Thuế Trước Bạ Xe ô Tô Cũ Như Thế Nào? - Luật Sư X

Lệ phí trước bạ là một trong những khoản tiền mà bất kỳ ai khi mua ô tô cũng đều phải trả. Tuy nhiên khi được hỏi cũng biết về thuế trước bạ là gì. Vậy Thuế trước bạ là gì? Khi mua ô tô, thuế trước bạ xe ô tô cũ như thế nào? Cần lưu ý điều gì khi nộp thuế trước bạ khi mua ô tô cũ? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X!

Căn cứ pháp lý

Luật Phí và lệ phí năm 2015

Thông tư 58/2020/TT-BCA

Nội dung tư vấn

Lệ phí trước bạ là gì?

Khoản 2 Điều 3 Luật Phí và lệ phí năm 2015 quy định:

Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này.

Thuế trước bạ là gì

Thuế trước bạ, chính xác hơn là “lệ phí trước bạ”, là một khoản tiền mà người có tài sản phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó.

Mức thu phí trước bạ đối với xe máy mới là 2%.

Riêng trường hợp người mua ở các thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức là 5%, không phân biệt nội thành – ngoại thành (ví dụ Thành phố Hà Nội, TP. Vinh – Nghệ An, thị xã An Khê – Gia Lai,…).

Thuế trước bạ xe ô tô cũ như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP và điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi mua ô tô cũ được tính theo công thức sau:

Lệ phí trước bạ phải nộp = 2% x Giá tính lệ phí trước bạ

Theo công thức trên, để tính được số lệ phí trước bạ phải nộp thì người tính phải biết được giá tính lệ phí trước bạ. Nếu đăng ký xe mới người tính chỉ cần xem bảng giá tính lệ phí trước bạ ô tô theo quy định của Bộ Tài chính thì khi mua xe cũ người tính phải tính tỷ lệ % chất lượng còn lại của xe.

Khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2019/TT-BTC quy định rõ cách tính giá trị còn lại của xe như sau:

Giá trị còn lại = Giá trị tài sản mới x Phần trăm chất lượng còn lại

* Giá trị tài sản mới

Giá trị ô tô mới (giá tính lệ phí trước bạ lần đầu) xem tại danh sách từng loại xe, hãng xe theo quy định của Bộ Tài chính tại các Quyết định sau: Quyết định 618/QĐ-BTC ngày 09/4/2019 được sửa đổi, điều chỉnh bởi các Quyết định 1112/QĐ-BTC ngày 28/6/2019, Quyết định 2064/QĐ-BTC ngày 25/10/2019, Quyết định 452/QĐ-BTC ngày 31/3/2020, Quyết định 1238/QĐ-BTC ngày 21/8/2020.

Thuế trước bạ xe ô tô cũ như thế nào?
Thuế trước bạ xe ô tô cũ như thế nào?

Khi mua ô tô phải đóng những loại thuế nào?

Theo quy định hiện hành, một chiếc xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam đang phải chịu 8 loại thuế và phí khác nhau. Trong khi đó, xe ô tô lắp ráp trong nước không phải chịu thuế nhập khẩu nhưng vẫn còn 7 loại thuế và phí khác.

Cụ thể, một chiếc xe ô muốn lăn bánh trên đường sẽ phải chịu các khoản thuế và phí sau:

– Thuế nhập khẩu (Áp dụng cho xe ô tô nhập khẩu, không áp dụng xe lắp ráp trong nước): Các dòng xe đến từ Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đang phải chịu mức thuế nhập khẩu rất cao từ 56% đến 74% giá trị xe.

– Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đây là loại thuế có mục đích điều chỉnh hành vi người tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng, tăng ngân sách Nhà nước và hạn chế nhập siêu… Tất cả các mẫu xe dù được sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều phải nộp thuế này. Tùy từng chủng loại, dung tích xi lanh và công nghệ sử dụng, mỗi loại xe có mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau. Trong đó mức thuế thấp nhất dành cho ô tô dưới 9 chỗ chạy bằng điện là 15% giá trị xe, ngược lại, mức thuế cao nhất mà xe ô tô dưới 9 chỗ phải chịu lên tới 130% giá trị xe đối với động cơ dung tích từ 5.000 đến 6.000 phân khối.

