Thực Vật – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Thực vật (định hướng).
Thực vật
Khoảng thời gian tồn tại: Đại Trung Nguyên Sinh–ngày nay
Thực vật có hoaCổ tảoRêuTảo lục lamLuân tảoTảo đỏDương xỉSpirotaenia
Phân loại khoa học e
nhánh: Diaphoretickes
nhánh: CAM
nhánh: Archaeplastida
Giới: PlantaeH.F.Copel., 1956
Các đồng nghĩa
  • Viridiplantae Cavalier-Smith 1981[1]
  • Chlorobionta Jeffrey 1982, chỉnh lý. Bremer 1985, chỉnh lý. Lewis và McCourt 2004[2]
  • Chlorobiota Kenrick và Crane 1997[3]
  • Chloroplastida Adl và đồng nghiệp, 2005 [4]
  • Phyta Barkley 1939 chỉnh lý. Holt & Uidica 2007
  • Cormophyta Endlicher, 1836
  • Cormobionta Rothmaler, 1948
  • Euplanta Barkley, 1949
  • Telomobionta Takhtajan, 1964
  • Embryobionta Cronquist và đồng nghiệp, 1966
  • Metaphyta Whittaker, 1969

Thực vật là những sinh vật nhân thực tạo nên giới Plantae; đa số chúng hoạt động nhờ quang hợp. Đây là quá trình mà chúng thu năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời, sử dụng lục lạp trích từ quá trình nội cộng sinh với vi khuẩn lam để tạo ra đường từ carbon dioxide và nước, sử dụng diệp lục sắc tố xanh lá. Những trường hợp ngoại lệ là thực vật ký sinh, chúng mất gen cho diệp lục và quang hợp, đồng thời thu năng lượng từ các thực vật khác hoặc nấm.

Về mặt thực vật, theo thuyết sinh học của Aristoteles, giới thực vật tập hợp gồm mọi sinh vật sống không phải động vật, bao gồm cả tảo và nấm. Kể từ đó, những định nghĩa đã bị thu hẹp dần; những định nghĩa ngày nay đã loại trừ nấm và một vài loại tảo. Ở định nghĩa được sử dụng trong bài viết này, nấm tạo nên nhánh Viridiplantae (thực vật xanh) - tập hợp gồm tảo lục và thực vật có phôi hay thực vật trên cạn (các ngành rêu sừng, rêu tản, rêu, thạch tùng, dương xỉ, thông, các loài hạt trần và thực vật có hoa khác). Một định nghĩa dựa trên bộ gen tính cả Viridiplantae, cùng với tảo đỏ và tảo lục lam vào nhánh lạp thể cổ.

Có khoảng 380.000 loài thực vật được biết đến, đa số chúng (260.000 loài) là thực vật có hạt. Chúng có kích thước từ tế bào đơn lẻ đến cây cao nhất. Thực vật xanh cung cấp một lượng đáng kể oxy phân tử của thế giới; đường mà chúng tạo ra cung cấp năng lượng cho đa số hệ sinh thái và các sinh vật khác trên Trái Đất, gồm cả động vật (bất kể đó là động vật ăn cỏ trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên loài thực vật ấy).

Hạt ngũ cốc, trái cây và rau là thực phẩm cơ bản của con người và được thuần hóa qua nhiều thiên niên kỷ. Con người sử dụng thực vật với nhiều mục đích, như làm vật liệu xây dựng, đồ trang trí, vật liệu viết lách và được ứng dụng cực kỳ nhiều để làm thuốc. Ngành khoa học nghiên cứu thực vật được gọi là thực vật - một phân ngành của sinh học.

Định nghĩa

Lịch sử phân loại

Xem thêm thông tin: Giới (sinh học) § Lịch sử

Theo truyền thống, mọi sinh vật sống được xếp vào một trong hai nhóm, thực vật và động vật. Phép phân loại này bắt nguồn từ nhà bác học Aristoteles (384–322 TCN), ông phân biệt các cấp độ khác của sinh vật theo thuyết sinh học của mình,[5] dựa theo giả thuyết sinh vật sống có "linh hồn nhạy cảm" hay như thực vật chỉ có "linh hồn thực vật".[6] Theophrastos (học trò của Aristoteles) tiếp tục thực hiện công trình về phân loại thực vật.[7] Mãi về sau, Linnaeus (1707–1778) tạo ra nền tảng của hệ thống phân loại khoa học thời hiện đại, song vẫn giữ các giới động vật và thực vật, đặt tên cho giới thực vật là Vegetabilia.[7]

Khái niệm khác

Khi cái tên thực vật được áp dụng để chỉ một nhóm sinh vật hay đơn vị phân loại cụ thể, nó thường chỉ một trong bốn khái niệm. Dưới đây là bốn nhóm khái niệm đó, theo trật tự từ phạm vi hẹp cho đến bao quát nhất:

Tên gọi Phạm vi Tổ chức Miêu tả
Thực vật trên cạn, hay Thực vật có phôi Giới thực vật sensu strictissimo Đa bào Thực vật theo nghĩa chặt chẽ nhất gồm rêu tản, rêu sừng, rêu và thực vật có mạch, cũng như thực vật hóa thạch tương tự các nhóm loài còn sót lại này (ví dụ: Metaphyta Whittaker, 1969,[8] Plantae Margulis, 1971).[9]
Thực vật xanh, hay còn gọi là Viridiplantae, Viridiphyta, Chlorobionta hoặc Chloroplastida Giới thực vật sensu stricto Một số là đơn bào, số khác là đa bào Thực vật theo nghĩa chặt chẽ gồm tảo lục, và thực vật trên cạn có ở bên trong chúng, kể cả charales. Mối quan hệ giữa các nhóm thực vật vẫn đang được nghiên cứu, và những cái tên đặt cho chúng cũng khác nhau đáng kể. Nhánh Viridiplantae tập hợp gồm một nhóm sinh vật sở hữu cellulose ở thành tế bào, nắm giữ diệp lục ab cùng các lạp thể chỉ được hai màng liên kết có khả năng quang hợp và lưu trữ tinh bột. Nhánh này là đối tượng chính của bài viết này (ví dụ: Plantae Copeland, 1956).[10]
Lạp thể cổ, hay còn gọi là Plastida hoặc Primoplantae Giới thực vật sensu lato Một số là đơn bào, số khác là đa bào Thực vật theo nghĩa rộng bao gồm thực vật xanh được liệt kê phía trên cộng với tảo đỏ (Rhodophyta) và tảo lục lam (Glaucophyta) - nơi cất trữ tinh bột Florideae bên ngoài lạp thể, nằm trong tế bào chất. Nhánh này gồm mọi sinh vật mà nhiều thiên niên kỷ trước, chúng lấy lục lạp sơ cấp trực tiếp nhờ nuốt chửng vi khuẩn lam (ví dụ, Plantae Cavalier-Smith, 1981).[11]
Định nghĩa cổ về thực vật (đã lỗi thời) Giới thực vật sensu amplo Một số là đơn bào, số khác là đa bào Thực vật theo nghĩa rộng nhất gồm các nhóm tảo, nấm và vi khuẩn không liên quan đến các phép phân loại cũ hơn hay đã lỗi thời (ví dụ: Plantae hay Vegetabilia Linnaeus 1751,[12] Plantae Haeckel 1866,[13] Metaphyta Haeckel, 1894,[14] Plantae Whittaker, 1969).[8]

