Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Một Số Giải Pháp Phòng Ngừa Tội Phạm ...
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Lạng Giang tình trạng thanh thiếu niên phạm tội có chiều hướng gia tăng, trong đó có nhiều đối tượng phạm tội khi đang ngồi trên ghế nhà trường, cùng với việc tăng về số vụ thì tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm này cũng gia tăng.
Theo thống kê, năm 2015 - 2016, trên địa bàn huyện có 04 bị can là người chưa thành niên phạm tội chiếm 1,3 % trong tổng số 318 bị can mới khởi tố; năm 2017 - 2018 là 08 bị can chiếm 2,7% trong tổng số 292 bị can mới khởi tố, tăng 1,4% so với cả năm 2015 - 2016. Về tội danh, qua các năm, loại tội danh chủ yếu là: Cố ý gây thương tích; Cướp giật tài sản, Trộm cắp tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, ma túy... .
Tình trạng thanh thiếu niên phạm tội có chiều hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân:
Một là, từ phía gia đình: Gia đình là yếu tố có hảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân trong thời kì thơ ấu. Bởi, kể từ khi mới sinh ra, gia đình là môi trường đầu tiên mà những đứa trẻ sinh sống, nhận thức của chúng bước đầu hình thành từ những hành vi của những người xung quanh, bao gồm cả những hành vi tốt hay không tốt, phần lớn các đối tượng vi phạm pháp luật rơi vào hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ là đối tượng hình sự, rượu chè, cờ bạc, cha mẹ ly hôn, ly thân, trong gia đình thường xảy ra bạo lực hoặc việc quản lý, giáo dục trẻ chưa phù hợp, thiếu quan tâm đến trẻ, để trẻ em lang thang kiếm sống hoặc nuông chiều quá mức, để trẻ tiếp xúc với những thành phần xấu của xã hội, bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường phạm pháp.... Khi những bậc làm cha, làm mẹ nhận ra mình quá thờ ơ trong việc chăm sóc, giáo dục con em mình thì hậu quả đau lòng cũng đã xảy ra, trong khi con em họ còn quá nhỏ để gánh chịu những bi kịch ấy.
Hai là, từ phía nhà trường: Trường học chính là nơi rèn luyện tri thức, nền tảng đạo đức, giúp uốn nắn nhân cách của mỗi con người. Do đó,nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ em, tuy nhiên công tác giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật và quản lý học sinh trong nhà trường còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa chặt chẽ, thường xuyên trong việc quản lý, giáo dục, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các em có biểu hiện vị phạm pháp luật…
Ba là, từ phía xã hội: do mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội, đạo đức xã hội xuống cấp; môi trường xã hội không lành mạnh, tác động của sự du nhập của văn hóa, phim ảnh bạo lực và tệ nạn ma túy, cờ bạc, lối sống thực dụng, hưởng thụ, đã ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ và hành động của người chưa thành niên,…
Bốn là, từ phía người chưa thành niên: phần lớn các đối tượng vi phạm pháp luậtđang trong quá trình phát triển, hoàn thiện về thể chất và tinh thần nên phần lớn, họ chưa tự làm chủ được bản thân nên dễ bị lôi kéo, kích động tham gia vào những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật; Mặt khác, do các em nhận thực còn hạn chế, thiếu hiểu biết về pháp luật, chưa biết các ứng xử giải quyết các tình huống khi xung đột; thiếu sự quản lý, giáo dục, quan tâm, không định hướng được tương lai dẫn đến những hành vi lệch chuẩn về đạo đức, quan hệ xã hội mà vi phạm pháp luật.
Ngoài ra,Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, văn hóa, đạo đức, lối sống trong quần chúng nhân dân nhất là thanh thiếu niên chưa được coi trọng đúng mức, còn thiếu cả về bề rộng và chiều sâu. Do vậy, một bộ phận không nhỏ đối tượng là người chưa thành niên khi thực hiện hành vi mà không biết rằng đó là hành vi phạm tội.
Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự còn nhiều yếu kém, bất cập, thiếu toàn diện, sâu sát như quản lý đối tượng tại cộng đồng dân cư, quản lý nhân, hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng, có nhiều trường hợp đối tượng đi khỏi địa phương nhiều tháng đến khi có thông báo về việc bắt đối tượng phạm tội của Công an địa phương khác thì chính quyền địa phương mới nắm được việc đi khỏi địa phương của đối tượng, đây chính là một trong những sơ hở làm tội phạm nảy sinh, tồn tại và phát triển.
