Thủng Màng Nhĩ Có Chữa được Không? Giải đáp Thắc Mắc Chung

Tai là bộ phận quan trọng giúp con người nhận biết các âm thanh, tiếp nhận và xử lý âm thanh. Tuy nhiên, có một vấn đề rất dễ xảy ra hiện nay đó là thủng màng nhĩ. Vậy tình trạng thủng màng nhĩ có chữa được không là thắc mắc chung của nhiều người. Hãy đi tìm câu trả lời nhé!

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Thủng màng nhĩ – vấn đề sức khỏe không nên xem nhẹ
    • 1.1. Nguyên nhân
    • 1.2. Biểu hiện, triệu chứng
  • 2. Thủng màng nhĩ có chữa khỏi được không?
    • 2.1. Biến chứng nếu không chữa khỏi được thủng màng nhĩ
    • 2.2. Phương pháp điều trị khi thủng màng nhĩ
    • 2.3. Khắc phục tại nhà tăng hiệu quả chữa khỏi 
  • 3. Phòng ngừa thủng màng nhĩ như nào hiệu quả?

1. Thủng màng nhĩ – vấn đề sức khỏe không nên xem nhẹ

Màng nhĩ là một lớp màng mỏng ngăn cách giữa tai trong và tai ngoài. Màng nhĩ có hình elip bán trong suốt và hơi lõm vào trong. Với chức năng tiếp nhận sóng âm từ bên ngoài, tạo rung động và sau đó dẫn truyền qua một chuỗi xương con để đến với tế bào cảm nhận âm thanh ở sâu bên trong. Từ đó các rung động cơ học trở thành xung điện được truyền lên não bộ để xử lý phân loại âm thanh. Ngoài ra, đây cũng là lớp màng để bảo vệ ngăn cho các vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng trong tai.

Nếu lớp màng nhĩ xuất hiện vết rách hay lỗ hổng thì đây được gọi là thủng màng nhĩ. Hiện tượng này gây nên nguy cơ nhiễm trùng tai giữa và bị ù tai. Đặc biệt, thính lực trở nên suy giảm và có thể bị mất hoàn toàn.

thủng màng nhĩ có chảy máu nhiều không

Lớp màng bảo vệ giữa tai ngoài và tai trong xuất hiện vết rách được gọi là thủng màng nhĩ

1.1. Nguyên nhân

Các nguyên nhân khiến màng nhĩ bị thủng bao gồm:

– Viêm tai giữa: sự tích tụ dịch (mủ) ở tai giữa do các vi sinh vật tấn công khi để lâu ngày sẽ tạo nên áp lực và gây rách lớp mô mỏng bảo vệ.

– Có dị vật trong tai: Đa số mọi người thói quen dùng bông tăm đưa sâu vào trong tai. Thậm chí, nhiều người còn đưa các vật nhọn như bút bi, kẹp tăm,… để vệ sinh tai. Điều này có thể làm dễ dàng rách màng nhĩ .

– Chấn thương từ âm thanh lớn: một vụ nổ đột ngột, một âm thanh với tần sóng lớn có thể gây tổn thương và thủng màng nhĩ.

– Chấn thương vật lý ở đầu hoặc tai cũng có thể gây rách màng nhĩ bởi lớp màng này vô cùng mỏng và dễ bị ảnh hưởng.

– Tai bị nhiễm trùng: Trường hợp tai nhiễm trùng nhưng dễ tái phát đều có khả năng gây thủng màng nhĩ. Khi ấy, cơ hội cho các vi khuẩn gây bệnh sẽ tích tụ dịch. Lâu ngày, điều này sẽ tạo thành áp lực và khiến rách lớp mô mỏng, thủng màng nhĩ.

1.2. Biểu hiện, triệu chứng

Người bị thủng màng nhĩ sẽ có những biểu hiện dễ nhận biết như:

– Cảm thấy khó chịu do ù tai.

– Đau nhức tai, thi thoảng mức độ đau tăng lên dữ dội.

– Khả năng nghe giảm, không nghe rõ âm thanh bên ngoài.

– Chảy máu tai.

