08:15:11 Ngày 28/12/2024 GMT+7 | Thuở bình minh của quy hoạch Vùng | Quy hoạch vùng ra đời khi mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, giữa môi trường xây dựng và thiên nhiên bắt đầu có những trục trặc vào đỉnh cao của cách mạng công nghiệp. Sau một thế kỉ đầy biến đổi, quy hoạch vùng đang trở lại với những ý tưởng nguyên thủy của nó vào buổi bình minh của thế kỉ 20. | PATRICK GEDDES VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA CÁC THÀNH PHỐ Quy hoạch vùng bắt đầu với một học giả mà tư tưởng bao trùm nhiều lĩnh vực: Patrick Geddes (1854-1932) của xứ Scotland, miền Bắc nước Anh. Ông tốt nghiệp trường mỏ ở London năm 1978, sau đó giảng động vật học ở đại học Edinburgh trong vòng 8 năm và xuất bản một cuốn về tình dục học vào năm tiếp theo (1889) trước khi làm trưởng bộ môn thực vật học tại đại học Dundee. Những năm sau đó ông giành nhiều thời gian làm việc tại Ấn độ để tư vấn cho chính phủ thuộc địa tại đây về cách vận hành các thành phố đồng thời nắm giữ vị trí trưởng bộ môn Xã hội học tại đại học Bombay. Tư duy về mối liên hệ giữa xã hội loài người và thiên nhiên của Geddes bắt đầu từ những tác phẩm của các nhà địa lý và xã hội học Pháp như Élissée Reclus và Frederic Le Play. Trong tư duy của ông, con người và các đô thị là một phần của hệ sinh thái, tác động vào môi trường sống đồng thời chịu tác động từ môi trường sống đó. Geddes cổ vũ ý tưởng rằng sự phát triển của các thành phố và làng mạc cần được xây dựng trên sự am hiểu về thiên nhiên và điều kiện hiện hữu. Ông đề xuất quy hoạch phải bắt đầu bằng việc khảo sát hiện trạng, một bước cơ bản trong quá trình thực hiện quy hoạch ngày hôm nay nhưng không như vậy vào thời kỳ của ông. Từ tòa tháp trong khuôn viên đại học Edinburgh, Geddes quan sát cả một vùng rộng lớn trước mắt và nhận ra mối liên hệ giữa nơi chốn, nghề nghiệp và con người. Do đó việc nghiên cứu một thành phố bắt đầu bằng việc tìm hiểu những dòng sông và những cánh đồng. Một trong những nền tảng triết học khác định hướng cho Geddes là ý niệm về sự hợp tác giữa con người với con người. Ông chối bỏ tư duy của chủ nghĩa Darwin về sự sống thuộc kẻ có khả năng thích ứng tốt nhất hay chủ nghĩa Taylor (cha đẻ của lý thuyết quản lý công nghiệp hiện đại) mà ông nghĩ rằng biến người công nhân thành những robot trên dây chuyền sản xuất. Từ quan điểm về sự hợp tác và tinh thần cộng đồng, Geddes đi đến ý tưởng về sự phát triển đô thị thành những thị trấn có quy mô dân số vừa phải, thân thiện với con người và phân tán trong một vùng đô thị thay vì tập trung vào những thành phố khổng lồ và cho phép thiên nhiên xen vào giữa những thành phố đó như những vành đai xanh. Năm 1915, Geddes xuất bản cuốn sách Cities in Evolution (Các thành phố trong Sự tiến hóa) trong đó ông viết:”các thành phố giờ đây phải chấm dứt việc lan tỏa như những vũng mực hay vết dầu loang”, nhưng phát triển giống tự nhiên “với những chiếc lá xanh nằm lẫn trong đám lá vàng”. HIỆP HỘI QUY HOẠCH VÙNG HOA KỲ (RPAA) Ở bên kia bờ đại Tây Dương, những ý tưởng vĩ đại nhưng trừu tượng của Geddes trở thành niềm cảm hứng cho những người tiên phong trong quy hoạch đô thị. Năm 1923, Lewis Mumford, Clarence Stein (kiến trúc sư thiết kế các "đơn