Tiến hóa

Đa dạng

Cổ tảo Cosmarium botrytis là dạng sinh vật đơn bào.
Rừng cây gỗ đỏ ở ven biển (Sequoia sempervirens) cao tới 380 foot (120 m).

Theo World Flora Online ,có khoảng gần 380.000 loài thực vật được giới khoa học công nhận (tính đến tháng 6 năm 2024),[15] trong đó phần lớn chúng (khoảng 283.000 loài) tạo ra hạt giống.[16] Bảng dưới đây thể hiện một số phép ước tính về số lượng loài của các phân ngành thực vật xanh (Viridiplantae) khác nhau. Khoảng 85–90% tổng số thực vật là thực vật có hoa. Một số dự án hiện đang nỗ lực thu thập các mẫu vật về toàn bộ các loại thực vật trên cơ sở dữ liệu trực tuyến, ví dụ như World Flora Online.[15][17]

Thực vật có phạm vi đa dạng từ sinh vật đơn bào như cổ tảo (đường kính từ 10 micrômét) và picozoa (đường kính chưa đầy ba micrômét),[18][19] cho tới những cây lớn nhất (hệ thực vật lớn) như cây thông Sequoia sempervirens (cao tới 380 foot (120 m)) và thực vật hạt kín Eucalyptus regnans (cao tới 325 foot (99 m)).[20]

Tính đa dạng của các phân lớp thực vật xanh (Viridiplantae) theo số lượng loài
Nhóm không chính thức Tên phân lớp Tên phổ biến Số lượng loài còn sống được miêu tả
Tảo lục Chlorophyta Tảo lục (chlorophyta) 3800–4300 [21][22]
Luân tảo Tảo lục (ví dụ cổ tảo & charales) 2800–6000 [23][24]
Rêu Rêu tản Rêu tản 6000–8000 [25]
Rêu sừng Rêu sừng 100–200 [26]
Rêu Rêu 12000 [27]
Thực vật hoa ẩn có mạch Thạch tùng Thạch tùng 1200 [28]
Dương xỉ Dương xỉ, dương xỉ đuôi ngựa và Psilotum 11000 [28]
Thực vật có hạt Tuế Tuế 160 [29]
Bạch quả Bạch quả 1 [30]
Thông Thông 630 [28]
Dây gấm Dây gấm 70 [28]
Thực vật có hoa Thực vật có hoa 258650 [31]

Tên của các loài thực vật do Bộ luật danh pháp quốc tế của tảo, nấm và thực vật[32] và Bộ luật danh pháp quốc tế của cây trồng chi phối.[33]

Lịch sử tiến hóa

Bài chi tiết: Lịch sử tiến hóa của thực vật

Tổ tiên của thực vật trên cạn đã tiến hóa dưới nước. Một lớp tảo đã hình thành trên đất liền 1.200 triệu năm trước, nhưng phải đến kỷ Ordovici (tức khoảng 450 triệu năm trước), thực vật trên cạn đầu tiên mới xuất hiện với mức độ tổ chức giống như ngành rêu.[34][35] Tuy nhiên, hóa thạch của các sinh vật với tản dẹt nằm trên đá thời Tiền Cambri cho thấy sinh vật nhân thực đa bào ở nước ngọt đã tồn tại hơn 1 tỷ năm trước.[36]

Thực vật trên cạn nguyên thủy bắt đầu phân loài vào cuối kỷ Silur (khoảng 420 triệu năm trước). Tiếp đến, các ngành rêu, thạch tùng và dương xỉ xuất hiện trong mẫu vật hóa thạch.[37] Ngành giải phẫu thực vật thời sơ khai được bảo tồn đến từng chi tiết tế bào trong tập hợp mẫu hóa thạch đầu kỷ Devon lấy từ phiến đá trầm tích Rhynie. Những loài thực vật thời sơ khai này được bảo tồn nhờ bị hóa đá trong phiến đá trầm tích hình thành trong suối nước nóng núi lửa giàu silic.[38]

Đến cuối kỷ Devon, phần lớn đặc điểm cơ bản của thực vật ngày nay đã hiện diện, gồm rễ, lá và mạch gỗ thứ cấp ở các cây gỗ như Archaeopteris.[39][40] Ở kỷ Than Đá, sự phát triên của rừng trong môi trường đầm lầy bị thạch tùng và dương xỉ đuôi ngựa (Equisetum) chi phối, kể cả các loài có kích thước lớn như cây gỗ, và sự xuất hiện của thực vật hạt trần sơ khai (dạng thực vật có hạt đầu tiên).[41] Sự kiện tuyệt chủng Permo-Tam Điệp đã thay đổi hoàn toàn cấu trúc của quần xã.[42] Sự kiện có thể đã tạo tiền đề cho sự tiến hóa của thực vật có hoa ở kỷ Tam Điệp (~200 triệu năm trước), với hiện tượng phát tỏa thích nghi ở kỷ Phấn Trắng diễn ra nhanh đến nỗi Darwin gọi là một "bí ẩn kinh khủng".[43][44][45] Từ cuối kỷ Tam Điệp trở đi, ngành thông phân hóa và trở thành bộ phận chiếm số đông của hệ thực vật ở kỷ Jura.[46][47]

