Thủng đường Tiêu Hóa - Một Cấp Cứu Không Trì Hoãn

Các vị trí tiêu hóa dễ bị tác động và nguyên nhân gây thủng đường tiêu hóa

Thực quản

Thủng thực quản là tập hợp các tổn thương tất cả các lớp của thành thực quản làm thông lòng thực quản với bên ngoài do các nguyên nhân khác nhau như vết thương, chấn thương và thủng thực quản tự phát. Thủng thực quản là một tổn thương ít gặp trong ngoại khoa nhưng lại là tổn thương thủng có tiên lượng nặng nhất trong các loại tổn thương thủng của ống tiêu hoá vì chẩn đoán thường muộn, điều trị còn khó khăn và tỷ lệ tử vong rất cao (20-30%) mặc dù hồi sức và điều trị phẫu thuật đã có rất nhiều tiến bộ.

Có nhiều nguyên nhân gây thủng thực quản với các cơ chế gây thủng khác nhau như do vết thương, chấn thương từ ngoài vào (vết thương, tai biến phẫu thuật) hoặc từ trong ra (nội soi, dị vật), hoặc vỡ thực quản tự phát do tăng áp lực đột ngột trong lòng làm xé rách thực quản hoặc là do các bệnh lý thực quản (ung thư thực quản).

Thủng thực quản có thể dẫn tới việc bị nhiễm khuẩn màng phổi hoặc làm rò ống phế quản và khí quản.

Dạ dày - tá tràng

Hiện tượng thủng ở đoạn dạ dày - tá tràng thường xảy ra khi có vết loét đang phát triển, làm cho người bệnh rất đau bụng như bị “dao đâm”, buồn nôn hoặc nôn ói, sốt ngày càng cao dẫn tới sự viêm phúc mạc. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây nên (ví dụ vi khuẩn thương hàn) cũng làm thủng dạ dày, khoảng 5% bệnh nhân mắc phải. Bệnh có thể phát triển khi bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục. Thủng tá tràng có thể xảy ra ngay ở tụy hoặc ở ruột làm cho bệnh nhân bị tiêu chảy, cần phải mổ cấp cứu ngay vì dịch vị là chất kích thích mạnh đối với màng bụng. Hội chứng viêm ruột ảnh hưởng đến các nội tạng, mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có thể gây thủng dạ dày.

Thủng ở dạ dày - ruột sẽ làm tràn chất lỏng chứa nhiều chất độc hại và vi khuẩn ra phúc mạc (màng bụng), làm viêm, loét hoặc thủng phúc mạc.

Đường ruột

Các hiện tượng thủng ruột non thường xảy ra trong các trường hợp: ruột non có khối u hoặc bị xoắn dẫn tới căng ruột và các mạch máu bị chèn ép, hiện tượng bị thiếu máu cục bộ, bị xơ vữa động mạch ở người già. Các chấn thương liên quan ngực hoặc bụng dưới (ví dụ như vết thương do dao). Trong trường hợp chấn thương sâu, ruột non thường bị dễ chấn thương nhất vì nó là nội tạng cuộn theo thành bụng và chiếm hầu hết diện tích khoang bụng. Ngoài ra, ruột non còn gắn với mạc treo và rất di động. Khi bị thủng, những chất lỏng trong ruột bị rò rỉ ra ngoài đều là nguyên nhân gây ra các chứng viêm, nhiễm màng bụng. Thủng ruột già (đại tràng) có thể do ruột đã có chỗ bị viêm, loét, bị tắc vì xoắn hoặc ung thư.

Thủng đường tiêu hóa rất nghiêm trọng và cần được cấp cứu ngoại khoa kịp thời.

Thủng đường tiêu hóa rất nghiêm trọng và cần được cấp cứu ngoại khoa kịp thời.

Sự hiện diện của các bệnh cơ hội - bao gồm bệnh loét đường tiêu hóa, chứng viêm ruột thừa cấp tính, viêm túi thừa cấp tính và viêm túi thừa Merkel. Thực ra chứng viêm ruột thừa cấp tính vẫn còn là một trong những nguyên nhân thông thường của thủng ruột ở bệnh nhân cao tuổi.

Tổn thương đường ruột liên quan đến nội soi - chấn thương có thể xảy ra với nội soi chụp mật tuỵ ngược dòng và nội soi đại tràng, đặt stent đường mật qua nội soi sai vị trí và sự dò mật của các stent đường mật vào ruột cũng có thể gây thủng ruột.

Ở bệnh nhân bị viêm ruột mạn tính, thủng ruột có thể xảy ra cùng với loét đại tràng cấp tính hoặc với bệnh nhân bị Crohn.

Thủng do thiếu máu đại tràng thứ cấp, như trong viêm đại tràng thiếu máu cục bộ.

Thủng ruột trong ổ bụng do khối u ác tính, ung thư hạch,  ung thư biểu mô thận di căn. Trong một số trường hợp là khối u lành tính (những người có tiền sử mô xơ niêm mạc ruột) nhưng vẫn gây thủng.

Xạ trị ung thư cổ tử cung và khối u ác tính trong ổ bụng, có thể ảnh hưởng gây tắc ruột và thủng ruột.

Sau khi cấy ghép thận, thủng đường tiêu hóa có thể xảy ra như là biến chứng. Trong những trường hợp này, thủng thường liên quan đến việc sử dụng liều cao thuốc ức chế miễn dịch, điều trị sử dụng  trong giai đoạn hậu phẫu sớm và lặp đi lặp lại.

Nuốt phải các hóa chất do vô tình hay cố ý có thể dẫn đến thủng ruột cấp tính và viêm phúc mạc. Vết thủng có thể xảy ra chậm 4 ngày sau khi tiếp xúc với acid.

Các xúc tác bên ngoài (như tăm xỉa răng) có thể gây thủng thực quản, dạ dày, ruột non, nhiễm trùng ổ bụng, viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết.

Tùy trường hợp, những hiện tượng thủng ruột có thể gây áp-xe, viêm màng bụng, rò ruột, rò bàng quang hoặc rò trực tràng.

Những hiện tượng thủng của một bộ phận nào đó trong bụng có thể có nguyên nhân từ chứng thiếu máu cục bộ tới sự nghẽn mạch ở ruột, thường dẫn tới sự viêm nhiễm màng bụng, chứng hoại tử ruột, dù có sự can thiệp của các bác sĩ phẫu thuật thì tiên lượng bệnh cũng ít khả quan.

Chữa trị thủng tiêu hóa

Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật là cần thiết để đóng lỗ và điều trị tình trạng này. Các mục tiêu của phẫu thuật là: Để sửa chữa nguyên nhân gây ra viêm phúc mạc; Để loại bỏ bất kỳ hiện vật trong ổ bụng có thể gây ra phiền toái, chẳng hạn như phân, mật, thực phẩm…

Trong trường hợp hiếm, nếu lỗ thủng đã đóng, người bệnh có thể không phải phẫu thuật và chỉ cần điều trị nội khoa. Trường hợp xấu, đôi khi, một phần của ruột sẽ bị cắt bỏ. Nếu điều này được thực hiện, một hậu môn tạm thời được thực hiện để cho phép phân ra ngoài hoặc đổ vào một chiếc túi được gắn vào thành bụng.

Để điều trị kịp thời thủng tiêu hóa, khi thấy đau bụng dữ dội kèm các dấu hiệu mệt mỏi, sốt, lờ đờ, nôn, tiêu chảy lẫn máu… thì người bệnh cần đi khám để được điều trị kịp thời.

Từ khóa » Thủng Ruột Triệu Chứng