Thuốc 7 Màu Trị Bệnh Gì? - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Tại Việt Nam, thuốc 7 màu là tên gọi thân thuộc của kem bôi DongkwangSILKRON. Lý do thuốc có tên gọi như vậy là do bao bì của thuốc có 7 màu sắc khác nhau. Vậy thuốc 7 màu trị bệnh gì?
Thành phần
Thành phần hoạt chất trong 1 tuýp thuốc bảy màu 10g có chứa:
- Betamethasone dipropionate 6,4mg
- Clotrimazole 100mg
- Gentamicin sulfate 10mg
Tác dụng
Thuốc 7 màu trị bệnh gì?
Thuốc 7 màu có tác dụng gì? Cơ chế hoạt động của thuốc là:
- Tiêu diệt vi khuẩn, làm ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn;
- Chống viêm, chống ngứa và kháng nấm phổ rộng.
Thuốc 7 màu trị bệnh gì? Thuốc có khả năng điều trị tại chỗ các vấn đề viêm, nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm phổ biến. Kem 7 màu được chỉ định điều trị các bệnh sau đây:
- Nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc nấm
- Các bệnh ở da do corticoid có liên quan đến nhiễm khuẩn như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, hăm, chàm, viêm da tróc vảy, lichen đơn mạn tính (viêm da thần kinh).
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc 7 màu cho người lớn như thế nào?
Thoa một lượng vừa đủ vào vùng da bị ảnh hưởng ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
Liều dùng thuốc 7 màu cho trẻ em như thế nào?
Người dưới 17 tuổi nên dùng thuốc Silkron theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Cách dùng
Bạn nên dùng thuốc 7 màu như thế nào?
Thuốc Silkron được dùng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, thoa một lớp mỏng vừa đủ.
Sau khi đã biết thuốc 7 màu trị bệnh gì, bạn cần biết những lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc, bao gồm:
- Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt, mũi, miệng
- Tránh các nguồn lây nhiễm hoặc tái nhiễm
- Tránh mặc quần áo thô ráp hoặc tã kín (khi trẻ đang bôi thuốc ở nơi mặc tã)
- Thuốc bảy màu có chứa thành phần thuộc nhóm corticoid, khi bôi trên da có thể hấp thu toàn thân gây ức chế trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận có hồi phục, hội chứng Cushing, tăng đường huyết, tiểu đường và loãng xương ở một số bệnh nhân. Vì vậy, những người dùng corticoid thoa ngoài da trên diện rộng hoặc băng kín, cần phải được kiểm tra thường xuyên nồng độ cortisol trong máu, cortisol tự do trong nước tiểu hoặc thử nghiệm sự kích thích ACTH.
- Tránh dùng để điều trị lâu dài, không băng, che hoặc bao bọc vùng da đang được điều trị vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ giống như dùng corticoid đường uống.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này cho da khô, nứt nẻ, bị kích ứng hoặc cháy nắng
- Rửa tay trước và sau khi thoa. Làm sạch và khô vùng da cần điều trị
- Không rửa vùng được điều trị sau khi thoa thuốc. Ngoài ra, tránh sử dụng các sản phẩm khác trên khu vực được điều trị trừ khi có chỉ định của bác sĩ
- Tránh sử dụng đồng thời với kháng sinh aminoglycosid toàn thân do có thể gây độc tính từ việc tích lũy thuốc kháng sinh. Đặc biệt lưu ý đối với trẻ sơ sinh và trẻ em.
- Không nên đưa thuốc đang sử dụng cho người khác mặc dù bạn biết họ gặp tình trạng giống mình.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Triệu chứng quá liều chưa rõ. Dù vậy, việc sử dụng thuốc quá liều hoặc quá thời gian quy định không giúp cho vết thương nhanh hồi phục hơn mà ngược lại còn có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ và tương tác thuốc. Do đó, sử dụng thuốc bôi 7 màu theo đúng hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc 7 màu?
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc 7 màu?
Thuốc 7 màu có chứa corticoid nên có thể gặp phải một số tác dụng phụ bao gồm:
- Ngứa
- Sưng tấy, rát da
- Phát ban, đỏ da
- Nóng bừng
- Khô da
- Teo da
- Viêm nang lông
- Rậm lông
- Tăng sắc tố
- Mụn trứng cá, mụn mủ, mụn do steroid
- Viêm da cơ địa
- Viêm da quanh miệng
- Viêm da tiếp xúc dị ứng
- Viêm da có mủ
- Đổ mồ hôi
- Vết thương trầm trọng hơn
- Thay đổi hình dạng vảy cá trên da
Ngoài ra mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng thuốc 7 màu có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong. Do đó, hãy gọi cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế ngay lập tức nếu bạn có các dấu hiệu sau:
- Dị ứng toàn thân hoặc xuất hiện các nốt mụn nước chứa mủ, dịch lỏng, da bong tróc vảy.