  • Lát cắt ngang thân của Rhynia (một loài thực vật trên cạn thời sơ khai), được bảo tồn trong phiến đá trầm tích Rhynie từ đầu kỷ Devon Lát cắt ngang thân của Rhynia (một loài thực vật trên cạn thời sơ khai), được bảo tồn trong phiến đá trầm tích Rhynie từ đầu kỷ Devon
  • Đến kỷ Devon, thực vật đã thích nghi với môi trường trên cạn bằng rễ và thân gỗ. Đến kỷ Devon, thực vật đã thích nghi với môi trường trên cạn bằng rễ và thân gỗ.
  • Ở kỷ Than Đá, dương xỉ đuôi ngựa như Asterophyllites sinh sôi mạnh ở các khu rừng đầm lầy. Ở kỷ Than Đá, dương xỉ đuôi ngựa như Asterophyllites sinh sôi mạnh ở các khu rừng đầm lầy.
  • Cây thông trở nên đa dạng và thường chiếm số đông trong kỷ Jura. Họ của Araucaria mirabilis. Cây thông trở nên đa dạng và thường chiếm số đông trong kỷ Jura. Họ của Araucaria mirabilis.
  • Phát tỏa thích nghi ở kỷ Phấn Trắng tạo nên nhiều thực vật có hoa, như Sagaria ở họ Mao lương. Phát tỏa thích nghi ở kỷ Phấn Trắng tạo nên nhiều thực vật có hoa, như Sagaria ở họ Mao lương.

Phát sinh hệ thống

Năm 2019, cây phát sinh hệ thống dựa trên bộ gen và hệ sản phẩm phiên mã từ 1.153 loài thực vật được trình bày.[48] Việc sắp xếp các nhóm tảo đã nhận được sự hỗ trợ từ phát sinh hệ thống dựa trên bộ gen từ các lớp Mesostigmatophyceae và Chlorokybophyceae (chúng đã được giải trình tự). Cả ngành "tảo lục" và "tảo streptophyte" đều được xem là cận ngành (các thanh dọc cạnh biểu dồ cây phát sinh hệ thống) ở phép phân tích này, vì thực vật trên cạn phát sinh từ các nhóm ấy.[49][50] Phân loại ngành Rêu có được sự hỗ trợ của Puttick vào năm 2018[51] và bằng phát sinh hệ thống các loài liên quan đến bộ gen của rêu sừng (chúng cũng được giải trình tự).[52][53]

Lạp thể cổ

Tảo đỏ

Tảo lục lam

Viridiplantae

Chlorophyta

Prasinococcales

 

Mesostigmatophyceae

Chlorokybophyceae

Spirotaenia

Klebsormidiales

Chara

Coleochaetales

Zygnematophyceae

Thực vật có phôi
Rêu

Rêu sừng

Rêu tản

Rêu

Thạch tùng

Dương xỉ

Thực vật có hạt

Thực vật hạt trần

Thực vật có hoa

(thực vật trên cạn)
(thực vật xanh)
"tảo diệp lục""tảo streptophyte"

Sinh lý học

Bài chi tiết: Sinh lý học thực vật

Tế bào thực vật

Cấu trúc tế bào thực vật

Tế bào thực vật có những đặc điểm riêng biệt mà những tế bào nhân thực khác (như tế bào động vật) không có. Chúng bao gồm không bào trung tâm lớn chất đầy nước, lục lạp và thành tế bào linh hoạt và vững chắc (nằm ngoài màng tế bào. Lục lạp có nguồn gốc từ hiện tượng cộng sinh của của một tế bào không quang hợp và vi khuẩn lam quang hợp. Vách tế bào (được làm chủ yếu từ cellulose) tạo điều kiện cho tế bào thực vật chất ứ nước mà không bị vỡ. Không bào tạo điều kiện cho tế bào thay đổi kích cỡ đồng thời, số lượng tế bào chất vẫn giữ nguyên.[54]

Cấu trúc thực vật

Xem thêm thông tin: Giải phẫu học thực vật và Hình thái học thực vật
Giải phẫu một thực vật hạt kín. 1. Hệ chồi. 2. Hệ rễ. 3. Trụ dưới lá mầm. 4. Chồi đỉnh. 5. Phiến lá. 6. Hạch giữa. 7. Chồi nách. 8. Cuống lá. 9. Thân. 10. Hạch. 11. Rễ cái. 12. Lông rễ. 13. Mũi rễ. 14. Chóp rễ

Đa số thực vật là sinh vật đa bào. Tế bào thực vật biệt hóa thành nhiều loại tế bào, tạo nên các mô như mô mạch với mạch gỗ và mạch rây chuyên biệt của gân lá và thân, cùng các cơ quan với chức năng sinh lý khác nhau như rễ hấp thụ nước và khoáng chất, thân hỗ trợ, vận chuyển nước và tổng hợp phân tử, lá để quang hợp và hoa để sinh sản.[55]

Quang hợp

Bài chi tiết: Quang hợp

Thực vật sử dụng quá trình quang hợp, sản xuất phân tử thực phẩm (đường) nhờ sử dụng năng lượng lấy được từ ánh sáng. Tế bào thực vật chứa diệp lục bên trong lục lạp, chúng là những sắc tố màu xanh lục được dùng để thu năng lượng ánh sáng. Phương trình hóa học từ đầu đến cuối của quang hợp là:[56]

6 CO 2 + 6 H 2 O → ánh sáng C 6 H 12 O 6 + 6 O 2 {\displaystyle {\ce {6CO2{}+6H2O{}->[{\text{ánh sáng}}]C6H12O6{}+6O2{}}}}

Quá trình này làm thực vật giải phóng oxy ra môi trường. Thực vật xanh cung cấp tỷ lệ đáng kể lượng oxy phân tử của thế giới, bên cạnh sự đóng góp từ tảo quang hợp và vi khuẩn lam.[57][58][59]

Thực vật sử dụng lối sống ký sinh lần hai có thể đánh mất các gen tham gia vào quang hợp và sản xuất xuất diệp lục.[60]

Sinh trưởng và sửa chữa

Sự sinh trưởng ở thực vật do tương tác của bộ gen với môi trường vật lý và sinh học của nó quyết định.[61] Những yếu tố môi trường vật lý và sinh học gồm nhiệt độ, nước, ánh sáng, carbon dioxide và chất dinh dưỡng trong đất.[62] Những yếu tố sinh học tác động đến sinh trưởng ở thực vật gồm thừa dân số, chăn thả gia súc, nấm và vi khuẩn cộng sinh có lợi, bị côn trùng tấn công hoặc bệnh ở thực vật.[63]

