Thuốc An Thần Gây Ngủ Là Gì? Loại Nào Tốt Và Lưu ý?
Có thể bạn quan tâm
Thuốc an thần gây ngủ hoạt động bằng cách làm chậm hoạt động của não bộ, giúp não thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm hiểu một số thông tin cơ bản về thuốc để tránh lạm dụng và các rủi ro không mong muốn.
Thuốc an thần gây ngủ là gì?
Thuốc an thần gây ngủ là thuốc theo toa có tác dụng làm chậm hoạt động của não bộ. Thuốc thường được sử dụng để khiến người bệnh cảm thấy thư giãn. Các bác sĩ thường kê thuốc này để điều trị các tình trạng như lo lắng, rối loạn giấc ngủ hoặc khó ngủ. Bên cạnh đó, thuốc an thần cũng được sử dụng với mục đích gây mê nhẹ cho các thủ thuật y tế ít xâm lấn.
Thuốc an thần hoạt động bằng cách thay đổi các thông tin thần kinh ở hệ thống thần kinh trung ương đến não. Cụ thể, thuốc làm tăng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh được gọi là axit gamma – aminobutyric. Điều này khiến não bộ hoạt động chậm hơn, gây mệt mỏi và buồn ngủ.
Thuốc an thần là nhóm thuốc được kiểm soát, có khả năng gây nghiện cao và dẫn đến một số hành động vượt ngoài tầm kiểm soát. Do đó, khi sử dụng thuốc an thần để cải thiện các vấn đề giấc ngủ, người bệnh cần hết sức thận trọng để tránh phụ thuộc và nghiện thuốc.
Đây Là Cách Chữa Mất Ngủ Kinh Niên - KHÁM PHÁ NGAY Bí quyết CHẤM DỨT MẤT NGỦ cho người mất ngủ sau sinh, mất ngủ bệnh lý, mất ngủ do stress, mất ngủ do tuổi già, ... Cam kết AN TOÀN - HIỆU QUẢ! MởNgoài ra, khi dùng ở liều cao, thuốc có thể gây ngộ độc. Do đó, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ với liều lượng phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.
Các loại thuốc an thần gây ngủ phổ biến
Có nhiều loại thuốc an thần gây ngủ với cơ chế hoạt động khác nhau, tuy nhiên các loại thuốc này đều được phân phối kiểm soát và sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể, các loại thuốc phổ biến bao gồm:
1. Barbiturat
Barbiturat là thuốc ức chế thần kinh trung ương không chọn lọc. Đây là loại thuốc từng được sử dụng như phương pháp điều trị chính để làm dịu hệ thống thần kinh và duy trì giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như dị ứng, không dung nạp thuốc và gây nghiện nghiêm trọng.
Do đó, hiện tại các loại thuốc Barbiturat đã được thay thế bởi thuốc thuộc nhóm benzodiazepin. Tuy nhiên trong một số trường hợp, barbiturat vẫn được sử dụng như một loại thuốc chống co giật và gây mê.
Các loại thuốc phổ biến như:
- Benzyl Butyl barbiturat
- Butalbital
- Pentobarbital
- Thiopental natri
- Phenobarbital
- Amobarbital
- Primidone
- Secobarbital
2. Thuốc thuộc nhóm benzodiazepin
Các loại thuốc thuộc nhóm benzodiazepin, đôi khi được gọi là benzos, là thuốc có được chỉ định để an thần nhẹ. Thuốc có tác dụng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh gamma – aminobutyric acid (GABA) dẫn đến an thần, thôi miên, gây ngủ, chống lo âu, chống co giật và chống co thắt cơ bắp.
Các loại thuốc phổ biến bao gồm:
- Diazepam
- Alprazolam
- Lorazepam
- Bromazepam
- Clonazepam
- Chlordiazepoxide
- Oxazepam
- Triazolam
- Nitrazepam
- Midazolam
Thuốc benzodiazepin được xem là an toàn khi sử dụng ngắn hạn và là nhóm thuốc an thần được sử dụng phổ biến nhất để cải thiện các vấn đề về giấc ngủ. Thuốc thường được sử dụng để giảm đau có tác dụng an thần được sử dụng phổ biến để điều trị rối loạn lo âu, chống co giật, thư giãn cơ bắp, điều trị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Đôi khi thuốc cũng được sử dụng trong các hoạt động thôi miên hoặc hoạt động chống rối loạn thần kinh.
