Thuốc Aerius Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu ý

Nội dung bài viết

  • Aerius là thuốc gì?
  • Tác dụng của thuốc Aerius
  • Liều dùng và cách sử dụng thuốc Aerius
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc Aerius
  • Các tác dụng phụ khi dùng thuốc Aerius ?
  • Những triệu chứng khi sử dụng Aerius quá liều và cách xử trí
  • Tương tác thuốc Aerius với các thuốc khác
  • Bảo quản thuốc Aerius đúng cách
  • Giá thuốc Aerius bao nhiêu?

Dị ứng là một vấn đề thường gặp gây ra biết bao sự khó chịu cho bệnh nhân như hắt hơi, ngứa ngáy, nổi mề đay… Nếu không thể tránh được tác nhân dị ứng, bạn có thể dùng thuốc để trị các triệu chứng khó chịu trên. Aerius là một thuốc đã được chứng minh an toàn và hiệu quả trong việc điều trị dị ứng. Vậy Aerius là thuốc gì? Công dụng điều trị những bệnh nào và cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược sĩ Trịnh Anh Thoa.

Thành phần hoạt chất: desloratadin.

Các thuốc chứa thành phần tương tự: Lorastad D, Ictit, Lorfact-D.

Aerius là thuốc gì?

Aerius là thuốc điều trị dị ứng thế hệ mới, giảm nhanh tình trạng hắt xì, nghẹt mũi. Ưu điểm của thuốc là ít gây ra cảm giác buồn ngủ cho người sử dụng. Thành phần chứa hoạt chất là desloratadin.

Desloratadine thuộc về một nhóm thuốc được gọi là thuốc kháng histamine, hay còn được gọi là thuốc đối kháng thụ thể H1. Trong phản ứng dị ứng, cơ thể sản sinh ra một chất hóa học gọi là histamine, gây ra các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, sổ mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, nghẹt mũi và ngứa chảy nước mắt. Desloratadine hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của histamine trong cơ thể.

aerius dạng siro
Aerius dạng siro
aerius dạng viên
Aerius dạng viên

Các dạng bào chế của thuốc Aerius gồm có:

  • Viên nén Aerius 5 mg desloratadin.

Viên nén bao phim màu xanh chứa 5 mg desloratadine. Thành phần không phải thuốc: sáp carnauba, bột bắp, dihydrat canxi photphat dibasic, FD&C Blue No. 2 Lake, hydroxypropyl methylcellulose, lactose monohydrat, cellulose vi tinh thể, polyethylene glycol, talc, titanium dioxide và sáp ong trắng.

  • Thuốc Aerius siro 60 ml: 0.5 mg desloratadin/ml.

Mỗi ml chất lỏng trong, màu cam với hương liệu bubblegum, chứa 0,5 mg desloratadine. Thành phần không phải thuốc: hương bubblegum, axit xitric khan, dinatri edetat, FD&C Yellow số 6, propylene glycol, nước tinh khiết, natri benzoat, natri xitrat dihydrat, dung dịch sorbitol và sucrose.

Tác dụng của thuốc Aerius

  • Aerius dùng để giảm nhanh các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, sung huyết / nghẹt mũi cũng như các phản ứng dị ứng khác như ngứa, chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa họng và ho.
  • Giảm các triệu chứng liên quan đến mày đay như giảm ngứa, giảm kích cỡ và số lượng ban.
Thuốc Aerius có tác dụng chữa các triệu chứng liên quan đến mày đay
Thuốc Aerius có tác dụng chữa các triệu chứng liên quan đến mày đay

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Phân biệt viêm mũi dị ứng, viêm mũi thông thường và viêm mũi xoang

Liều dùng và cách sử dụng thuốc Aerius

Dạng viên nén:

  • Người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: 1 viên/ngày uống cùng hoặc không cùng bữa ăn để điều trị các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng và mày đay.

Dạng siro:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 10ml, uống 1 lần / ngày.
  • Với Trẻ từ 6 đến 11 tuổi: 5 ml, uống 1 lần / ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 5 tuổi: 2,5 ml, uống 1 lần / ngày.
  • Trẻ từ 6 tháng đến 11 tháng tuổi: 2 ml, uống 1 lần / ngày.

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến liều lượng thuốc mà một người cần dùng, chẳng hạn như trọng lượng cơ thể, các tình trạng dị ứng của bệnh nhân và các loại thuốc khác mà người dùng đang sử dụng. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định điều trị với liệu lượng phù hợp.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ nổi mề đay, cần theo dõi như thế nào?

Lưu ý khi sử dụng thuốc Aerius

Đối tượng nào nên thận trọng khi sử dụng thuốc Aerius

  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc gia đình có tiền sử động kinh nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ có thể dễ bị chứng động kinh khi điều trị với desloratadin. Ngoài ra, các đối tượng quá mẫn với các thành phần của thuốc cũng nên lưu ý trước khi sử dụng.
  • Các trường hợp bệnh nhân bị suy thận nặng cũng nên thận trọng khi dùng Aerius.
  • Ngoài ra những người có vấn đề di truyền không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose – galactose cũng không nên dùng Aerius.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

Rất nhiều thai phụ thắc mắc thuốc có dùng được thuốc Aerius cho bà bầu không? Câu trả lời rằng:

  • Đối với phụ nữ có thai: Chưa có dữ liệu lâm sàng về việc sử dụng được tính an toàn của Aerius trong thời kì mang thai. Không khuyến cáo sử dụng Aerius nếu bạn đang có thai.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Không dùng Aerius cho phụ nữ đang cho con bú do desloratadine được tiết vào sữa mẹ.
Không dùng Aerius cho phụ nữ đang cho con bú
Không dùng Aerius cho phụ nữ đang cho con bú

Trong trường hợp không thể sử dụng các loại thuốc khác để điều trị dị ứng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể.