Sương giá và mất nước có thể gây hại hoặc giết chết thực vật. Một vài thực vật có protein chống đông, protein sốc nhiệt và đường nằm trong tế bào chất giúp chúng đối phó với những căng thẳng này.[64] Thực vật liên lục phải đối mặt với hàng loạt áp lực vật lý và sinh gây tổn hại DNA, nhưng chúng có thể chịu đựng và sửa chữa phần lớn những tổn hại này.[65]

Chú thích

  1. ^ Cavalier-Smith, Tom (1981). “Eukaryote kingdoms: Seven or nine?”. BioSystems. 14 (3–4): 461–481. Bibcode:1981BiSys..14..461C. doi:10.1016/0303-2647(81)90050-2. ISSN 0303-2647. PMID 7337818.
  2. ^ Lewis, L.A.; McCourt, R.M. (2004). “Green algae and the origin of land plants”. American Journal of Botany. 91 (10): 1535–1556. doi:10.3732/ajb.91.10.1535. PMID 21652308.
  3. ^ Kenrick, Paul; Crane, Peter R. (1997). The origin and early diversification of land plants: A cladistic study. Washington, D.C.: Smithsonian Institution Press. ISBN 978-1-56098-730-7.
  4. ^ Adl, S. M.; và đồng nghiệp (2005). “The new higher level classification of eukaryotes with emphasis on the taxonomy of protists”. Journal of Eukaryotic Microbiology. 52 (5): 399–451. doi:10.1111/j.1550-7408.2005.00053.x. PMID 16248873. S2CID 8060916.
  5. ^ Hull, David L. (2010). Science as a Process: An Evolutionary Account of the Social and Conceptual Development of Science. University of Chicago Press. tr. 82. ISBN 9780226360492.
  6. ^ Leroi, Armand Marie (2014). The Lagoon: How Aristotle Invented Science. Bloomsbury Publishing. tr. 111–119. ISBN 978-1-4088-3622-4.
  7. ^ a b “Taxonomy and Classification”. obo. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ a b Whittaker, R. H. (1969). “New concepts of kingdoms or organisms” (PDF). Science. 163 (3863): 150–160. Bibcode:1969Sci...163..150W. CiteSeerX 10.1.1.403.5430. doi:10.1126/science.163.3863.150. PMID 5762760. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2014.
  9. ^ Margulis, Lynn (1971). “Whittaker's five kingdoms of organisms: minor revisions suggested by considerations of the origin of mitosis”. Evolution. 25 (1): 242–245. doi:10.2307/2406516. JSTOR 2406516. PMID 28562945.
  10. ^ Copeland, H. F. (1956). The Classification of Lower Organisms. Pacific Books. tr. 6.
  11. ^ Cavalier-Smith, Tom (1981). “Eukaryote Kingdoms: Seven or Nine?”. BioSystems. 14 (3–4): 461–481. Bibcode:1981BiSys..14..461C. doi:10.1016/0303-2647(81)90050-2. PMID 7337818.
  12. ^ Linnaeus, Carl (1751). Philosophia botanica (bằng tiếng Latin) (ấn bản thứ 1). Stockholm: Godofr. Kiesewetter. tr. 37. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  13. ^ Haeckel, Ernst (1866). Generale Morphologie der Organismen. Berlin: Verlag von Georg Reimer. vol. 1: i–xxxii, 1–574, plates I–II; vol. 2: i–clx, 1–462, plates I–VIII.
  14. ^ Haeckel, Ernst (1894). Die systematische Phylogenie.
  15. ^ a b “An Online Flora of All Known Plants: Statistics”. The World Flora Online (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2024.
  16. ^ “Numbers of threatened species by major groups of organisms (1996–2010)” (PDF) (bằng tiếng Anh). International Union for Conservation of Nature. 11 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
  17. ^ “How many plant species are there in the world? Scientists now have an answer”. Mongabay Environmental News. 12 tháng 5 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2022.
  18. ^ Hall, John D.; McCourt, Richard M. (2014). “Chapter 9. Conjugating Green Algae Including Desmids”. Trong Wehr, John D.; Sheath, Robert G.; Kociolek, John Patrick (biên tập). Freshwater Algae of North America: Ecology and Classification (ấn bản thứ 2). Elsevier. ISBN 978-0-12-385876-4.
  19. ^ Seenivasan, Ramkumar; Sausen, Nicole; Medlin, Linda K.; Melkonian, Michael (26 tháng 3 năm 2013). “Picomonas judraskeda Gen. Et Sp. Nov.: The First Identified Member of the Picozoa Phylum Nov., a Widespread Group of Picoeukaryotes, Formerly Known as 'Picobiliphytes'”. PLOS ONE. 8 (3): e59565. Bibcode:2013PLoSO...859565S. doi:10.1371/journal.pone.0059565. PMC 3608682. PMID 23555709.
  20. ^ Earle, Christopher J. biên tập (2017). “Sequoia sempervirens”. The Gymnosperm Database. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2017.
  21. ^ Van den Hoek, C.; Mann, D.G.; Jahns, H.M. (1995). Algae: An Introduction to Phycology'. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 343, 350, 392, 413, 425, 439, & 448. ISBN 0-521-30419-9.
  22. ^ Guiry, M.D. & Guiry, G.M. (2011), AlgaeBase : Chlorophyta, National University of Ireland, Galway, lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2019, truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011