3. Nonbenzodiazepine
Nonbenzodiazepine hay còn gọi là thuốc an thần gây ngủ nhóm Z. Đây là các loại thuốc có cấu trúc khác với benzodiazepin nhưng hoạt động như một loại thuốc thuộc thụ thể benzodiazepine, do đó còn được gọi là BZ1.
Dược động học của nhóm Z gần như hoàn toàn giống như thuốc benzodiazepine. Do đó, thuốc cũng thường được sử dụng trong hoạt động thôi miên và điều trị các vấn đề rối loạn giấc ngủ, mất ngủ mãn tính.
Các loại thuốc an thần gây ngủ nhóm Z phổ biến bao gồm:
- Zaleplon
- Zopiclone
- Zolpidem
- Eszopiclone
Thuốc an thần gây ngủ nhóm Z được cho là nhóm thuốc có tác dụng nhanh, hiệu quả và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, sử dụng quá liều có thể gây mất trí nhớ và dẫn đến ảo giác, mặc dù các tác dụng phụ này hiếm khi xuất hiện.
4. Thuốc kháng histamine có đặc tính an thần
Một số loại thuốc kháng histamine có đặc tính an thần (còn được gọi là thuốc kháng histamine thế hệ thứ nhất). Thuốc có thể được chỉ định để điều trị mất ngủ, khó ngủ và rối loạn giấc ngủ nhẹ.
Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm:
- Diphenhydramin
- Doxylamine
- Promethazine
- Dimenhydrinate
- Brompheniramine
- Clorpheniramine
- Hydroxyzine
Thuốc kháng histamine có đặc tính an thần được xem là thuốc cải thiện tình trạng mất ngủ nhẹ. Tuy nhiên, so với benzodiazepin thuốc kháng histamine có hiệu quả kém hơn. Ngoài ra, thuốc có thể mang lại một số tác dụng phụ như:
- Đau dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày
- Khô miệng
- Chóng mặt
- Buồn nôn và nôn
- Gây cảm giác bồn chồn, ủ rũ
- Ảnh hưởng đến tầm nhìn
5. Thuốc an thần thảo dược
Thuốc an thần thảo dược được sử dụng để gây ngủ và điều trị chứng mất ngủ, lo lắng nhẹ trong hàng ngàn năm. Mặc dù các loại thuốc điều trị mất ngủ từ thảo dược thường có hiệu quả ở mức độ nhất định, tuy nhiên thuốc được cho là ít tác dụng phụ và an toàn khi sử dụng.
Các loại thuốc an thần thảo dược có thể cải thiện các vấn đề rối loạn giấc ngủ bao gồm thường chứa các thành phần như:
- Bạch truật
- Bạch quả
- Long nhãn
- Kava Kava
- Rotundin
- Saffron
- Nữ lang
- Táo ta
- Mimosa
Lưu ý khi sử dụng thuốc an thần gây ngủ
Thuốc an thần gây ngủ là nhóm thuốc được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Do đó, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều lượng sử dụng nếu không nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý một số vấn đề như:
1. Tác dụng phụ
Thuốc an thần gây ngủ có thể được sử dụng ngắn hạn và dài hạn, phụ thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Một số tác dụng phụ phổ biến thường bao gồm:
- Chóng mặt
- Ảnh hưởng tầm nhìn
- Tầm nhìn ở độ sâu và khoảng cách không bình thường, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức
- Thời gian phản xạ kém hoặc chậm hơn bình thường
- Thở chậm
- Không cảm thấy đau đớn nhiều như bình thường, đôi khi không cảm nhận được sự nghiêm trọng của cơn đau
- Gặp khó khăn trong việc suy nghĩ hoặc tập trung
- Nói chậm hoặc không giảm phản xạ suy nghĩ
Ngoài ra, sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Dễ quên, trí nhớ kém hoặc có dấu hiệu mất trí nhớ
- Có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm như mệt mỏi, có cảm giác tuyệt vọng hoặc suy nghĩ tự tử
- Tình trạng sức khỏe tinh thần không ổn định, chẳng hạn như rối loạn lo âu hoặc cáu gắt không rõ lý do
- Suy giảm chức năng gan do tổn thương mô khi lạm dụng thuốc
Hình thành thói quen lạm dụng thuốc và dẫn đến các triệu chứng như cáu gắt, lo lắng nghiêm trọng hoặc không ngủ được khi không sử dụng thuốc
2. Phụ thuộc và nghiện thuốc
Sự phụ thuộc thuốc an thần gây ngủ phát triển khi cơ thể phụ thuốc về mặt thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó, người bệnh gần như không thể ngủ hoặc thực hiện các hoạt động bình thường khi không sử dụng thuốc.
