Thuế Là Gì? Khái Niệm Và đặc điểm Của Thuế? Các Loại Thuế?

Phân loại thuế

Thuế trực thu

Thuế trực thu được biết đến là thuế mà nhà nước sẽ thu trực tiếp từ phần thu nhập của thể nhân hoặc pháp nhân.

Tính chất của thuế trực thu đó là:

  • Người nộp thuế theo quy định của nhà nước cũng chính là người chịu thuế.
  • Thuế trực thu sẽ động viên và điều tiết trực tiếp đến thu nhập của người chịu thuế.

Các loại thuế trực thu tại Việt Nam, gồm có: thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (TNCN).

Đặc điểm của thuế trực thu bao gồm:

  • Công bằng hơn thuế gián thu, bởi phần tính thuế này dựa trực tiếp trên khả năng của từng đối tượng, có tính phân loại đối tượng nộp theo quy định.
  • Là nguồn thu chính tại các quốc gia phát triển. Ít tác động đến giá cả thị trường bởi trực thu đánh vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thuế trực thu cũng có nhược điểm là:

  • Hạn chế sự cố gắng thu nhập của từng đối tượng cụ thể vì thu nhập và lợi nhuận càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều.
  • Thuế trực thu do người có thu nhập bắt buộc phải trả trực tiếp nên dẫn đến gánh nặng và áp lực. Vì vậy đôi khi xảy ra tình trạng người từ chối nộp thuế hoặc trốn thuế.
  • Tổ chức thu thuế trực thu phức tạp và có chi phí cao hơn thuế gián thu.

Thuế gián thu

Thuế gián thu được biết đến là thuế mà nhà nước thông qua việc thu thuế của người sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa. Nhằm động viên thu nhập một phần của người tiêu dùng sử dụng dịch vụ/ hàng hóa.

Tính chất của thuế gián thu đó là:

  • Người nộp thuế và người chịu thuế không giống nhau
  • Thuế gián thu là một phần quan trọng để tạo nên giá cả của dịch vụ/ hàng hóa do người chủ kinh doanh/ sản xuất phải nộp cho nhà nước. Trong khi đó người tiêu dùng mới chính là người phải chịu thuế.

Các loại thuế trực thu tại Việt Nam, gồm có: thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế xuất nhập khẩu…

Đặc điểm của thuế gián thu:

  • Là loại thuế đánh trực tiếp lên hàng hóa, dịch vụ nên ảnh hưởng đến giá cả thị trường và hoạt động kinh doanh.
  • Giảm nhẹ áp lực nộp thuế cho người có thu nhập.
  • Là nguồn thu chính của các quốc gia đang phát triển.
  • Việc thu thuế và quản lý được đơn giản hóa so với thuế trực thu, do cơ quan thuế quản lý và chịu trách nhiệm.
  • Số thuế phải nộp căn cứ vào sản phẩm, hàng hóa kinh doanh.
  • Không đảm bảo công bằng giữa những người có thu nhập bởi mỗi người có mức thu nhập khác nhau nhưng phải chịu cùng 1 mức thuế cho cùng 1 loại hàng hóa, dịch vụ.

Phân loại thuế theo tính chất hành chính

  • Thuế nhà nước (quốc gia): nộp vào ngân sách nhà nước.
  • Thuế địa phương: nộp vào ngân sách chính quyền địa phương.

Cách phân loại thuế theo tính chất hành chính được sử dụng trong kế toán quốc gia, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng.

Phân loại thuế
Phân loại thuế để dễ dàng quản lý

Phân loại thuế theo tính chất kinh tế

  • Dựa trên yếu tố kinh tế bị đánh thuế: thuế được chia thành các loại thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào doanh nghiệp.
  • Dựa trên phân chia lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế: ví dụ như thuế đánh vào bất động sản, thuế đánh vào bảo hiểm thuế đánh vào tiết kiệm,…
  • Dựa trên yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: gồm các loại thuế đánh vào doanh nghiệp như thuế xuất nhập khẩu, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế đánh vào sản phẩm, hàng hóa, thuế đánh vào hộ gia đình, thuế môn bài, lệ phí khác,…

Các loại thuế ở Việt Nam hiện nay

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các loại thuếở Việt Nam mà doanh nghiệp Việt Nam phải nộp bao gồm:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
  • Thuế xuất nhập khẩu (XNK)
  • Thuế tài nguyên
  • Thuế bảo vệ môi trường (BVMT)
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế đăng ký doanh nghiệp
  • Thuế môn bài

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế TNDN phải nộp = (Doanh thu – Thu nhập được miễn thuế) – Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước) x Thuế suất

Tính thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC,  cụ thể:

Lĩnh vực hoạt động Thuế suất thuế TNDN
Thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu khí tại Việt Nam 32% – 50%
Tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (gồm: vàng, bạc, bạch kim, thiếc, vonfram, antimon, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) 50%
Nếu tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN 40%
Các lĩnh vực còn lại (áp dụng với cả mức doanh thu <20 tỷ và >=20 tỷ) 20%

Ngoài các lĩnh vực hoạt động trong bảng, các doanh nghiệp đặc biệt thuộc những ngành nghề được khuyến khích phát triển doanh nghiệp đặt tại địa bàn khó khăn sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế. Mức thuế suất bị áp của các doanh nghiệp này có thể là thuế thu nhập doanh nghiệp 10%; miễn phí thuế hoặc giảm 50% số thuế TNDN phải nộp. Thông tin chi tiết về những doanh nghiệp đặc biệt được hưởng ưu đãi về thuế xem tại Thông tư 78/2014/TT-BTC và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung 2013.

Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế giá trị gia tăng được tính trên giá trị gia tăng của dịch vụ/ hàng hóa phát sinh từ quá trình sản xuất đến lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp phải nộp được tính theo công thức:

Thuế GTGT phải nộp = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất thuế GTGT – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Theo công thức này, thuế suất thuế GTGT lần lượt là là 0%, 5% và 10% đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Chi tiết về các mức thuế suất thuế GTGT được quy định tại điều 8 Luật Thuế GTGT 2008; khoản 3 điều 1 Luật Thuế GTGT sửa đổi 2013 và khoản 2,3 điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014.

Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ % tính thuế GTGT

Doanh thu trong công thức tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm mà doanh nghiệp được hưởng.

Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC, tỷ lệ % tính thuế GTGT được quy định với các ngành, nghề cụ thể như sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao gồm nguyên vật liệu: 5%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu cả nguyên vật liệu: 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế thu nhập cá nhân được biết đến là thuế mà doanh nghiệp sẽ nộp thay cho người lao động. Sẽ được tính theo tháng, sau đó kê khai theo tháng hoặc quý, đến cuối năm sẽ kết toán. Hàng năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tính thuế, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thực hiện quyết toán thuế TNCN dù phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế trong năm và quyết toán thuế thay cho các cá nhân có ủy quyền.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân Các khoản giảm trừ gia cảnh

Thông tin chi tiết về thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Điều 22 và Điều 23 Luật Thuế TNCN 2007 sửa đổi, bổ sung 2012, 2014.

Thuế xuất nhập khẩu (XNK)

Thuế xuất nhập khẩu này chỉ áp dụng với các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nhập xuất nhập khẩu.

Tùy theo từng mặt hàng mà có cách tính thuế khác nhau.

Đối với các mặt hàng áp dụng thuế suất %:

Thuế XNK = SL đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x Giá tính thuế x Thuế suất

Chi tiết các mức thuế suất có thể xem tại Tổng cục Hải quan.

Thuế tài nguyên

Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 có sửa đổi bổ sung. Thuế tài nguyên được áp dụng chỉ với các công ty có thực hiện hoạt động khai thác tài nguyên.

Công thức tính thuế tài nguyên như sau:

Thuế XNK = SL đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x Giá tính thuế x Thuế suất

Xem thông tin chi tiết biểu thuế suất thuế tài nguyên được quy định tại Nghị quyết 12/2013/UBTVQH13.

Thuế bảo vệ môi trường (BVMT)

Thuế bảo vệ môi trường chính là loại thuế gián thu, thu vào các hàng hóa/ sản phẩm nếu sử dụng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường.

Công thức tính thuế bảo vệ môi trường như sau:

Thuế BVMT = Số lượng hàng hóa tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2016 và Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014, thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được áp dụng với các công ty kinh doanh dịch vụ/ hàng hóa nằm trong đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế tiêu thụ đặc biệt được căn cứ tính dựa trên thuế suất tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ/ hàng hóa chịu thuế và giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt là:

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Thuế suất tiêu thụ đặc biệt x Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp

Là mức lệ phí mà khi đi đăng ký thành lập doanh nghiệp mới bạn phải nộp 1 lần. Quy định tại Thông tư số 130/2017/TT-BTC, các lệ phí được tính như sau:

Lệ phí đăng ký kinh doanh đối với công ty

  • Với các yêu cầu: đăng ký thành lập công ty, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thay đổi nội dung trong đăng ký doanh nghiệp.
  • Mức phí khi nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh: 100.000 VNĐ/ lần
  • Mức phí khi nộp qua ứng dụng đăng ký doanh nghiệp trực tuyến trên Cổng thông tin quốc giá: miễn phí.

Lệ phí đối với các bên phụ thuộc

  • Với các yêu cầu: thay đổi/ cấp lại/ làm mới với giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng/ chi nhánh/ địa điểm kinh doanh của công ty.
  • Mức phí khi nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh: 50.000 VNĐ/ lần
  • Mức phí khi nộp qua ứng dụng đăng ký doanh nghiệp trực tuyến trên Cổng thông tin quốc giá: miễn phí.

Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài nộp trước ngày 30/01 hàng năm sau năm thành lập công ty thành công. Lệ phí môn bài cũng được kê khai 1 lần khi bạn đăng ký thành lập công ty.

Năm đầu tiên doanh nghiệp của bạn sẽ được miễn lệ phí môn bài. Các năm về sau cứ định kỳ chậm nhất là ngày 30/01 sẽ nộp lệ phí theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP.

Dựa trên Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, tùy thuộc vào vốn điều lệ đã đăng ký hoặc số vốn đầu tư mà các doanh nghiệp sẽ có các mức nộp lệ phí môn bài khác nhau.

  • Tổ chức/ doanh nghiệp có vốn điều lệ, vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở lên: 3 triệu đồng/ năm.
  • Tổ chức/ doanh nghiệp có vốn điều lệ, vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu đồng/ năm.
  • Với địa điểm kinh doanh/ chi nhánh/ đơn vị sự nghiệp/ văn phòng đại diện/ tổ chức kinh tế khác: 1 triệu đồng/ năm.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ thuế là gì cũng như đặc điểm của thuế hiện nay. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ Thiên Luật Phát để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất.

Từ khóa » Hoàn Trả Trực Tiếp Là Gì