– Đôi khi chóng mặt, buồn nôn.

thủng màng nhĩ có nghe được không

Người bị thủng màng nhĩ sẽ luôn thấy ù tai và khả năng nghe suy giảm rõ rệt

Vậy khi xuất hiện những triệu chứng này thì nhiều người đặt ra câu hỏi rằng: “thủng màng nhĩ có chữa được không? Và chữa bằng cách nào mới hiệu quả?”

2. Thủng màng nhĩ có chữa khỏi được không?

Thủng màng nhĩ hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu bạn thực hiện kiểm tra sớm. Bên cạnh đó, kết hợp vệ sinh tai sạch sẽ, khô thoáng thì tình trạng thủng màng nhĩ có thể tự lành sau vài tuần hoặc vài tháng nếu ở mức độ nhẹ.

2.1. Biến chứng nếu không chữa khỏi được thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn giao tiếp cho người bệnh.

– Mất thính lực hoàn toàn (điếc tai): Vết rách tại màng nhĩ có thể sẽ lớn hơn theo thời gian và do những tác động bên ngoài. Nếu không vá lại kịp thời thì người bệnh sẽ mất thính lực vĩnh viễn, không còn khả năng nghe và nhận biết âm thanh xung quanh.

– Viêm tai giữa: khi màng nhĩ bị thủng sẽ là cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn tới tổn thương mạn tính và không thể điều trị khỏi.

– Xuất hiện khối u ở tai giữa.

2.2. Phương pháp điều trị khi thủng màng nhĩ

Cách tốt nhất bạn nên đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên môn. Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị phù hợp. Bằng một số bước khám như: phân tích mẫu dịch từ tai, sử dụng thiết bị chiếu sáng chuyên dụng để tìm kiếm vết rách trên màng nhĩ,…Từ đó bác sĩ sẽ phán đoán được mức độ cũng như tình trạng thủng màng nhĩ.

thủng màng nhĩ có chữa được không

Nếu vết rách quá lớn bác sĩ sẽ phẫu thuật vá nhĩ

Nếu ở mức nhẹ, màng nhĩ có thể tự lành. Khi ấy, bạn chỉ cần uống thuốc theo đơn chỉ định. Đồng thời, bệnh nhân cần kết hợp sử dụng thuốc nhỏ tai thường xuyên. Nếu ở mức nặng, vết rách quá lớn không thể tự lành thì bác sĩ sẽ chỉ định vá màng nhĩ. Với phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ lấy mô từ bộ phận khác trên cơ thể để ghép vào vết rách.

2.3. Khắc phục tại nhà tăng hiệu quả chữa khỏi 

Để tăng khả hồi phục, bạn cần lưu ý và áp dụng một số biện pháp tại nhà như:

– Hạn chế xì mũi. Khi thực hiện hành động này gây áp lực lên màng nhĩ. Nó làm cản trở lớp mô mỏng liền lại.

– Sử dụng đồ bảo hộ tai khi làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn, khi đi bơi,…

– Vệ sinh tai sạch sẽ, nhẹ nhàng. Lưu ý không làm sạch tai quá mạnh, quá sâu.

– Không tự ý mua thuốc nhỏ tai nếu không có đơn thuốc chỉ định từ bác sĩ.

3. Phòng ngừa thủng màng nhĩ như nào hiệu quả?

Chủ động phòng ngừa và bảo vệ thính lực của mình bằng cách:

– Luôn có sẵn đồ bảo hộ tai khi đi máy bay, đi bơi,..

– Không đưa các dị vật có sắc nhọn vào bên trong tai.

– Khi tai bị nhiễm trùng cần điều trị càng sớm càng tốt.

– Thường xuyên vệ sinh tai sạch sẽ, đảm bảo khu vực trong tai khô ráo. Điều này để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

thủng màng nhĩ nên kiêng

Luôn dự phòng nút bảo vệ tai khi đi máy bay, đi bơi,..

Có thể thấy, thủng màng nhĩ hoàn toàn chữa khỏi nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Chủ động bảo vệ đôi tai là cách bạn đảm bảo khả năng nghe tuyệt đối. Ngoài ra, sự chủ động ý cũng giúp giảm những vấn đề tiêu cực xảy ra. Hy vọng với bài viết này bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “liệu thủng màng nhĩ có chữa được không?” rồi nhé!

Từ khóa » Có Liền được Không