THỰC TRẠNG VÀ ĐẦU TƯ XANH TẠI VIỆT NAM - EnerTeam

Sản phẩm xanh sạch là xu hướng đã và đang hiện được nhiều doanh nghiệp sản xuất quan tâm hàng đầu, đồng thời cũng là mục tiêu phát triển dài hạn và bền vững của tất cả các doanh nghiệp trong nước hiện nay. Không chỉ các doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt chú trọng hướng đến sản phẩm xanh bền vững mà đối với lĩnh vực tài chính (các ngân hàng) cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Thời gian gần đây, chúng ta vẫn thường hay nhìn thấy hoặc nghe nói đến cụm từ “tài chính xanh” hoặc sản phẩm “tín dụng xanh”. Vậy “tài chính xanh” là gì và thực trạng tài chính xanh tại Việt Nam ra sao?

Tài chính xanh” trong lĩnh vực ngân hàng thường hay gọi là “Tín dụng Xanh” đã ra đời và ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn. Với ENERTEAM, đơn vị tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng và nguồn tài nguyên trong hơn 20 năm qua, định nghĩa thực tiễn nhất của “Tài chính Xanh” đó chính là: “Những hỗ trợ về tài chính hướng đến TĂNG TRƯỞNG XANH thông qua việc CẮT GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNHÔ NHIỄM MÔI TRƯỜNG một cách hiệu quả và có ý nghĩa”.

Do đó, các dự án trong nước và quốc tế do ENERTEAM triển khai trong những năm gần đây đều liên quan đến vấn đề“Hiệu quả năng lượng và nguồn tài nguyên”. Cho đến hiện nay, vẫn chưa có khái niệm thống nhất nào về “Tài chính Xanh”, tuy nhiên, về cơ bản, có lẽ định nghĩa trên có thể giúp chúng ta hiểu một cách đơn giản nhất và dễ dàng hình dung khái niệm của “tài chính xanh” là gì.

Nguồn ảnh: maeching/stock.adobe.com

Hệ thống pháp luật về tài chính xanh ở Việt Nam cũng đã được quan tâm và xây dựng trong thời gian vừa qua; cụ thể như:

– Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg (ngày 20/3/2014) về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020;

– Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2183/QĐ-BTC ngày 20/10/2015 về kế hoạch hành động của ngành tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020.

– Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành các chính sách phát triển ngân hàng xanh, với các sản phẩm tín dụng xanh cũng trở thành trào lưu trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam trong thời gian gần đây.

Đặc biệt, các hỗ trợ, ưu đãi cho các khoản tín dụng xanh thường là những “ưu đãi về lãi suất”, hoặc đối với một số dự án mà ENERTEAM đã tham gia triển khai thì có một số hình thức khá hay và hữu ích, như “bảo lãnh vốn vay” hoặc “trả thưởng” dựa vào mức tiết kiệm/ hiệu quả năng lượng từ công nghệ hiệu quả năng lượng do doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động sản xuất, v.v.”. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có nhiều cơ hội hơn khi tiếp cận các nguồn “tín dụng xanh” với nhiều chương trình ưu đãi và hỗ trợ từ phía các ngân hàng trong thời gian sắp tới.

Tuy nhiên, không có nhiều ngân hàng có quy trình thẩm định riêng cũng như đội ngũ nhân viên chuyên trách đối với các khoản cấp “tín dụng xanh”. Đây cũng là một trong các rào cản quan trọng ảnh hưởng đến khả năng đánh giá tính khả thi cũng như vay vốn thành công của hồ sơ “tín dụng xanh” từ các khách hàng doanh nghiệp tiềm năng của khối ngân hàng.

Đặc biệt, đối với một số dự án đặc thù về đầu tư công nghệ/thiết bị sản xuất hiệu quả năng lượng, ENERTEAM đã tham gia hỗ trợ một số ngân hàng ở giai đoạn đánh giá/thẩm định kỹ thuật (đánh giá tính khả thi về hiệu quả năng lượng) đối với các hồ sơ dự án tài trợ/ cho vay theo hình thức “tín dụng xanh”.

Ông Mã Khai Hiền – Giám đốc ENERTEAM (thứ hai từ bên phải) – tham gia toạ đàm kinh tế về “Tài chính xanh – Giải pháp vốn cho doanh nghiệp vì môi trường” do Báo VnExpress và Ngân hàng Nam Á tổ chức

Ảnh: VnExpress

Hiện nay, Việt Nam ngày càng chú trọng đầu tư tài chính cho phát triển nền kinh tế xanh. Do đó, sự phát triển của các mô hình tài chính xanh trên thế giới (đặc biệt ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Châu Âu (Đức), v.v. chính là bài học thực tế cũng như các gợi ý/đề xuất quý giá cho Việt Nam trong quá trình phát triển hệ thống tài chính xanh ở giai đoạn sắp tới, đồng thời giúp xây dựng chiến lược, tạo dựng thị trường và tạo điều kiện phát triển nền kinh tế xanh phù hợp và bền vững hơn.