vị láng giềng" đầu tiên) cùng với nhà lâm học Benton Mackaye thành lập Hiệp hội Quy hoạch Vùng Hoa kỳ (RPAA) nhằm thực hiện một số dự án vùng, truyền bá về quy hoạch vùng và thực hiện khảo sát một số khu vực trọng yếu. Nhận định 2 xu hướng đang xảy ra đồng thời: sự phát triển của phương tiện giao thông cá nhân và hệ thống hạ tầng khiến cho đô thị mở rộng với một tốc độ kinh hoàng, trong khi các thành phố trung tâm trở nên chật chội, kém hiệu quả và không còn thân thiện với con người. Quy hoạch vùng được đề cập như là một lời giải. Mumford viết: Quy hoạch vùng không đặt câu hỏi một diện tích lớn chừng nào thì cần được đặt trong một cơ chế quản lý vùng, nhưng muốn tìm giải pháp cho việc phân bổ dân cư và tiện ích công cộng nhằm thúc đẩy và khuyến khích một cuộc sống sinh động và sáng tạo xuyên suốt toàn vùng – một vùng ở bất cứ quy mô địa lý nào chia sẻ cùng một sự thống nhất về khí hậu, đất đai, cây cỏ, sản xuất và văn hóa. Nhà quy hoạch vùng cố gắng quy hoạch một khu vực mà các địa điểm và tài nguyên, từ rừng đến đô thị, từ nền đất cao tới mặt nước, đều được phát triển hợp lý và dân cư sẽ được phân bố để sử dụng, thay vì lạm dụng và tàn phá, những thế mạnh tự nhiên. Quy hoạch vùng nhìn nhận con người, sản xuất và đất đai như là một thể thống nhất. Thay vì nỗ lực một cách tuyệt vọng bằng chế tài này hay thể chế kia để làm cuộc sống trong các trung tâm đô thị trở nên dễ chịu hơn, quy hoạch vùng xác định những tiện ích nào là cần thiết trong các trung tâm mới. Chính cái ý cuối cùng này gắn những ý tưởng của Geddes và RPAA với mô hình Thành phố Vườn của Ebenezer Howard. Nếu như quy hoạch vùng là tạo ra một khung cho bức tranh phát triển, mô hình thành phố vườn tạo nên những họa tiết là những thị trấn nhỏ nằm xung quanh các thành phố lớn, trên nền xanh của đất nông nghiệp và khu bảo tồn. Cũng chính từ cái ý này mà nhóm RPAA và Howard bị nhà phê bình quy hoạch Jane Jacobs vào thập niên 60 phê phán như là những người chối bỏ thành phố. Quan điểm của Jacobs là nếu như thành phố là nơi tệ hại như những gì các nhà quy hoạch vẫn mô tả thì vấn đề là phải thay đổi chứ không phải bỏ rơi chúng. NHỮNG BẢN QUY HOẠCH ĐẦU TIÊN Mặc dù mục tiêu chính của RPAA là xây dựng viễn cảnh dài hạn cho những vùng đô thị rộng lớn, những thử nghiệm thành công đầu tiên của nhóm là các khu dân cư mới nằm ở ngoại ô New York như Sunnyside Gardens và Radburn. Bản quy hoạch vùng đầu tiên trong lịch sử dành cho New York lại không thuộc bản quyền của RPAA. Thomas Adam, chủ tịch đầu tiên của Viện Quy hoạch đô thị Hoàng gia Anh quốc lúc đó đã ngoài 50 tuổi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, đến Hoa Kỳ 4 năm trước khi RPAA ra đời. Lúc đó, ông đã nhìn thấy vai trò của quy hoạch vùng: ”sự quan trọng của một trong những khía cạnh hiện đại của quy hoạch là sự định hướng và quản lý sự phát triển diễn ra tại vùng nông thôn và bán nông thôn, nơi những khu công nghiệp mới được xây dựng” và khẳng định “không có mô hình quy hoạch đô thị nào có thể được thỏa mãn nếu việc chuẩn bị thiếu đi sự liên hệ với sự phát triển của toàn bộ vùng xung quanh thành phố”. Do đó khi vị chủ tịch của quỹ phi lợi nhuận Russell Sage Foundation tìm người cho vị trí Giám đốc Quy hoạch