Thực Trạng PH Đất Ở Việt Nam Và Giải Pháp Khắc Phục - Tin Cậy

Thực Trạng pH Đất Ở Việt Nam Và Giải Pháp Khắc Phục

Thực trạng pH đất hiện nay

Tổng quỹ đất nông nghiệp ở Việt Nam là khoảng 10 – 11 triệu hecta. Trong đó, gần 7 triệu hecta đất được sử dụng vào nông nghiệp, phần còn lại là dùng để trồng cây hàng năm và cây lâu năm.

Tuy nhiên tại Việt Nam, đa số có pH đất thấp (dưới 4.0) do bà con lạm dụng phân hóa học sau một thời gian dài dẫn đến đất chua, chai và cằn. Một phần khác, pH ở mức trung bình (từ 4.5 đến 7) và rất ít trường hợp là pH cao- quá 7. Độ pH thấp dẫn đến kết quả là sản lượng cây trồng giảm sút nghiêm trọng.

Trong điều kiện độ pH đất thấp những vi chất dinh dưỡng có sẵn như: Mangan (Mn), Nhôm (Al) và ion tăng mạnh dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc vi chất dinh dưỡng này. Những chất dinh dưỡng có sẵn khác Canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K),… giảm và điều này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Tham khảo thêm bài viết: Bón Phân Hóa Học Cách Cho Cây Trồng

Thực trạng pH đất ở việt nam và giải pháp khắc phục
Thực trạng pH đất ở việt nam và giải pháp khắc phục

Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng đòi hỏi phải tăng cường các hoạt động sản xuất, hay kích thích thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.

Các biện pháp được người nông dân sử dụng đó là tăng cường sử dụng các hóa chất, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại thuốc kích thích với liều lượng lớn, làm cho đất tại các khu vực này bị ô nhiễm trầm trọng khiến cho pH đất càng ngày càng thấp.

Thực trạng pH đất ở việt nam và giải pháp khắc phục
Thực trạng pH đất ở việt nam và giải pháp khắc phục

Sự phân giải chất hữu cơ thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH),…các axit này hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua.

Mặt khác, bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân…cũng làm đất bị chua. Khi đất chua, các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, giải phóng ra các ion Al3+ tự do gây bất lợi cho cây trồng.

Nếu đất chua nhiều, ion Al3+ di động cao có thể gây độc cho hệ rễ cây. Làm cho rễ bị bó và chùn lại không phát triển. Muốn sản xuất được trên nền đất này cần phải cải thiện độ chua đất trước khi gieo trồng.

Nhìn chung trong suốt quá trình canh tác các loại cây trồng, chúng ta luôn phải điều chỉnh độ pH đất về mức phù hợp, đảm bảo cây sinh trưởng trong khoảng pH theo đặc điểm của mỗi giống cây trồng.

Thường mức pH từ 5 đến 7 là phù hợp với hầu hết các loại cây cối. Cao hơn hoặc thấp hơn đều không tốt cho cây, thậm chí cây sẽ ngừng sinh trưởng hoặc chết.

Thực trạng pH đất ở việt nam và giải pháp khắc phục
Phạm vi pH đất thích hợp của một số cây trồng

Để có thể xác định được độ pH của đất, Tin Cậy xin giới thiệu một số loại máy đo pH của hãng Takemura Nhật Bản đó là DM15 và DM13.

Máy đo pH & độ ẩm đất DM15 - Nhập khẩu từ Nhật
Máy đo pH & độ ẩm đất DM15 – Nhập khẩu từ Nhật

Tham khảo sản phẩm: Máy đo pH & độ ẩm đất DM15 – Nhập khẩu từ Nhật

Máy đo pH đất DM13 - Nhập khẩu từ Nhật
Máy đo pH đất DM13 – Nhập khẩu từ Nhật

Tham khảo sản phẩm: Máy đo pH đất DM13 – Nhập khẩu từ Nhật

Biện pháp cải tạo pH đất

Giá trị pH từ 3.0 – 5.0

  • Loại đất có tính axit cao (đất rất chua).
  • Cây trồng không thể hấp thu các dưỡng chất như: Kali (K), Phốt pho (P), Bo (B), Molipden (Mo.),… Mặc dù chúng vẫn hiện diện trong đất nhưng do tính axit cao làm các nguyên tố này không thể hòa tan và bị giữ chặt trong đất.
  • Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng…

Biện pháp tác động

  • Bón phân lân: bón lân ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng còn có tác dụng hạ độc phèn rất hiệu quả. Có thể sử dụng super lân hoặc kết hợp phun phân bón lá có chứa lân.
  • Bón phân hữu cơ đã hoai mục: bón phân hữu cơ hoai mục rất quan trọng do phân hữu cơ cũng có tác dụng cải tạo đất tơi xốp,… Ngoài ra, phân hữu cơ còn có tác dụng như lân là khi bón vào đất sẽ kết hợp với các độc chất làm hạ độc phèn, giảm độc đối với cây trồng.
  • Bón vôi: Vôi bón vào đất chua có những lợi ích chủ yếu là giúp chất dinh dưỡng trong đất dễ hòa tan hơn. Cải thiện cấu trúc đất. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây như Ca, Mg. Thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật hữu ích. Trung hòa độ chua do phân bón gây ra. Giảm độc chất ảnh hưởng đến cây trồng (các kim loại nặng hòa tan mạnh khi pH thấp).
Bón vôi cả tạo đất
Bón vôi cả tạo đất

Giá trị pH từ 5.1 – 6.0

  • Đất có tính axit

Biện pháp tác động:

Bổ sung vôi nếu muốn trồng các loại cây trồng khác nhất là cây trồng ưa vôi như cây họ đậu.

Giá trị pH từ 6.1 – 7

  • Đất axit trung bình (đất trung bình).
  • Loại đất này thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ các loại cây ưa vôi.
  • Lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt..
  • Phần lớn các loại vi sinh vật có lợi trong đất sẽ hoạt động tốt trong môi trường có khoảng pH này.

Biện pháp tác động:

Với loại đất này cơ bản không cần tác động thêm, song lưu ý luôn duy trì trạng thái cân đối giữa hàm lượng vô cơ và hữu cơ để bảo vệ đất.

Giá trị pH từ 7.1 – 8

  • Đất có tính hơi kiềm.
  • Thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu.
  • Trong môi trường đất kiềm các nguyên tố Man gan (Mn), Sắt (Fe),…sẽ bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với Canxi (Ca) dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.
  • Tỷ lệ vi sinh vật gây bệnh thối rễ trên họ rau thập tự giảm trên loại đất này.

Biện pháp tác động:

Nếu muốn giảm độ kiềm có thể bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: Lưu huỳnh, Sắt Sunphat,…

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bà con chủ động hơn trong việc bón phân, xử lý đất trồng để tăng năng suất, đem lại hiệu quả ngày càng cao hơn. Tin Cậy luôn đồng hành cùng bà con nông dân với đội ngũ kỹ sư có chuyên môn, nhiệt huyết.

Mọi thắc mắc về “Thực trạng pH đất ở Việt Nam và giải pháp khắc phục”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Từ khóa » đất Có Phản ứng Kiềm Thường Phổ Biến ở đâu