Ngoài ra, không sử dụng thuốc đối với những trường hợp quá mẫn với các thành phần của thuốc.

Các tác dụng phụ khi dùng thuốc Aerius ?

Tùy theo cơ địa và thể trạng của mỗi người mà bạn có thể gặp các phản ứng dị ứng khác nhau. Các tác dụng phụ có thể gặp phải như:

  • Mệt mỏi.
  • Khô miệng.
  • Nhức đầu.

Các tác dụng phụ hiếm gặp khác như:

  • Nhịp tim nhanh.
  • Nôn.
  • Chóng mặt.
  • Đau cơ.
  • Bồn chồn.
  • Đau dạ dày.
  • Viêm gan…

Nếu gặp bất cứ triệu chứng lạ nào trong quá trình dùng thuốc cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp kịp thời.

Những triệu chứng khi sử dụng Aerius quá liều và cách xử trí

Nếu bạn sử dụng thuốc Aerius quá liều hoặc quên liều thì cách xử trí như thế nào?

Khi sử dụng thuốc Aerius quá liều

Trên một nghiên cứu lâm sàng đa liều ở người lớn và thanh thiếu niên sử dụng desloratadine lên đến 45mg (cao gấp 9 lần liều lâm sàng) đã không quan sát thấy biểu hiện lâm sàng của quá liều.

Khi có quá liều, cân nhắc dùng các biện pháp chuẩn để loại bỏ phần hoạt chất chưa được hấp thu. Nên điều trị triệu chứng và điều trị nâng đỡ. Cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để áp dụng các biện pháp loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể đồng thời điều trị triệu chứng có thể xảy ra.

Nếu quên liều phải làm thế nào?

Điều quan trọng là phải dùng thuốc này chính xác theo quy định của bác sĩ. Nếu bạn bỏ lỡ một liều, hãy uống càng sớm càng tốt và tiếp tục với lịch trình bình thường của bạn. Nếu gần đến lúc dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục với lịch dùng thuốc thông thường của bạn.

Đừng dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên. Nếu bạn không chắc chắn phải làm gì sau khi bỏ lỡ một liều, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để được tư vấn.

Tương tác thuốc Aerius với các thuốc khác

Có thể có sự tương tác giữa desloratadine trong thuốc Aerius với bất kỳ chất nào sau đây:

  • Rượu;
  • Amiodarone;
  • Amphetamine (ví dụ: dextroamphetamine, lisdexamfetamine);
  • Thuốc kháng histamine (ví dụ: cetirizine, doxylamine, diphenhydramine, hydroxyzine, loratadine);
  • Thuốc chống loạn thần (ví dụ: chlorpromazine, clozapine, haloperidol, olanzapine, quetiapine, risperidone);
  • Azelastine;
  • Barbiturat (ví dụ: butalbital, pentobarbital phenobarbital);
  • Benzodiazepin (ví dụ: alprazolam, diazepam, lorazepam);
  • Betahistine;
  • Brimonidine;
  • Buprenorphine;
  • Buspirone;
  • Cần sa;
  • Carvedilol;
  • Hydrat chloral;
  • Cyclosporine;
  • Dronedarone;
  • Efavirenz;
  • Hyaluronidase;
  • Lapatinib;
  • Minocycline;
  • Thuốc giãn cơ (ví dụ: cyclobenzaprine, methocarbamol, orphenadrine);
  • Thuốc giảm đau có chất gây mê (ví dụ: codeine, fentanyl, morphine, oxycodone);
  • Pramipexole;
  • Quinidine;
  • Quinine;
  • Reserpine;
  • Rifampin;
  • Ropinirole;
  • St. John’s wort;
  • Thuốc co giật (ví dụ: clobazam,, levetiracetam, phenobarbital, phenytoin, primidone, topiramate, axit valproic, zonisamide);
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs; ví dụ: citalopram, fluoxetine, paroxetine, sertraline);
  • Thuốc ngủ (ví dụ: zolpidem, zopiclone);
  • Natri oxybate;
  • Tapentadol;
  • Tramadol;
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (ví dụ: amitriptyline, clomipramine, desipramine, trimipramine);
  • Verapamil.

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong các loại trên. Hãy hỏi ngay bác sĩ để có sự tư vấn sử dụng đúng cách.

Bảo quản thuốc Aerius đúng cách

  • Bảo quản thuốc trong điều kiện khô ráo dưới 30oC, tránh ánh sáng trực tiếp và tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Không bỏ thuốc vào nước thải (ví dụ như xuống bồn rửa hoặc trong nhà vệ sinh) hoặc trong rác thải gia đình. Hãy xử lý thuốc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.

Giá thuốc Aerius bao nhiêu?

  • Thuốc chống dị ứng Aerius 5 mg 10 viên có giá: 102.000 VND/ Hộp, 10.400 VND/ Viên.
  • Siro trị viêm mũi dị ứng Aerius 0.5 mg/ml 60 ml giá: 80.000 VND/ Chai.

Đây là giá dao động của thuốc Aerius, giá thuốc có thể thay đổi tùy vào thời điểm.

Ngoài việc uống thuốc Aerius để trị các triệu chứng dị ứng, bạn cũng cần nên tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng của mình là gì và tìm cách ngăn chặn tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng của mình. Ngoài Aerius còn có những thuốc khác có cùng hoạt chất hoặc cùng tác dụng. Bạn cần đến khám tại các bệnh viện và phòng khám để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

Từ khóa » Thuốc Cảm Aerius