  23. ^ Guiry, M.D. & Guiry, G.M. (2011), AlgaeBase : Charophyta, World-wide electronic publication, National University of Ireland, Galway, lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2019, truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011
  24. ^ Van den Hoek, C.; Mann, D.G.; Jahns, H.M (1995). Algae: An Introduction to Phycology. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 457, 463, & 476. ISBN 0-521-30419-9.
  25. ^ Crandall-Stotler, Barbara; Stotler, Raymond E. (2000). “Morphology and classification of the Marchantiophyta”. Trong Shaw, A. Jonathan; Goffinet, Bernard (biên tập). Bryophyte Biology. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 21. ISBN 0-521-66097-1.
  26. ^ Schuster, Rudolf M. (1992). The Hepaticae and Anthocerotae of North America. VI. Chicago: Field Museum of Natural History. tr. 712–713. ISBN 0-914868-21-7.
  27. ^ Goffinet, Bernard; William R. Buck (2004). “Systematics of the Bryophyta (Mosses): From molecules to a revised classification”. Monographs in Systematic Botany. 98: 205–239.
  28. ^ a b c d Raven, Peter H.; Evert, Ray F.; Eichhorn, Susan E. (2005). Biology of Plants (ấn bản thứ 7). New York: W. H. Freeman and Company. ISBN 978-0-7167-1007-3.
  29. ^ Gifford, Ernest M.; Foster, Adriance S. (1988). Morphology and Evolution of Vascular Plants (ấn bản thứ 3). New York: W. H. Freeman and Company. tr. 358. ISBN 978-0-7167-1946-5.
  30. ^ Taylor, Thomas N.; Taylor, Edith L. (1993). The Biology and Evolution of Fossil Plants. New Jersey: Prentice Hall. tr. 636. ISBN 978-0-13-651589-0.
  31. ^ International Union for Conservation of Nature and Natural Resources, 2006. IUCN Red List of Threatened Species:Summary Statistics Lưu trữ 27 tháng 6 năm 2014 tại Wayback Machine
  32. ^ “International Code of Nomenclature for algae, fungi, and plants”. www.iapt-taxon.org. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2023.
  33. ^ Gledhill, D. (2008). The Names of Plants. Cambridge University Press. tr. 26. ISBN 978-0-5218-6645-3.
  34. ^ Taylor, Thomas N. (tháng 11 năm 1988). “The Origin of Land Plants: Some Answers, More Questions”. Taxon. 37 (4): 805–833. doi:10.2307/1222087. JSTOR 1222087.
  35. ^ Ciesielski, Paul F. “Transition of plants to land”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2008.
  36. ^ Strother, Paul K.; Battison, Leila; Brasier, Martin D.; Wellman, Charles H. (26 tháng 5 năm 2011). “Earth's earliest non-marine eukaryotes”. Nature. 473 (7348): 505–509. Bibcode:2011Natur.473..505S. doi:10.1038/nature09943. PMID 21490597.
  37. ^ Crang, Richard; Lyons-Sobaski, Sheila; Wise, Robert (2018). Plant Anatomy: A Concept-Based Approach to the Structure of Seed Plants. Springer. tr. 17. ISBN 9783319773155.
  38. ^ Garwood, Russell J.; Oliver, Heather; Spencer, Alan R. T. (2019). “An introduction to the Rhynie chert”. Geological Magazine. 157 (1): 47–64. doi:10.1017/S0016756819000670.
  39. ^ Beck, C. B. (1960). “The identity of Archaeopteris and Callixylon”. Brittonia. 12 (4): 351–368. Bibcode:1960Britt..12..351B. doi:10.2307/2805124. JSTOR 2805124.
  40. ^ Rothwell, G. W.; Scheckler, S. E.; Gillespie, W. H. (1989). “Elkinsia gen. nov., a Late Devonian gymnosperm with cupulate ovules”. Botanical Gazette. 150 (2): 170–189. doi:10.1086/337763. JSTOR 2995234.
  41. ^ “Plants”. British Geological Survey. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2023.
  42. ^ McElwain, Jennifer C.; Punyasena, Surangi W. (2007). “Mass extinction events and the plant fossil record”. Trends in Ecology & Evolution. 22 (10): 548–557. doi:10.1016/j.tree.2007.09.003. PMID 17919771.
  43. ^ Friedman, William E. (tháng 1 năm 2009). “The meaning of Darwin's "abominable mystery"”. American Journal of Botany. 96 (1): 5–21. doi:10.3732/ajb.0800150. PMID 21628174.
  44. ^ Berendse, Frank; Scheffer, Marten (2009). “The angiosperm radiation revisited, an ecological explanation for Darwin's 'abominable mystery'”. Ecology Letters. 12 (9): 865–872. Bibcode:2009EcolL..12..865B. doi:10.1111/j.1461-0248.2009.01342.x. PMC 2777257. PMID 19572916.
  45. ^ Herendeen, Patrick S.; Friis, Else Marie; Pedersen, Kaj Raunsgaard; Crane, Peter R. (3 tháng 3 năm 2017). “Palaeobotanical redux: revisiting the age of the angiosperms”. Nature Plants. 3 (3): 17015. doi:10.1038/nplants.2017.15. PMID 28260783.
