Thực Trạng Và Giải Pháp Cấp Mã Vùng Trồng, Cơ Sở đóng Gói Một Số ...
Có thể bạn quan tâm
Năm 2018, tỉnh Quảng Ngãi đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp 41 mã số vùng trồng chuối và dưa hấu (02 mã vùng trồng chuối và 39 mã số vùng trồng dưa hấu) xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế người trồng chuối và dưa hấu ở 41 vùng trồng này chưa nắm và thực hiện các quy định của nước nhập khẩu trong quá trình sản xuất.
Hiện nay, trước việc Trung Quốc tăng cường kiểm tra giám sát các Vùng trồng và cơ sở đóng gói đã cấp mã số, Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành văn bản yêu cầu các địa phương triển khai tuyên truyền tập huấn, hướng dẫn nông dân và các cơ sở nắm và thực hiện đúng các quy định của nước nhập khẩu, kiểm tra giám sát các vùng trồng đã cấp mã số. Nếu những vùng trồng đã cấp mã số không thực hiện đúng theo quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở 774:2020/BVTV Quy trình thiết lập và giám sát mã số vùng trồng và yêu cầu của nước nhập khẩu, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thu hồi và hủy mã số vùng trồng.
Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành một số văn bản đề nghị các địa phương và cơ quan chuyên môn liên quan sớm tìm giải pháp triển khai thực hiện. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đang tiến hành kiểm tra thực tế tại một số vùng trồng dưa hấu tại huyện Bình Sơn, phối hợp với UBND các xã tổ chức họp dân ở các vùng trồng để triển khai và hướng dẫn nông dân thực hiện các quy định về thiết lập vùng trồng theo yêu cầu của nước nhập khẩu nhằm duy trì các vùng trồng đã cấp mã số, báo cáo và đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mới mã số cho những vùng trồng và cơ sở đóng gói đạt yêu cầu.
Đối với cây ớt: Đầu niên vụ 2021, Trung Quốc tạm ngưng nhập khẩu ớt của Việt Nam do phát hiện một số lô hàng bị nhiễm ruồi đục quả. Hiện nay, Trung Quốc vừa cho phép nhập khẩu trở lại mặt hàng ớt tươi đối với những Công ty mà Trung Quốc đã kiểm tra đánh giá và hướng dẫn về kiểm dịch thực vật. Lô ớt xuất khẩu phải trồng ở vùng trồng được cấp mã số, xử lý kiểm dịch thực vật bằng Methyl Bromide và xử lý lạnh. Hiện tại Quảng Ngãi chưa có cơ sở đóng gói được cấp mã số đóng gói nông sản xuất khẩu.
Những quy định về xây dựng và cấp mã số vùng trồng theo yêu cầu của nước nhập khẩu rất nghiêm ngặt, người nông dân chưa có ý thức trong việc chấp hành các quy định này. Mặt khác, trong thời điểm giao thời hiện nay, mã số vùng trồng chuối và dưa hấu đã cấp để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chưa được kiểm soát chặt chẽ nên dưa hấu và chuối từ những vùng trồng chưa cấp mã số vẫn được thương lái thu mua và mượn những mã số vùng trồng này để xuất khẩu nên nông dân chưa thấy được lợi ích của việc xây dựng và đăng ký mã số vùng trồng cho nông sản của mình.
Yêu cầu về diện tích cho 1 vùng trồng cây ăn quả tối thiểu là 10ha trong khi diện tích canh tác/người ở Quảng Ngãi rất thấp, để thiết lập 1 vùng trồng cần khoảng từ 50-100 nông dân đồng thuận tham gia. Do vậy rất khó để chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật tại vùng trồng đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Với những cây ăn quả ngắn ngày, người nông dân thường xuyên thay đổi cây trồng sau mỗi vụ, không cố định một diện tích cho một loại cây trồng, một số vùng trồng dưa hấu là do nông dân ở vùng khác đến thuê đất để sản xuất trong 1 vài vụ nên không thể duy trì mã số vùng trồng đã cấp. Các địa phương cũng chưa xây dựng được vùng chuyên canh tập trung ổn định lâu dài đối với những cây trồng có tiềm năng xuất khẩu...
Để các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu, người nông dân nắm và thực hiện đúng các quy định đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, trong năm 2022 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã, đang và sẽ triển khai thực hiện một số giải pháp:
1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức hướng dẫn tập huấn cho cán bộ kỹ thuật ở các địa phương và nông dân ở các vùng trồng, cơ sở chế biến và xuất khẩu về các quy định và yêu cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu. Hướng dẫn nông dân các vùng trồng, các cơ sở đóng gói thiết lập vùng trồng và cơ sở đóng gói, lập và lưu hồ sơ, quản lý sinh vật gây hại theo yêu cầu của nước nhập khẩu, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý đối tượng kiểm dịch thực thực vật của nước nhập khẩu.
2. Tiếp nhận đăng ký, kiểm tra đánh giá thực địa các vùng trồng, cơ sở đóng gói, báo cáo và đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số cho những vùng trồng và cơ sở đóng gói đạt yêu cầu.
3. Hướng dẫn nông dân ở những vùng trồng đã được cấp mã số thực hiện đúng quy định và đăng ký duy trì mã số vùng trồng. Tiến hành giám sát định kỳ theo quy định đối với những vùng trồng đăng ký duy trì mã số.
4. Dựa vào nhu cầu thiết lập vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu của các địa phương để xây dựng kế hoạch hỗ trợ các địa phương về thiết lập vùng trồng và cơ sở đóng gói, trình cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.
Từ khóa » Trồng Cỏ Quảng Ngãi
-
Cung Cấp - Thi Công Cỏ Các Loại Tại Quảng Ngãi - Cây Xanh Miền Trung
-
Quyết định 985/QĐ-UBND 2021 Phê Duyệt Kế Hoạch Trồng Cây Xanh ...
-
Quyết định 80/2021/QĐ-UBND đơn Giá Cây Trồng Bồi Thường Khi Thu ...
-
Quyết định 80/2021/QĐ-UBND Quảng Ngãi đơn Giá Cây Trồng để ...
-
671/QĐ-UBND - Văn Bản Quảng Ngãi
-
Quyết định 80/2021/QD-UBND Ban Hành đơn Giá Cây Trồng để Thực ...
-
Quảng Ngãi Triển Khai Chương Trình Gây “Quỹ Trồng Cây Xanh”
-
Quảng Ngãi: Trồng Loại Cây Cho Quả Chi Chít Nhưng Nông Dân Chỉ Lấy ...
-
Quy định Tách Thửa Tỉnh Quảng Ngãi 2022 Thế Nào?
-
Bảng Giá đất Nhà Nước Tỉnh Quảng Ngãi Giai đoạn 2020 đến 2024
-
Mua Bán Cỏ Nhung Tại Quảng Ngãi, Giá Cỏ Nhung Tại Quảng Ngãi
-
Gạch Trồng Cỏ, Gạch Block Trồng Cỏ ở Tại Quảng Ngãi - Trang Vàng
-
Phát Triển Lâm Sản Ngoài Gỗ Theo Nghị định Số 75/2015/NĐ-CP Ngày ...