"Thùng Rỗng Kêu To" ám Chỉ điều Gì?

Trong cuộc sống này, bất kì ai cũng đều thích được người khác khen ngợi, được đề cao và đánh giá tốt. Bởi những lời khen ấy chính là nguồn cổ vũ tinh thần lớn lao giúp con người sống tốt đẹp và hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những khía cạnh tích cực của việc khen ngợi ấy vẫn có một số cá nhân cố gắng khoe mẽ năng lực của mình nhưng thực ra thì rất yếu kém.

Cũng chính vì thế mà trong dân gian ta có câu: “Thùng rỗng kêu to”. Câu tục ngữ này rất thực tế và đúng nghĩa.

Thùng rỗng kêu to có hàm ý gì?
Thùng rỗng kêu to có hàm ý gì?

1. Thế nào là “Thùng rỗng kêu to”?

“Thùng rỗng kêu to” ám chỉ những kẻ ba hoa, khoác lác, huênh hoang và lố bịch. Câu tục ngữ này hay được dùng nhằm diễn tả những con người ăn nói rất tài tình, xử lý tình huống khá điêu luyện, hùng biện khéo léo,…nhưng lại rất kém cỏi trong cách hành xử lâu dài cũng như năng lực làm việc rất trì trệ, thật sự lười biếng,…

Thùng rỗng không chứa cái gì bên trong cả nhưng khi ta chạm vào nó thì lại phát ra âm thanh rất lớn.

Cũng như những kẻ có tài khua môi múa mép thường chỉ tạo được cái vỏ bọc bên ngoài hoa mỹ, hào nhoáng nhưng bên trong là sự rỗng tuếch của nội tại và thực lực. Những người có tính như thế thường giả danh tri thức, hoặc phô trương gia thế giàu có,…tất cả chỉ là để nhận lấy sự ngưỡng mộ và ganh tỵ trong mắt mọi người xung quanh.

Hiện nay vẫn có rất nhiều người vẫn tự cho rằng mình hiểu biết sâu rộng, cả chuyện trên trời hay dưới đất, chuyện to, chuyện nhỏ, hễ gặp ai cũng tranh thủ khoe cái hiểu biết của mình nhưng thật ra họ chẳng biết gì hết, đó chỉ là mấy lời khoác lác.

Những người có tư tưởng như vậy càng ngày sẽ dẫn đến căn bệnh tự cao, tự đại, kiêu căng, tự mãn. Họ luôn tỏ ra vẻ ta đây, cái gì cũng biết rồi, cái gì cũng giỏi, rằng mình luôn giỏi hơn, biết hơn người khác. Từ đó sẽ sinh ra bảo thủ, trì trệ, không chịu đổi mới, không muốn đổi mới bản thân.

Người tự cao, tự đại thì khi làm được một việc gì hơi thành công một chút sẽ đi khoe khoang, vênh váo cho ai cũng không bằng mình. Không thèm học hỏi người khác, không muốn cho người ta phê bình, góp ý mình, việc gì cũng muốn làm thầy người ta.

“Thùng rỗng kêu” thực sự khiến cho những người xung quanh có thể cảm thấy rất dị ứng, thậm chí là ngứa mắt và ngứa tai khi nghe những lời ba hoa, lố bịch đó.

Trí tuệ, tri thức, thông tin của loài người hiện nay không ngừng biến đổi, tăng lên hàng ngày, hàng giờ. Mình giỏi nhưng chắc chắn sẽ có người giỏi hơn, mình biết thì cũng có người biết hơn. Những ai đang có tính cách oái oăm này thì hãy nhìn nhận lại bản thân và rèn luyện bản thân sống một cách khiêm tốn hơn.

Click ngay: https://www.reader.com.vn/nuoc-do-dau-vit-la-gi-a684.html

2. Tại sao cần có lòng khiêm tốn trong cuộc sống?

Cổ nhân đã dạy rằng: “Mình không biết mà bảo rằng mình không biết. Như vậy coi như là đã biết rồi vậy” để khuyên răn những người hay “thùng rỗng kêu to”, tự cao, tự đại phải biết khiêm tốn, biết học hỏi người khác.

thung-rong-keu-to
Nên khiêm tốn – không nên kêu ngạo tự phụ, tự mãn

Lúc sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta, một tấm gương về tính khiêm tốn cũng đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”.