  46. ^ Atkinson, Brian A.; Serbet, Rudolph; Hieger, Timothy J.; Taylor, Edith L. (tháng 10 năm 2018). “Additional evidence for the Mesozoic diversification of conifers: Pollen cone of Chimaerostrobus minutus gen. et sp. nov. (Coniferales), from the Lower Jurassic of Antarctica”. Review of Palaeobotany and Palynology. 257: 77–84. Bibcode:2018RPaPa.257...77A. doi:10.1016/j.revpalbo.2018.06.013.
  47. ^ Leslie, Andrew B.; Beaulieu, Jeremy; Holman, Garth; Campbell, Christopher S.; Mei, Wenbin; Raubeson, Linda R.; Mathews, Sarah (tháng 9 năm 2018). “An overview of extant conifer evolution from the perspective of the fossil record”. American Journal of Botany. 105 (9): 1531–1544. doi:10.1002/ajb2.1143. PMID 30157290.
  48. ^ Leebens-Mack, M.; Barker, M.; Carpenter, E.; và đồng nghiệp (2019). “One thousand plant transcriptomes and the phylogenomics of green plants”. Nature. 574 (7780): 679–685. doi:10.1038/s41586-019-1693-2. PMC 6872490. PMID 31645766.
  49. ^ Liang, Zhe; và đồng nghiệp (2019). “Mesostigma viride Genome and Transcriptome Provide Insights into the Origin and Evolution of Streptophyta”. Advanced Science. 7 (1): 1901850. doi:10.1002/advs.201901850. PMC 6947507. PMID 31921561.
  50. ^ Wang, Sibo; và đồng nghiệp (2020). “Genomes of early-diverging streptophyte algae shed light on plant terrestrialization”. Nature Plants. 6 (2): 95–106. doi:10.1038/s41477-019-0560-3. PMC 7027972. PMID 31844283.
  51. ^ Puttick, Mark; và đồng nghiệp (2018). “The Interrelationships of Land Plants and the Nature of the Ancestral Embryophyte”. Current Biology. 28 (5): 733–745. doi:10.1016/j.cub.2018.01.063. PMID 29456145. |hdl-access= cần |hdl= (trợ giúp)
  52. ^ Zhang, Jian; và đồng nghiệp (2020). “The hornwort genome and early land plant evolution”. Nature Plants. 6 (2): 107–118. doi:10.1038/s41477-019-0588-4. PMC 7027989. PMID 32042158.
  53. ^ Li, Fay Wei; và đồng nghiệp (2020). “Anthoceros genomes illuminate the origin of land plants and the unique biology of hornworts”. Nature Plants. 6 (3): 259–272. doi:10.1038/s41477-020-0618-2. PMC 8075897. PMID 32170292.
  54. ^ “Plant Cells, Chloroplasts, and Cell Walls”. Scitable by Nature Education. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.
  55. ^ Farabee, M. C. “Plants and their Structure”. Maricopa Community Colleges. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.
  56. ^ Newton, John. “What Is the Photosynthesis Equation?”. Sciencing. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.
  57. ^ Reinhard, Christopher T.; Planavsky, Noah J.; Olson, Stephanie L.; và đồng nghiệp (25 tháng 7 năm 2016). “Earth's oxygen cycle and the evolution of animal life”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 113 (32): 8933–8938. Bibcode:2016PNAS..113.8933R. doi:10.1073/pnas.1521544113. PMC 4987840. PMID 27457943.
  58. ^ Field, C. B.; Behrenfeld, M. J.; Randerson, J. T.; Falkowski, P. (1998). “Primary production of the biosphere: Integrating terrestrial and oceanic components”. Science. 281 (5374): 237–240. Bibcode:1998Sci...281..237F. doi:10.1126/science.281.5374.237. PMID 9657713. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2018.
  59. ^ Tivy, Joy (2014). Biogeography: A Study of Plants in the Ecosphere. Routledge. tr. 31, 108–110. ISBN 978-1-317-89723-1. OCLC 1108871710.
  60. ^ Qu, Xiao-Jian; Fan, Shou-Jin; Wicke, Susann; Yi, Ting-Shuang (2019). “Plastome reduction in the only parasitic gymnosperm Parasitaxus is due to losses of photosynthesis but not housekeeping genes and apparently involves the secondary gain of a large inverted repeat”. Genome Biology and Evolution. 11 (10): 2789–2796. doi:10.1093/gbe/evz187. PMC 6786476. PMID 31504501.
  61. ^ Baucom, Regina S.; Heath, Katy D.; Chambers, Sally M. (2020). “Plant–environment interactions from the lens of plant stress, reproduction, and mutualisms”. American Journal of Botany. Wiley. 107 (2): 175–178. doi:10.1002/ajb2.1437. PMC 7186814. PMID 32060910.
  62. ^ “Abiotic Factors”. National Geographic. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.
  63. ^ Bareja, Ben (10 tháng 4 năm 2022). “Biotic Factors and Their Interaction With Plants”. Crops Review. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.
  64. ^ Ambroise, Valentin; Legay, Sylvain; Guerriero, Gea; và đồng nghiệp (18 tháng 10 năm 2019). “The Roots of Plant Frost Hardiness and Tolerance”. Plant and Cell Physiology. 61 (1): 3–20. doi:10.1093/pcp/pcz196. PMC 6977023. PMID 31626277.
  65. ^ Roldán-Arjona, T.; Ariza, R. R. (2009). “Repair and tolerance of oxidative DNA damage in plants”. Mutation Research. 681 (2–3): 169–179. doi:10.1016/j.mrrev.2008.07.003. PMID 18707020. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.