và Khảo sát cho dự án quy hoạch vùng New York đầy tham vọng, Adams là cái tên không thể bỏ qua. Trong con mắt của những doanh nhân tài trợ cho dự án vốn tốn kém tới 1 triệu USDvà kéo dài 10 năm thì Adams là ứng cử viên hoàn hảo vì triết lý của ông là quy hoạch phải tôn trọng thị trường và có tính khả thi – những quan điểm ít nhiều mâu thuẫn với quan điểm của RPAA. Dự án vùng New York của Adams bao trùm một diện tích rộng 13.000 km2 với tâm là tòa thị chính thành phố và gần 9 triệu cư dân – một quy mô chưa từng có trước đó. Bản quy hoạch bao gồm 6 cuốn thuyết minh và 2 cuốn bản vẽ với những ý tưởng kinh điển nhất của lịch sử quy hoạch. đây là cuốn về kinh tế đô thị với nhận định rằng rất nhiều hoạt động kinh tế đã di chuyển ra ngoại ô bởi chúng không cần vị trí trung tâm và đề nghị dùng quy hoạch sử dụng đất để tránh tác động tiêu cực của các hoạt động này. đây là cuốn mô hình "đơn vị láng giềng" của nhà xã hội học Clarence Perry trong đó ghi nhận rằng xe hơi đang từng bước tạo ra những thành phố tế bào. Cuốn về dân số và đất đai cho rằng chính sự tập trung của hạ tầng giao thông đã khuyến khích sự tập trung các hoạt động kinh tế và hệ quả là sự tắc nghẽn giao thông và phí phạm tài nguyên… Khác với nhóm RPAA, Adams tin rằng định dạng của một vùng là ổn định và những thay đổi chỉ có thể là cải tạo và nâng cấp. Do đó, bản quy hoạch vùng New York không đề xuất sự phát triển các trung tâm mới mà thay vào đó là tái phân phối sự tập trung các hoạt động kinh tế từ lõi ra các trung tâm thứ cấp hiện hữu. Mâu thuẫn của bản quy hoạch là mặc dù dự báo sự tăng dân số của vùng lên tới con số 21 triệu người vào năm 1965, nó không giải quyết được việc bố trí số lượng dân cư tăng thêm như thế nào. Người phê phán mạnh mẽ nhất tác phẩm kinh điển này là Lewis Mumford. Ông phê phán quan điểm rằng sự phát triển đô thị là không thể tránh khỏi và bỏ qua quy hoạch như là công cụ để điều tiết. Ông chỉ trích việc đồ án chối bỏ nhà ở xã hội, coi các dự án giao thông là giải pháp thay thế thay vì chỉ là công cụ hỗ trợ cho các dự án xây dựng công đồng và coi mô hình Thành phố Vườn là không tưởng. Bất chấp những phê phán của Mumford, bản quy hoạch vùng New York được triển khai thông qua Hiệp hội Quy hoạch Vùng (RPA) dưới sự lãnh đạo của những tinh hoa trong giới kinh doanh. Bản quy hoạch đặc biệt thành công trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng cho New York trong khi những ý tưởng của Mumford vẫn nằm trên giấy. Trong khi Adams nhận được hợp đồng để đời tại New York, những ý tưởng của nhóm RPAA lại có ảnh hưởng lớn lên các thủ đô châu Âu hơn là tại nơi nó ra đời. Bản quy hoạch vùng London mở rộng năm 1944 dưới sự chủ trì của Patrick Abercrombia là sự kết tinh của những ý tưởng về quy hoạch vùng dựa trên tư duy sinh thái bắt đầu từ Geddes. Phương pháp khảo sát của Geddes được sử dụng để tìm ra cấu trúc cộng đồng của London – một đại đô thị của những ngôi làng – và mô hình Thành phố Vườn của Howard được áp dụng để phát triển các đô thị vệ tinh. Sau đó là sự kết hợp của mô hình "đơn vị láng giềng" của Clarence Perry thành những tế bào gắn kết bởi một mạng lưới không gian mởi với hệ thống giao thông tầng bậc của Clarence Stein. Một vành đai