-nhan-luc-viet-nam-hien-nay-4

Doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để đào tạo, huấn luyện nguồn lao động

Nhà nước đầu tư xây dựng trung tâm đào tạo ở các vùng, miền xa

Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng cao và hội nhập sâu rộng thì chất lượng nguồn nhân lực hiện nay được coi là yếu tố quan trọng để phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống của con người trong một xã hội nhất định. Vì vậy, đối với những vùng, miền xa, Nhà nước sẽ tạo điều kiện cũng như đầu tư xây dựng một số trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu đặt tại đó.

nguon-nhan-luc-viet-nam-hien-nay-5

Trung tâm đào tạo cho người lao động tại Khu công nghiệp Long Hậu

Như vậy, với những giải pháp đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, Việt Nam kỳ vọng sẽ có những bước đột phá mới. Đây cũng là cơ sở nền tảng cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư xây dựng nhà xưởng, khu công nghiệp ở Long An, Đồng Nai, Bình Dương,... Liên hệ với Khu công nghiệp Long Hậu nếu vẫn đang vướng mắc hoặc có câu hỏi cần giải đáp.

>> Tìm hiểu thêm thông tin nhà xưởng cao tầng

Từ khóa » Nguồn Nhân Lực Việt Nam 2021