Đọc thêm

Chung:

  • Evans, L.T. (1998). Feeding the Ten Billion – Plants and Population Growth. Cambridge University Press.ISBN 0-521-64685-5ISBN 0-521-64685-5.
  • Kenrick, Paul; Crane, Peter R. (1997). The Origin and Early Diversification of Land Plants: A Cladistic Study. Washington, D.C.: Smithsonian Institution Press. ISBN 1-56098-730-8ISBN 1-56098-730-8.
  • Raven, Peter H.; Evert, Ray F.; Eichhorn, Susan E. (2005). Biology of Plants (7th ed.). New York: W.H. Freeman and Company. ISBN 0-7167-1007-2ISBN 0-7167-1007-2.
  • Taylor, Thomas N.; Taylor, Edith L. (1993). The Biology and Evolution of Fossil Plants. Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice Hall. ISBN 0-13-651589-4ISBN 0-13-651589-4.

Ước tính và đếm số loài:

  • International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (IUCN) Species Survival Commission (2004). IUCN Red List The IUCN Red List of Threatened Species.
  • Prance, G. T. (2001). “Discovering the Plant World”. Taxon. 50 (2, Golden Jubilee Part 4): 345–359. doi:10.2307/1223885. JSTOR 1223885.

Liên kết ngoài

Wikibook Dichotomous Key có một trang Plantae
  • Index Nominum Algarum
  • Interactive Cronquist classification. Archived 10 February 2006.
  • Plant Resources of Tropical Africa. Archived 11 June 2010.
  • Tree of Life. Lưu trữ 9 tháng 3 năm 2022 tại Wayback Machine.
Cơ sở dữ liệu rau và thực vật
  • African Plants Initiative database
  • Australia
  • Chilean plants at Chilebosque
  • e-Floras (Flora of China, Flora of North America and others). Lưu trữ 19 tháng 2 năm 2022 tại Wayback Machine.
  • Flora Europaea
  • Flora of Central Europe (bằng tiếng tiếng Đức)
  • Flora of North America. Lưu trữ 19 tháng 2 năm 2022 tại Wayback Machine.
  • List of Japanese Wild Plants Online. Lưu trữ 16 tháng 3 năm 2022 tại Wayback Machine.
  • Meet the Plants-National Tropical Botanical Garden. Archived 16 June 2007.
  • Lady Bird Johnson Wildflower Center – Native Plant Information Network at University of Texas, Austin
  • United States Department of Agriculture not limited to continental US species.
  • x
  • t
  • s
Thực vật học
Lịch sử thực vật học
Phân ngành
  • Hệ thống học thực vật
  • Thực vật dân tộc học
  • Cổ thực vật học
  • Giải phẫu học thực vật
  • Sinh thái học thực vật
  • Địa lý thực vật học
    • Địa thực vật học
    • Hệ thực vật
  • Hóa thực vật học
  • Bệnh học thực vật
  • Rêu học
  • Tảo học
  • Sinh học phát triển tiến hóa thực vật
  • Sinh lý học thực vật
  • Thụ mộc học
Các nhóm thực vật
  • Tảo
  • Rêu
  • Sinh vật lạp thể cổ
  • Thực vật tản
  • Thực vật không mạch
    • Thực vật hoa ẩn
  • Thực vật có phôi
    • Thực vật thân–rễ
  • Thực vật có mạch
  • Thực vật có hạt
  • Dương xỉ & Quyết
  • Thực vật hạt trần
  • Thực vật hạt kín
Hình thái học(từ vựng)
Tế bào
  • Vách tế bào
  • Thể vách
  • Lạp thể
  • Cầu sinh chất
  • Không bào
  • Mô phân sinh
  • Mô dẫn
    • Bó mạch
  • Mô cơ bản
    • Thịt lá
  • Tượng tầng
    • Tầng sinh bần
    • Tầng sinh mạch
  • Gỗ
  • Cơ quan dự trữ
Sinh dưỡng
  • Rễ
  • Rễ giả
  • Thân hành
  • Thân rễ
  • Cơ quan khí sinh
    • Thân
      • Cuống lá
      • Lá kèm
      • Trạng thái hoa hồng
      • Không cuống
    • Chồi
Sinh sản(Bào tử, Hoa)
  • Lá bào tử
  • Sự phát triển của hoa
  • Cụm hoa
    • Cụm hoa vô hạn
    • Cụm hoa hữu hạn
  • Lá bắc
  • Trục hoa
  • Hoa
    • Tiền khai hoa
    • Vòng
    • Tính đối xứng của hoa
    • Hoa đồ
    • Hoa thức
  • Đế hoa
    • Đế hoa rộng
  • Bao hoa
    • Tràng hoa
      • Cánh môi
    • Đài hoa
  • Bộ nhụy
    • Bầu nhụy
      • Noãn
    • Đầu nhụy
  • Túi giao tử cái
  • Bộ nhị
    • Nhị
    • Nhị lép
    • Bao phấn
      • Khối phấn
      • Buồng phấn
      • Trung đới
      • Hạt phấn
    • Tầng nuôi dưỡng
  • Trụ nhị nhụy
  • Thể giao tử
  • Thể bào tử
  • Phôi
  • Quả
    • Giải phẫu quả
    • Quả đơn
    • Quả kép
    • Quả phức
    • Quả giả
    • Thai sinh
    • Bán thai sinh
  • Hạt
    • Sự hình thành hạt
    • Sự phát tán hạt
Cấu trúc bề mặt
  • Lớp cutin
  • Lớp sáp
  • Biểu bì
  • Khí khổng
  • Tuyến mật
  • Hệ thống tiết
  • Lông, gai
  • Túm lông
    • Lông tiết keo
  • Sinh lý học thực vật
  • Nguyên liệu
  • Dinh dưỡng
  • Quang hợp
    • Diệp lục
  • Hormone thực vật
  • Thoát hơi nước
  • Áp suất trương
  • Dòng khối nội bào
  • Hạt aleurone
  • Phytomelanin
  • Đường
  • Nhựa cây
  • Tinh bột
  • Xenlulose
Phát triển thực vật và dạng sống
  • Sinh trưởng thứ cấp
  • Thực vật thân gỗ
  • Thực vật thân thảo
  • Dạng sống
    • Dây leo
      • Thân leo
    • Cây bụi
      • Bụi lùn
    • Cây
    • Thực vật mọng nước
Sinh sản
  • Tiến hóa
  • Sinh thái học
  • Xen kẽ thế hệ
  • Nang bào tử
    • Bào tử
    • Nang vi bào tử
      • Vi bào tử
    • Nang đại bào tử
      • Đại bào tử
  • Thụ phấn
    • Động vật giao phấn
    • Ống phấn
  • Thụ tinh kép
  • Nảy mầm
  • Phát triển tiến hóa
  • Lịch sử tiến hóa
    • Niên biểu
Phân loại thực vật
  • Lịch sử phân loại thực vật
  • Tập mẫu cây
  • Phân loại sinh học
  • Danh pháp thực vật
    • Tên thực vật
    • Tên chính xác
    • Trích dẫn tác giả
    • Quy tắc Danh pháp của Quốc tế cho tảo, nấm và thực vật (ICN)
    • - cho Cây Trồng (ICNCP)
  • Bậc phân loại
  • Hiệp hội cho Phân loại Thực vật Quốc tế (IAPT)
  • Hệ thống phân loại thực vật
  • Phân loại thực vật được gieo trồng