xanh được xác lập xung quanh thành phố nhưng đồng thời ăn sâu vào tận trung tâm London. Bản quy hoạch vùng London năm 1944 một mô hình hoàn toàn hữu cơ thừa kế từ Patrick Geddes, Ebenezer Howard và những nhà tiên phong trong nhóm RPAA. Mumford gọi tác phẩm này là tài liệu quy hoạch quan trọng nhất kể từ cuốn sách kinh điển của Ebenezer Howard: Garden Cities of Tomorrow (Thành phố vườn của Ngày mai). SỰ TÁI SINH Quy hoạch vùng cùng với quy hoạch đô thị nói chung biến đổi mạnh mẽ từ giữa thế kỉ 20. Mối quan tâm về định dạng không gian sống trở nên sút kém. Thay vào đó là những nghiên cứu về phát triển kinh tế dựa trên những tính toán khoa học được trợ giúp bởi hệ thống máy tính ngày càng tối tân. Từ tư duy môi trường của Geddes, Howard và nhóm RPAA, quy hoạch vùng đã chuyển thành ngành khoa học dựa trên tư duy địa lý và kinh tế học cho đến khi nhà quy hoạch Peter Calthorpe theo Chủ nghĩa đô thị mới (New Urbanism) viết cuốn The Regional City vào cuối thập niên 90. Cuốn sách kêu gọi một tiếp cận tổng thể về kinh tế, xã hội, môi trường và kiến trúc vùng đô thị trong đó coi trọng 3 vấn đề: bảo vệ môi trường, công bằng xã hội và kiến thiết không gian sống. New Urbanism không chỉ kế thừa lối tư duy tổng hợp và trân trọng tự nhiên của thế hệ Geddes, Mumford mà cả phương pháp khảo sát bằng lát cắt địa lý của riêng Geddes. Andrés Duany, một trong những người sáng lập của New Urbanism, tái lập phương pháp của Geddes dưới tên gọi transect planning (Tạm dịch: quy hoạch tương thích với môi trường). Transect là một lát cắt địa lý qua một vùng để xác định chuỗi biến đổi của môi trường. đối với quy hoạch, lắt cắt này có thể sử dụng để xác định một tập hợp các hình thức định cư thay đổi theo mức độ và mật độ của tính đô thị – một chuỗi biến đổi dần dần từ vùng nông thôn tới trung tâm thành phố. Trong transect planning, sự thay đổi về hình thức định cư này là cơ sở để tổ chức các nhân tố của môi trường xây dựng: công trình, lô dất, sử dụng đất, đường phố, cây xanh và thậm chí cả biển chỉ đường và đèn đường,v.v… để tạo thành những môi trường tổng hòa (immersive environment). Quy hoạch vùng ra đời bằng chiêm nghiệm của Geddes về mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên và những thách thức mà nhân loại đang đối mặt trong thế kỉ 21 không gì khác hơn là sự đổ vỡ của mối quan hệ này. Ở góc độ địa phương, mâu thuẫn lớn nhất giữa các đơn vị hành chính trong một vùng thường là các vấn đề môi trường. đốt rơm trên những cánh đồng Hà Tây từng làm bầu trời Hà Nội mịt mù và khi nhà máy Vedan ở đồng Nai làm ô nhiễm sông Lòng Tàu, ngư dân ở Cần Giờ điêu đứng. Sự mở rộng địa giới Hà Nội mới đây phần nào là giải pháp cho việc thiếu vắng cơ chế quản lý vùng bằng việc hình thành một “siêu” tỉnh. Và bản quy hoạch chung thủ đô dựa theo một mô hình đô thị vệ tinh đã rất cũ có thể học hỏi nhiều từ Quy hoạch vùng London năm 1944. Bản quy hoạch ấy sẽ thành công nếu dựa trên một sự hiểu biết và trân trọng thực sự môi trường thiên nhiên như Patrick Geddes đã gửi gắm. | Nguyễn Đỗ Dũng | In bài viết Gửi cho bạn bè | Từ khóa : | Các bài mới hơn - Những phát hiện quan trọng về đa dạng sinh học Việt Nam (10/05/2012)
| Các bài cũ hơn - Không có bài nào cũ hơn !
