Thực Trạng Nước ở Khu Vực Hà Nội Hiện Nay - Dr.Clean
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay tại các quận huyện của thủ đô Hà Nội, có một thực tế là người dùng không biết, thậm chí nhiều người không quan tâm nguồn nước sinh hoạt mà gia đình mình đang sử dụng là do nhà máy nào sản xuất mà chỉ biết đang dùng nước giếng khoan, nước máy song Đà… trong khi đó chỉ là nguồn cấp nước cho các nhà máy.
Những ngày gần đây có nhiều thông tin về chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt không đảm bảo được người dân phản ánh nhiều trên các trang thông tin về tình trạng nước sạch tại nhiều khu vực có hiện tượng vẩn đục, nổi váng, và có cặn bám xung quanh các vật chứa nước. Nhiều hộ gia đình đã chủ động liên hệ hoặc đem mẫu nước của gia đình đi xét nghiệm, kết quả cho thấy các mẫu nước này đều có hàm lượng kim loại hoặc độ cứng cao, hàm lượng các thành phần như Amoni (NH4+), Nitrit (NO2-), sắt, mangan, asen… vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nước cấp cho sinh hoạt và nước phục vụ ăn uống do Bộ Y tế quy định.
Theo báo cáo đánh giá của UNICEF, khu vực phía Nam Hà Nội nước bị nhiễm asen rất nặng, thậm chí đứng đầu danh sách các địa chỉ ô nhiễm asen trên toàn quốc như khu vực Pháp Vân, Tương Mai, Linh Đàm, Nam Dư (Hoàng Mai), Hạ Đình (Thanh Xuân), Quỳnh Lôi (Hai Bà Trưng)…. Khu vực Hà Đông, chỉ số nhiễm Nitrit vượt quá tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Khu vực Đống Đa thời gian gần đây các kết quả xét nghiệm đều cho kết quả nước có hàm lượng Nitrit trên 20mg/l, vượt quá tiêu chuẩn của Bộ Y tế đưa ra là 3mg/l còn ở quận Hoàng Mai thì hầu hết các mẫu nước đều có chỉ số Amoni vượt quá tiêu chuẩn. Bên cạnh đó là nhiều nguồn nước của các khu vực khác cũng có dấu hiệu không đảm bảo yêu cầu chất lượng. Điều này gây mất cảm quan trong quá trình sử dụng, đồng thời ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng, gây ra sự hoang mang lo lắng cho người dân.
Nước cấp đục và có màu vàng- không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
Nguyên nhân có thể là do hạ tầng cung cấp nguồn nước tại các khu vực này bao gồm hệ thống đường ống, bể ngầm, bể nổi không đảm bảo, xuống cấp do lâu ngày không được bảo trì bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ, chất lượng nước ngầm xuống cấp, công nghệ nhà máy lạc hậu- xử lý nguồn nước không hiệu quả trong khi hoạt động đô thị hóa đang tăng, các khu công nghiệp mọc lên như nấm đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nước mặt cũng như nước ngầm của thành phố.
Bên cạnh đó hệ thống đường ống nước sông Đà tính đến nay đã vỡ tới 16 lần, 2 lần gần đây nhất chỉ cách nhau có 1 ngày là vào ngày 25 và 26/9 gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, dẫn tới một số nơi bị mất nước, nhiều khu vực thiếu nước và phải dùng nguồn nước chuyển giao từ nguồn nước khác, tuy nhiên quá trình chuyển giao không đảm bảo khiến cho nước vẩn đục, có cặn, không đảm bảo chất lượng .
Đường ống nước sông Đà bị vỡ ngày 26/9. Thiếu nước sạch do vỡ đường ống nước sông Đà liên tục. Nguồn nước không đảm bảo sẽ gây ra không ít các ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng đặc biệt là khi tiếp xúc lâu dài làm tích lũy các độc tố trong cơ thể:
+Các kim loại nặng: Gây ra các tế bào ung thu, đột biến trong cơ thể người. Nghiêm trọng hơn khi nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Các kim loại nặng trong nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người là Ag, Hg, Pb, Asen, Zn…
+Các hợp chất vô cơ- hữu cơ: Bao gồm các chất nhiên liệu, chất tạo màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng thực vật, các phụ gia trong công nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây nhiễm độc mãn tính và các bệnh ung thư
+Vi khuẩn trong nước thải: Vi khuẩn có hại trong nước có nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật gây nên các dịch bệnh tả, thương hàn và bại liệt. Nó chính là nguyên nhân gây nên các vụ dịch, lây lan các bệnh nguy hiểm, làm cho bệnh dịch ngày càng lan rộng.
+Nhiễm độc Asen lâu ngày do sử dụng nước sinh hoạt không đảm bảo
Dự kiến đến năm 2030 lượng nước sạch cần sản xuất mỗi ngày phục vụ dân cư đô thị là 1,360 – 1,1615 triệu m³ (chưa kể thất thoát có thể lên tới 30%). Mỗi năm lượng nước cấp cho sinh hoạt tại Hà Nội tăng lên 163.000 m³/ ngày đêm. Để có được nguồn nước “khổng lồ” phục vụ cho khoảng hơn 6 triệu dân, Hà Nội rất cần có một quy hoạch nguồn nước cấp để sản xuất nước sinh hoạt trước tình trạng ô nhiễm nước ngầm và nước mặt đáng báo động như hiện nay.
Tài liệu hướng dẫn chi tiết : dowload tại https://drive.google.com/file/d/0B1snx6O4GPnzcjlqazQxalRaRUE/view?usp=sharing
Từ khóa » độ Cứng Nước Máy Hà Nội
-
Nước Cứng - Khoa Học - Công Nghệ - Báo Vĩnh Phúc
-
HIện Trạng Nước Cứng Tại Hà Nội - Nước Sinh Hoạt Gia đình
-
Tiêu Chuẩn Nước Máy Hà Nội - Nước Sinh Hoạt Gia đình
-
Nước Cứng - Hànộimới
-
Chất Lượng Nước Máy Thành Phố Hà Nội - Tin Tức Và Sự Kiện
-
Độ Cứng Của Nước được Phân Loại Thế Nào Và Có Thể Nhận Biết Ra Sao?
-
Giải Mã độ Cứng Của Nước Là Gì? Chỉ Số Thế Nào Là Bất Thường?
-
Độ Cứng Và Cách Làm Mềm Nước - Ekodai
-
Phân Loại Nước Cứng Và đơn Vị đo độ Cứng
-
Độ Cứng Của Nước Và Tác Hại Của Nước Cứng Với Cuộc Sống Sinh Hoạt
-
Độ Cứng Của Nước Và ảnh Hưởng Xấu Với Nước Sinh Hoạt
-
Độ Cứng Của Nước Là Gì? Nhận Biết độ Cứng Của Nước Như Thế Nào?
-
16 Tiêu Chí Về Nước Sạch Mà Bạn Cần Biết
-
Phương Pháp Xử Lý Nước Cứng