    • Phân loại cam chanh
    • người trồng trọt
      • Giống cây trồng
      • Nhóm
      • grex (kiểu làm vườn)
Từ điểnThuật ngữ thực vật học  • Thuật ngữ hình thái thực vật học
Thể loại
  • x
  • t
  • s
Eukaryota
Vực: Archaea • Bacteria • Eukaryota
Bikonta
AH/SAR
AH
Archaeplastida, hay Plantae sensu latoViridiplantae/Plantae sensu stricto • Rhodophyta • Glaucocystophyceae
Hacrobia, hay Chromalveolata phi SARHaptophyta • Cryptophyta • Centroheliozoa
SAR
Halvaria
Heterokonta ("S")Ochrophyta • Bigyra • Pseudofungi
AlveolataCiliophora • Myzozoa (Apicomplexa, Dinoflagellata)
RhizariaCercozoa • Retaria (Foraminifera, Radiolaria)
ExcavataDiscoba (Euglenozoa, Percolozoa) • Metamonada • Malawimonas
Unikonta
ApusozoaApusomonadida (Apusomonas, Amastigomonas) • Ancyromonadida (Ancyromonas) • Hemimastigida (Hemimastix, Spironema, Stereonema)
AmoebozoaLobosea • Conosa • Phalansterium • Breviata
Opisthokonta
Holozoa
MesomycetozoeaDermocystida • Ichthyophonida
Filozoa
FilastereaCapsaspora • Ministeria
ChoanoflagellateaCodonosigidae
Metazoahay "Animalia"Eumetazoa (Bilateria, Cnidaria, Ctenophora) • Mesozoa • Parazoa (Placozoa, Porifera)
Holomycota
FungiDikarya (Ascomycota, Basidiomycota) • Glomeromycota • Zygomycota • Blastocladiomycota • Chytridiomycota/Neocallimastigomycota • Microsporidia
NucleariidaeNuclearia • Micronuclearia • Rabdiophrys • Pinaciophora • Pompholyxophrys • Fonticula
Incertae sedis
  • Acritarch
  • Rangeomorpha
    • Rangea
  • Grypania
  • Gunflint
  • Chitinozoan
  • x
  • t
  • s
Các thành phần tự nhiên
Vũ trụ
  • Không gian
  • Thời gian
  • Năng lượng
  • Vật chất
    • các hạt
    • các nguyên tố hóa học
  • Sự thay đổi
Trái Đất
  • Khoa học Trái Đất
  • Lịch sử (địa chất)
  • Cấu trúc Trái Đất
  • Địa chất học
  • Kiến tạo mảng
  • Đại dương
  • Giả thuyết Gaia
  • Tương lai của Trái Đất
Thời tiết
  • Khí tượng học
  • Khí quyển (Trái Đất)
  • Khí hậu
  • Mây
  • Mưa
  • Tuyết
  • Ánh sáng Mặt Trời
  • Thủy triều
  • Gió
    • lốc xoáy
    • xoáy thuận nhiệt đới
  • Bức xạ Mặt Trời
Môi trường tự nhiên
  • Sinh thái học
  • Hệ sinh thái
  • Trường
  • Bức xạ
  • Vùng hoang dã
  • Cháy rừng
Sự sống
  • Nguồn gốc (phát sinh phi sinh học)
  • Lịch sử tiến hóa
  • Sinh quyển
  • Tổ chức sinh học
  • Sinh học (sinh học vũ trụ)
  • Đa dạng sinh học
  • Sinh vật
  • Sinh vật nhân thực
    • hệ thực vật
      • thực vật
    • hệ động vật
      • động vật
    • nấm
    • sinh vật nguyên sinh
  • sinh vật nhân sơ
    • cổ khuẩn
    • vi khuẩn
  • Virus
  • Thể loại Thể loại
  • Thiên nhiên
  • Trang Commons Hình ảnh
  • x
  • t
  • s
Sự sống hiện hữu trên Trái Đất
Vi khuẩn
  • Acidobacteria
  • Xạ khuẩn
  • Aquificae
  • Bacteroidetes
  • Chlamydiae
  • Chlorobi
  • Chloroflexi (phylum)
  • Chrysiogenaceae
  • Vi khuẩn lam
  • Deferribacteraceae
  • Deinococcus-Thermus
  • Dictyoglomi
  • Fibrobacteres
  • Firmicutes
  • Fusobacteria
  • Gemmatimonadetes
  • Nitrospirae
  • Planctomycetes
  • Proteobacteria
  • Spirochaetes
  • Thermodesulfobacteria
  • Thermomicrobia
  • Thermotogae
  • Verrucomicrobia
Cổ khuẩn
  • Crenarchaeota
  • Euryarchaeota
  • Korarchaeota
  • Nanoarchaeota
  • Archaeal Richmond Mine Acidophilic Nanoorganisms
Sinh vật nhân thực
Sinh vật nguyên sinh
  • Heterokontophyta
  • Haptophyta
  • Cryptophyta
  • Ciliophora
  • Apicomplexa
  • Dinoflagellata
  • Euglenozoa
  • Percolozoa
  • Metamonada
  • Trùng tia
  • Trùng lỗ
  • Cercozoa
  • Rhodophyta
  • Glaucophyta
  • Amoebozoa
  • Choanozoa
Nấm
  • Chytridiomycota
  • Blastocladiomycota
  • Neocallimastigomycota
  • Glomeromycota
  • Zygomycota
  • Ascomycota
  • Basidiomycota
Thực vật
  • Chlorophyta
  • Ngành Luân tảo
  • Marchantiophyta
  • Anthocerotophyta
  • Ngành Rêu
  • Ngành Thạch tùng
  • Pteridophyta
  • Cycadophyta
  • Ginkgophyta
  • Ngành Thông
  • Ngành Dây gắm
  • Magnoliophyta
Động vật
  • Porifera
  • Placozoa
  • Ctenophora
  • Ngành Thích ty bào
  • Orthonectida
  • Dicyemida
  • Acoelomorpha
  • Chaetognatha
  • Chordata
  • Hemichordata
  • Echinodermata
  • Xenoturbellida
  • Kinorhyncha
  • Loricifera
  • Priapulida
  • Nematoda
  • Nematomorpha
  • Onychophora
  • Tardigrada
  • Arthropoda
  • Platyhelminthes
  • Gastrotricha
  • Rotifera
  • Động vật đầu móc
  • Gnathostomulida
  • Micrognathozoa
  • Cycliophora
  • Ngành Sá sùng
  • Nemertea
  • Phoronida
  • Bryozoa
  • Entoprocta
  • Brachiopoda
  • Động vật thân mềm
  • Ngành Giun đốt
  • Echiura
Incertae sedisParakaryon
Liên quan * Sự sống ngoài Trái Đất
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại
  • Wikidata: Q756
  • Wikispecies: Plantae
  • AlgaeBase: 1
  • APNI: 54717
  • BioLib: 14871
  • CoL: P
  • EoL: 281
  • EPPO: 1PLAK
  • GBIF: 6
  • iNaturalist: 47126
  • ISC: 107789
  • ITIS: 202422
  • MycoBank: 514430
  • NZOR: 3ead4965-50d6-4373-a616-240cc151c611
  • Open Tree of Life: 5268475
  • Paleobiology Database: 54311
  • Paleobiology Database: 151418
  • PPE: plantae
  • VicFlora: da1de22e-1d65-4197-9f4c-38ca39b964af
  • WoRMS: 3
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNE: XX525083
  • BNF: cb11933145f (data)
  • GND: 4045539-7
  • LCCN: sh85102839
  • NARA: 10641997
  • NDL: 00572119
  • NKC: ph116070
  • SUDOC: 040761320

Từ khóa » Ngành Thực Vật Chiếm Số Lượng Loài Nhiều Nhất ở Việt Nam Là