- Sốc phản vệ như thở khò khè, đau thắt ngực, sưng họng, khó thở, khàn giọng,…
- Có dấu hiệu tổn thương tuyến thượng thận như đau dạ dày, chóng mặt, nôn mửa, mệt mỏi, uể oải, giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Thay đổi sắc tố da, da bị mỏng đi hoặc dễ bị kích ứng.
- Thị lực bị ảnh hưởng, nhìn mờ, hoa mắt.
- Giảm thính lực.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc 7 màu, bạn nên lưu ý những gì?
Chống chỉ định dùng thuốc 7 màu trong các trường hợp dị ứng với betamethasone, clotrimazole, gentamicin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Bên cạnh đó, một số trường hợp sau đây cũng không được sử dụng thuốc:
- Bệnh viêm tai ngoài hoặc bệnh chàm tai ngoài có thủng màng nhĩ
- Vết thương hoặc màng nhầy
- Nhiễm trùng da do vi khuẩn (lao da, giang mai,…), nấm (candida,…), virus (giời leo, rộp da, thủy đậu, đậu mùa,…), côn trùng (ghẻ ngứa, chấy rận,…) do có thể khiến triệu chứng xấu đi
- Loét da (trừ bệnh Behcet), phỏng mức độ 2 trở lên
- Viêm da quanh miệng, mụn nói chung và mụn trứng cá
- Mẫn cảm với kháng sinh nhóm aminoglycosid (Streptomycin, Kanamycin, Gentamicin, Neomycin,…) hoặc kháng sinh nói chung, imidazol.
Chỉ sử dụng thuốc 7 màu khi có các vấn đề nghiêm trọng về da. Nếu hắc lào, nấm da xuất hiện ở vị trí xung quanh mắt, miệng, tai, âm đạo, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để lựa chọn loại thuốc thay thế an toàn hơn.
Không nên sử dụng kem bảy màu lâu dài và trong tình trạng băng kín vì có thể gặp những tác dụng phụ như dùng corticoid đường uống.Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc 7 màu trong trường hợp đặc biệt
Không có thông báo chính thức hoặc nghiên cứu về việc sử dụng thuốc bảy màu cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tuy nhiên, các đối tượng này chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và có sự giám sát của bác sĩ.
Tương tác thuốc
Kem 7 màu Silkron có thể tương tác với những thuốc nào?
Nếu bạn sử dụng các loại thuốc khác cùng lúc thì công dụng của thuốc 7 màu có thể bị thay đổi, làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hoặc khiến thuốc không phát huy tối đa công dụng. Do đó, để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết về danh sách các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin, thực phẩm bổ sung.
Sử dụng kem bảy màu đồng thời với kháng sinh aminoglycosid đường toàn thân có thể gây độc tính do tích lũy kháng sinh.
Thuốc 7 màu có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với một số thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc bảy màu với thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc 7 màu?
Hãy thông báo với bác sĩ bất kể vấn đề sức khỏe nào mà bạn đang gặp phải.
Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc 7 màu như thế nào?
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, trong bao bì kín, nhiệt độ không quá 30°C, tránh xa ánh sáng trực tiếp và nơi độ ẩm cao. Không làm lạnh thuốc trừ khi có yêu cầu. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
Giá bán
Thuốc 7 màu giá bao nhiêu?
Hiện thuốc bôi 7 màu Silkron có giá khoảng 25.000đ/ tuýp. Bạn có thể tìm mua tuýp 7 màu ở các nhà thuốc, quầy thuốc trên cả nước.
Từ khóa » Thuốc Silkron Trị Bệnh Gì
-
Silkron Là Thuốc Gì? | Vinmec
-
Silkron Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Bôi Bảy Màu Silkron Trị Bệnh Ngoài Da - YouMed
-
Kem Silkron: Thành Phần, Công Dụng Và Cách Sử Dụng
-
Thuốc Silkron Dongkwang Tuýp 10g Trị Nhiễm Khuẩn, Nấm Da
-
Thuốc 7 Màu Silkron Trị Hắc Lào, Nấm Ngứa Hiệu Quả - VCEP
-
Thuốc 7 Màu Trị Gì? Có Nên Dùng Thuốc 7 Màu Trị Mụn Không?
-
Thuốc 7 Màu Silkron: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý
-
Thuốc Silkron: Tác Dụng, Hướng Dẫn Sử Dụng, Thận Trọng Khi Dùng
-
Thuốc 7 Màu Silkron Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Như Thế Nào Là đúng?
-
Dược Sĩ Sài Gòn Chia Sẻ Những điều Cần Biết Khi Dùng Thuốc Silkron
-
Thuốc Silkron: Công Dụng, Liều Dùng, Lưu ý Tác Dụng Phụ, Giá Bán
-
Thuốc Silkron Là Thuốc Gì? - Trường Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên
-
Thuốc Bôi Da 7 Màu Và Công Dụng Chữa Viêm Da Cơ Địa