| Xem tin bài theo thời gian : | Bản tin ĐHQGHN (số 393) | PDF | | Tìm số báo Bản tin ĐHQGHN (số 393) Bản tin ĐHQGHN số 392 Bản tin ĐHQGHN số 390 Bản tin ĐHQGHN số 389 Bản tin ĐHQGHN số 388 Bản tin ĐHQGHN số 387 Bản tin số 386 (02/2024) Bản tin số 385 (Số đặc biệt Tết Giáp Thìn) Bản tin số 384 (tháng 12/2023) Bản tin số 383 (tháng 11/2023) Bản tin số 382 (tháng 10/2023) Bản tin số 381 (tháng 09/2023) Bản tin số 380 (tháng 08/2023) Bản tin số 379 (07/2023) Bản tin số 378 (06/2023) Bản tin số 377 (05/2023) Bản tin số 376 (04/2023) Bản tin số 375 (03/2023) Bản tin số 374 (02/2023) Bản tin số 372 (12/2022) Bản tin số 371 (11/2022) Bản tin số 373 (01/2023) Bản tin số 370 (10/2022) Bản tin số 368 (08/2022) Bản tin số 369 (09/2022) Bản tin số 367 (07/2022) Bản tin số 366 (06/2022) Bản tin số 365 (05/2022) Bản tin số 364 (04/2022) Bản tin số 363 (03/2022) Bản tin số 362 (02/2022) Bản tin số 361 (Số Tết 2022) Bản tin số 360 (2021) Bản tin số 359 (2021) Bản tin số 358 (2021) Bản tin số 339 (2019) Bản tin số 345-346 (2019) Bản tin số 342 (2019) Bản tin số 338 (2019) Bản tin số 337 (2019) Bản tin số 335-336 (2019) Bản tin số 334 (2018) Bản tin số 331 (2018) Bản tin số 327 (2018) Bản tin số 326 (2018) Bản tin số 324 (2018) Bản tin số 321 (2017) Bản tin số 320 (2017) Bản tin số 319 (2017) Bản tin số 316 (2017) Bản tin số 301 (2016) Bản tin số 300 (2016) Bản tin số 292+293 (2015) Ban tin số 300 (2016) Bản tin số 298+299(2016) Bản tin số 291 (2015) Bản tin 290 (2015) Bản tin số 266 (4/2013) Bản tin số 265 (3/2013) Bản tin số 264 (2/2013) Bản tin ĐHQGHN số 262 + 263 (2013) Số đặc biệt Xuân Quý Tỵ Bản tin số 261 (11/2012) Bản tin số 260 (10/2012) Bản tin số 259 (09/2012) Bản tin số 258 (08/2012) Bản tin số 257 (07/2012) Bản tin số 256 (06/2012) Bản tin số 255 (05/2012) Bản tin số 254 (04/2012) Bản tin số 253 (03/2012) Bản tin số 252 (02/2012) Bản tin số 250 (12/2011) và 251 (1/2012) Bản tin số 249 (11/2011) Bản tin số 248 (10/2011) Bản tin số 247 (9/2011) Bản tin số 246 (8/2011) Bản tin số 245 (7/2011) Bản tin số 244 (6/2011) Bản tin số 243 (5/2011) Bản tin số 242 (4/2011) Bản tin số 241 (3/2011) Bản tin số 240 (2/2011) Bản tin số 239 (1/2011) Bản tin số 238 (12/2010) Bản tin số 237 (11/2010) Bản tin số 236 (10/2010) Bản tin số 235 (9/2010) Bản tin số 234 (8/2010) Bản tin số 233 (7/2010) Bản tin số 232 (6/2010) Bản tin số 231 (5/2010) Bản tin số 230 (4/2010) Bản tin số 229 (3/2010) Bản tin số 228 (2/2010) Bản tin số 227 (1/2010) Bản tin số 226 (12/2009) Bản tin số 225 (11/2009) Bản tin số 224 (10/2009) Bản tin số 223 (9/2009) Bản tin số 222 (8/2009) Bản tin số 221 (7/2009) Bản tin số 220 (6/2009) Bản tin số 219 Bản tin số 218 Bản tin số 217 Bản tin số 216 Bản tin số 215 Bản tin số 214 Bản tin số 213 Bản tin số 212 Bản tin số 211 Bản tin số 210 Bản tin số 209 Bản tin số 208 Bản tin số 207 Bản tin số 206 Bản tin số 205 Bản tin Số 204 Bản tin số 203 - Tết Mậu Tý 2008 Bản tin ĐHQGHN số 202 Bản tin ĐHQGHN - Số 201 Bản tin số 200 Bản tin số 199 Bản tin số 295 (2015) | TIN BÀI XEM NHIỀU NHẤT - Vài suy nghĩ về giáo dục và đào tạo phục vụ cho phát triển
- 10 sự kiện nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
- 10 thành tựu nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
- Nguồn gốc ý nghĩa từ Cát-xê
- Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển
- Học vị tiến sĩ cũng lắm gian nan
- Học sinh ngày càng chán học môn lịch sử
- 9 nguyên tắc “vàng” trong giảng dạy đại học
- Có chí thì nên
- Cần đổi mới cơ bản công tác quản lý giáo dục
TRÊN WEBSITE KHÁC | |