– Thuế giá trị gia tăng là 10% giá trị xe cho tất cả các dòng xe. Đây là loại thuế áp dụng cho tất cả các loại hàng hoá tại Việt Nam, không chỉ riêng ô tô.

– Phí trước bạ: Phí trước bạ xe ô tô đăng ký lần đầu là 10% giá trị xe, tùy từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có thể điều chỉnh tăng mức lệ phí trước bạ này. Hiện nay, Hà Nội có mức thu lệ phí trước bạ đối với xe đăng ký lần đầu là 12%, TP Hồ Chí Minh là 10%.

– Phí kiểm định: Kiểm định ô tô là quá trình kiểm tra chất lượng và độ an toàn của một chiếc xe có đáp ứng tiêu chí lưu thông an toàn trên đường hay không. Với xe con, phí kiểm định là 240.000 đồng và lệ phí cấp chứng nhận 50.000 đồng.

– Phí bảo trì đường bộ: Phí bảo trì đường bộ là loại phí mà các chủ phương tiện giao thông phải nộp để góp phần bảo trì, nâng cấp đường bộ phục vụ các phương tiện chung tham gia lưu thông. Theo nội dung Thông tư 133/2014/TT-BTC, mức phí bảo trì đường bộ cho xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân khoảng 130.000 đồng/tháng trong khi đó đối với tên Công ty sẽ là 180.000 đồng/tháng.

– Phí cấp biển ô tô: Đối với xe ô tô chở người dưới 9 chỗ, phí cấp mới biển số ô tô được áp dụng khác nhau theo từng địa phương, trong đó mức phí cao nhất là 20 triệu đồng (Áp dụng cho khu vực 1 của Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) và thấp nhất là 200 nghìn đồng.

– Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc: Đối với xe dưới 6 chỗ không kinh doanh vận tải, mức phí là 437.000 đồng/năm. Còn đối với xe từ 6-11 chỗ không kinh doanh vận tải, mức phí bảo hiểm là 794.000 đồng/năm.

Như vậy, một chiếc xe ô tô nhập khẩu lăn bánh tại Việt Nam sẽ cần đến 8 loại loại thuế là: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT và phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ, phí cấp biển ô tô và bảo hiểm trách nhiệm dân sự… Xe lắp ráp trong nước không phải chịu thuế nhập khẩu. Ngoài ra, mỗi chiếc xe lưu thông trên cầu đường có thu phí thì cũng phải trả phí theo quy định của chủ đầu tư. Một loại thuế nữa mà chủ phương tiện phải trả trực tiếp vào giá xăng, dầu là: Theo quy định hiện hành, xăng, dầu đang chịu 3 sắc thuế gồm thuế nhập khẩu (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) và thuế giá trị gia tăng (10%), cùng với thuế bảo vệ môi trường là 3.800 – 4.000 đồng/lít.

Nếu thời gian tới, đề án thu phí xe ô tô vào nội đô của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được phê duyệt thì ngoài các loại thuế và phí trên, mỗi chiếc xe khi vào trung tâm hai thành phố lớn của cả nước sẽ phải chịu thêm một khoản phí nữa.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Những loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
  • Trường hợp nào mua nhà chung cư không phải đóng thuế VAT?
  • Ở nhà chung cư có phải đóng thuế sử dụng đất không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thuế trước bạ xe ô tô cũ như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như luật bay flycam, tra cứu quy hoạch xây dựng, dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

  • FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nộp thuế trước bạ ô tô ở đâu?

Nộp thuế trước bạ tại phòng thuế Quận/Huyện, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Chủ xe là doanh nghiệp tư nhân: Nộp thuế trước bạ tại phòng thuế Quận/Huyện, nơi đăng ký kinh doanh

Mua ô tô cũ không nộp thuế trước bạ có bị phạt không?

Sau 30 ngày kể ngày ký thông báo nộp thuế trước bạ mà bạn vẫn chưa nộp nộp thì sẽ bị phạt chậm nộp thuế trước bạ nhà đất với mức phạt là : Số tiền chậm nộp = 0,05% x số ngày chậm nộp x số tiền lệ phí trước bạ phải nộp

Nộp thuế trước bạ online được không?

Người dân được khuyến cáo nộp lệ phí trước bạ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, thanh toán điện tử qua Vietcombank, Vietinbank, Agribank, VPBank, MBBank, BIDV hoặc thanh toán qua NAPAS, MOMO

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Phí Trước Bạ Xe ô Tô Hà Nội