Từ thực trạng và những nguyên nhân chủ yếu trên, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần tập trung vào các giải pháp sau đây:
Một là, Gia đình phải quan tâm, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho các em ngay từ khi còn nhỏ. Bởi giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa là giáo dục cách làm người, cách đối nhân xử thế, giáo dục cách sống tốt đẹp, đúng chuẩn mực. Khi người chưa thành niên biết sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội thì sẽ hạn chế được nguy cơ phạm tội. Bên cạnh đó, gia đình phải bồi dưỡng, giáo dục cho người chưa thành niên nhận thức đúng, có hành vi chuẩn mực và có kiến thức pháp luật. Gia đình nên giới thiệu các kiến thức pháp luật một cách có lựa chọn, có hệ thống nhằm giúp cho các em hiểu được đâu là hành vi hợp pháp, đâu là hành vi vi phạm pháp luật, biết mình nên làm gì và không nên làm gì. Như vậy, sẽ hình thành cho các em ý thức tránh xa hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội sau này.
Hai là, Nhà trường cần tổ chức các biện pháp quản lý khoa học, chặt chẽ đối với học sinh. Làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho các em chấp hành kỷ luật với ý thức từ thấp đến cao, tạo thành ý thức tự giác cho các em ngay từ khi còn nhỏ, giúp các em hình thành thói quen, chấp hành nghiêm nội quy của nhà trường. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các thầy, cô giáo trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh. Hình ảnh của các thầy, cô giáo có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách, trạng thái tâm lý của học sinh. Ngoài ra, cần phải tăng cường công tác tuyên tuyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường và phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường với gia đình trong việc trao đổi thông tin để cùng quản lý giáo dục các em phát triển toàn diện.
Ba là, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về cư trú và các hoạt động dịch vụ.Công tác quản lý cư trú không dừng lại ở việc đăng ký hộ khẩu mà vấn đề quan trọng là chất lượng, cần phải làm cho người dân hiểu rằng khai báo tạm trú là nghĩa vụ của mỗi công dân. Cần phải tăng cường công tác quản lý khai báo tạm trú nhất là tại các khu vực nhà nghỉ, nhà trọ, nhà cho thuê ... Làm tốt công tác này giúp công tác nắm người, nắm hộ đạt hiệu quả cao nhất phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Do đó việc quản lý, giáo dục, phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội là một việc khó khăn, đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực và đồng bộ của nhiều ban, ngành cũng như của toàn xã hội./.
Hà Thị Hiên- Viện KSND huyện Lạng Giang
Từ khóa » Giải Pháp Phòng Ngừa Tội Phạm Là Gì
-
Biện Pháp Phòng Ngừa Tội Phạm Là Gì?
-
Phòng Ngừa Tội Phạm Là Gì ? Quy định Về Phòng Ngừa Tội Phạm
-
Phòng Ngừa Tội Phạm Là Gì ? Khái Niệm Về Biện Pháp Phòng Ngừa ...
-
Khái Niệm Biện Pháp Phòng Ngừa Tội Phạm Là Gì? - Luật Dương Gia
-
Phòng Ngừa Tội Phạm Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Phòng Ngừa Tội Phạm Từ Khía Cạnh Nhân Thân Người Phạm Tội
-
6 Nhiệm Vụ Và Giải Pháp Trọng Tâm Thực Hiện Công Tác Phòng, Chống ...
-
Một Số Giải Pháp Phòng Ngừa Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ Cao
-
[PDF] Khái Niệm Phòng Ngừa Tội Phạm Dưới Góc độ Tội Phạm Học
-
Phòng Ngừa Tội Phạm; đổi Mới, Sáng Tạo, Nâng Cao Chất Lượng, Hiệu ...
-
Bài Cuối: Giải Pháp Mạnh, Hành động Ngay - Báo Đồng Nai điện Tử
-
9 Nhiệm Vụ, Giải Pháp Trọng Tâm Trong Phòng, Chống Tội Phạm Và Vi ...
-
Phòng Ngừa Tội Phạm Xâm Phạm Tính Mạng, Sức Khỏe, Nhân Phẩm ...
-
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác đấu Tranh Phòng, Chống Tội ...