Tính khiêm tốn yêu cầu người ta không được thỏa mãn với vốn kiến thức, thành tích đã đạt được, luôn từ chối những lời khen ngợi dành cho mình và không lấy những lời khen đó để tự cho mình là tài giỏi.

Người khiêm tốn luôn cảm thấy mình chưa đủ tài năng hay hơn người như lời ngợi ca và cần cố gắng hơn nữa để xứng đáng với khen đó.

Quay lại câu hỏi: “Tại sao cần có lòng khiêm tốn trong cuộc sống?”. Mỗi con người chỉ là một phần vô cùng nhỏ bé và vô cùng bình thường như những hạt cát trên sa mạc trong cuộc đời rộng lớn bao la này.

Về tài năng, chúng ta có xuất phát điểm giống nhau và đều mang trong mình những tài năng khác nhau cùng khả năng chưa bao giờ bộc lộ hết. Ta có thể tài năng ở một lĩnh vực này nhưng có thể không biết gì về một lĩnh vực khác. Đó là lí do để chúng ta phải tin rằng tài năng của mình hiện có không phải là vĩ đại.

Làm người phải hiểu mình là ai và biết khiêm tốn đúng mực, đừng lấy tài năng hiện có của mình ra rồi tự cho mình được quyền hơn người khác.

Như đã đề cập ở trên, những người có tính “thùng rỗng kêu to” sẽ rất dễ khiến cho những người xung quanh cảm thấy chán ghét. Ngược lại, những con người biết sống một cách khiêm tốn rất dễ gây thiện cảm và nhận được sự yêu mến của mọi người. Người khiêm tốn sẽ không chê bai người khác và khiến họ cảm thấy tổn thương về sự thiếu sót của bản thân mình. Điều này không chỉ có nghĩa cho chính người đó mà còn ảnh hưởng đến xã hội.

Hãy thử tưởng tượng một xã hội chỉ toàn là sự tự phụ cao ngạo của những kẻ phù phiếm thì đó nhất định là một xã hội ngột ngạt đáng chê. Lòng khiêm tốn không chỉ khiến cho người ta được yêu quý mà còn được tôn trọng bởi xã hội công nhận lòng khirm tốn như là một trình độ văn hóa học thức siêu cao.

Chỉ có những người có trình độ mới có thể tỏ ra khiêm tốn đúng mực khi được người khác rất mực ca ngợi. Nhưng sự khiêm tốn phải xuất phát từ sự chân thành từ trong tim, không phải là vỏ bọc bên ngoài cho sự khoe mẽ về trình độ hay sự kiêu căng.

Tính cách “Thùng rỗng kêu to” chẳng giúp ích được gì mà còn khiến cho chúng ta trở nên xấu xí và đáng ghét trong mắt mọi người.

thung-rong-keu-to-nghia-la-gi
Ý nghĩa câu “Thùng rỗng kêu to”

Câu tục ngữ này cũng chính là lời nhắc nhở chân thành của ông bà ta để thế hệ sau này biết rằng khiêm tốn chính là một trong những đức tính rất tốt cần cho một người và hãy tránh xa tính cách “thùng rỗng kêu to”.

Nếu một xã hội toàn những con người sống khiêm tốn, khiêm nhường, giản dị thì sẽ là một xã hội liên tục phát triển và đi lên.

5/5 - (1 bình chọn)

Nội dung

  • Chia sẻ:
  • Có liên quan

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X

Có liên quan

Điều hướng bài viết

Tìm hiểu Ưu điểm và nhược điểm của Kem chống nắng La Roche Posay Kem che hình xăm hiệu quả, 10 loại kem che hình xăm “như chưa từng tồn tại”

Từ khóa » Thùng Rỗng Kêu To Có Nghĩa Là Gì