Bên cạnh các cơ hội, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các ngân hàng phải đối mặt với nhiều thách thức khi tiếp cận các khoản đầu tư xanh tại Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát nhận thức đầu tư xanh và phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, những nhân tố tác động đến đầu tư xanh của doanh nghiệp bao gồm:

– Cơ sở hạ tầng cho đầu tư xanh;

– Khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư xanh;

– Ưu đãi tiếp cận vốn cũng như ưu đãi đặc thù cho đầu tư xanh;

– Nhận thức và hiểu biết về đầu tư xanh;

– Hỗ trợ từ các ngân hàng liên quan đến cách thức tiếp cận vốn cho đầu tư xanh;

– Các nguồn vốn nào có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đầu tư xanh;

– v.v.

Phần lớn các doanh nghiệp khảo sát chưa thực sự biết rõ tới quỹ đầu tư xanh hoặc vốn xanh như phát hành trái phiếu xanh, tín dụng xanh và các công cụ huy động nợ xanh khác trong lĩnh vực tài chính hiện nay.

Ngoài ra, khi triển khai tín dụng xanh, thách thức hiện hữu nhất là rào cản về lượng vốn lớn, thời gian đầu tư lâu dài, trong khi hiệu quả tài chính chưa cao. Ví dụ như các dự án cho vay đầu tư hệ thống điện mặt trời hiện tại trung bình vào khoảng 11-15 năm, thời gian thực hiện tương đối dài, quy mô vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn kéo dài, v.v. nên việc cân nhắc lựa chọn có đầu tư hay không cũng là áp lực lớn cho doanh nghiệp khi đưa ra quyết định.

Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ do hạn chế về nguồn vốn nên chưa có khả năng tiếp cận tài chính xanh phù hợp” là nhận định của ông Mã Khai Hiền, Chuyên gia năng lượng bền vững, Giám đốc ENERTEAM, khi thảo luận về những thách thức của tài chính xanh tại Việt Nam hiện nay tại Toạ đàm kinh tế “Tài chính xanh – Giải pháp vốn cho doanh nghiệp vì môi trường” do Báo VnExpress và Ngân hàng Nam Á tổ chức. Theo ông Hiền, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu được tầm quan trọng của đầu tư xanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ – đối tượng chiếm số đông nhưng mỏng vốn, dễ bị “tổn thương” tài chính; đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, chi phí đầu tư các sản phẩm công nghệ năng lượng bền vững, năng lượng xanh lại khá cao.

Riêng ở góc nhìn của Đơn vị tư vấn kỹ thuật cho các dự án xanh, ENERTEAM xin chia sẻ một số nhận xét thực tế khi tham gia triển khai các dự án này; đó chính là các vấn đề về kỹ thuật của dự án xanh, kinh nghiệm trong thẩm định dự án xanh cũng là hạn chế lớn đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Chính do công nghệ và dự án mới nên kinh nghiệm của chủ đầu tư và ngân hàng chưa nhiều, do đó cũng có thể tiềm ẩn rủi ro cao. Về phía ngân hàng, điều quan trọng là bộ phận thẩm định các dự án tín dụng xanh cần bổ sung một số kiến thức kỹ thuật cơ bản liên quan đủ để đến đánh giá hiệu quả dự án cho vay đầu tư.

Ví dụ như đối với dự án đầu tư hệ thống “Tưới tiêu nhỏ giọt hiệu quả năng lượng cho nông nghiệp” tại Cơ sở A, thì thời gian hoàn vốn trong bao nhiêu năm cho quy mô tại Cơ sở A này liệu có khả thi, tiềm năng hay rủi ro thế nào trong quá trình vận hành hệ thống, v.v.”

– Trước tiên, cần có nhiều sản phẩm “Tín dụng Xanh” với mức ưu đãi lãi suất tốt cho tất cả các doanh nghiệp ở nhiều quy mô, ngành nghề khác nhau (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) nhằm giúp sản phẩm “tín dụng xanh” được phổ biến rộng rãi ở nhiều hệ thống ngân hàng trong nước cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm “tín dụng xanh” ngày càng nhiều hơn.

– Sản phẩm “tín dụng xanh” cần trở nên thân thiện, dễ hiểu và tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi hơn so với trước đây.

– Về phía ngân hàng, cần nâng cao năng lực cho đội ngũ chuyên trách (như bổ sung các kiến thức cơ bản nhất liên quan đến đánh giá nhanh (giai đoạn đầu) tiềm năng hiệu quả/tiết kiệm năng lượng và tính khả thi của dự án trong quá trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn liên quan đến các gói hỗ trợ “tín dụng xanh” về đầu tư công nghệ hiệu quả năng lượng/tài nguyên.

– v.v.

ENERTEAM

Tagged in bảo lãnh vốn vay,cắt giảm khí nhà kính,Dàn xếp tài chính,đầu tư xanh,energy efficiency,Financial arrangement,Green Credit,Green Finance,Green Investment,hiệu quả năng lượng,ô nhiễm môi trường,Tài chính xanh,tăng trưởng xanh,tín dụng xanh

Từ khóa » Các Dự án Xanh Là Gì