– Dấu hiệu phụ thuộc:
Người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu phụ thuốc an thần nếu sử dụng thường xuyên và cảm thấy không thể ngừng sử dụng thuốc. Điều này đặc biệt rõ ràng khi người bệnh lạm dụng hoặc sử dụng thuốc quá liều lượng quy định.
Sự phụ thuộc cũng rõ ràng hơn khi người bệnh cần sử dụng với liều cao hơn để đạt hiệu quả cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ. Điều này cũng tương tự với tình trạng cơ thể đã quen với thuốc và cần sử dụng nhiều hơn để đạt được hiệu quả mong muốn.
– Dấu hiệu nghiện thuốc:
Sự phụ thuộc có xu hướng phát triển dần dần và ràng buộc người dùng với thuốc an thần gây nghiện. Tình trạng này được xem là nghiện thuốc. Nếu không sử dụng thuốc đúng thời gian quy định có thể dẫn khó chịu, đau đớn về thể chất và tinh thần.
Các triệu chứng nghiện thuốc bao gồm:
- Lo lắng gia tăng
- Cáu gắt
- Không ngủ được
- Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị co giật, động kinh hoặc có các hành vi mất kiểm soát.
Sự phụ thuộc thuốc an thần gây ngủ có thể xảy ra trong vài tháng hoặc vài tuần, tùy thuộc vào đối tượng sử dụng. Những người lớn tuổi thường dễ bị tổn thương hơn.
3. Các lưu ý khác
Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần sử dụng thuốc an thần gây ngủ kể cả khi sử dụng một lượng nhỏ. Bên cạnh đó, để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên:
- Tránh uống rượu và bia: Rượu, bia và các chất có cồn khác cũng có tác dụng như một loại thuốc an thần và gây buồn ngủ. Do đó, sử dụng thuốc an thần kèm rượu có thể làm gia tăng tác dụng phụ và dẫn đến các triệu chứng đe dọa đến tính mạng, như mất ý thức và ngừng thở.
- Không sử dụng kèm các loại thuốc khác: Sử dụng thuốc an thần với các loại thuốc khác, đặc biệt là thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc: Không được sử dụng thuốc an thần gây ngủ ở phụ nữ mang thai mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Thuốc ở liều cao có thể gây hại cho thai nhi, tăng nguy cơ sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể truyền qua sữa mẹ, do đó phụ nữ đang cho con bú cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.
- Không sử dụng cần sa: Sử dụng cần sa có thể làm giảm tác dụng của thuốc an thần, đặc biệt là các loại thuốc có tác dụng gây mê. Theo một số nghiên cứu, người sử dụng cần sa có thể cần gấp đôi liều lượng thuốc an thần gây ngủ để mang lại hiệu quả mong muốn.
Các biện pháp thay thế thuốc ngủ an thần
Thuốc an thần gây ngủ có thể mang lại nhiều tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Do đó, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc mất ngủ thảo dược hoặc các lựa chọn thay thế khác.
Ngoài ra, người thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ có thể tham khảo một số liệu pháp thay thế phổ biến như:
- Tập thể dục thường xuyên
- Điều chỉnh giấc ngủ khoa học
- Thiền định
- Sử dụng tinh dầu, đặc biệt là tinh dầu hoa oải hương
Thuốc an thần gây ngủ sử dụng với liều lượng phù hợp có thể cải thiện tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên sử dụng quá liều có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Do đó, trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, ngừng thuốc và đến bệnh viện kiểm tra nếu cảm thấy quá căng thẳng, sợ hãi, lo lắng, hoang mang nếu không được sử dụng thuốc.
5/5 - (7 bình chọn)TIN BÀI NÊN ĐỌC
VTV2 giới thiệu bài thuốc Định tâm An thần thang chữa mất ngủ hiệu quả và an toàn Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung chia sẻ KINH NGHIỆM KHỎI HẲN mất ngủ kinh niênBà ngoại tuổi 63 chia sẻ kinh nghiệm KHỎI HẲN mất ngủ từ thảo dược trên VTV2
VTV2 đưa tin ĐÃ CÓ bài thuốc ĐẶC TRỊ mất ngủ 100% thảo dược thiên nhiên
Từ khóa » Thuốc An Thần Gây Ngủ Là Gì
-
Vai Trò Của Thuốc An Thần Gây Ngủ Và Những Chú ý Khi Sử Dụng
-
Thuốc An Thần Là Gì? Tìm Hiểu Những Nguy Cơ Từ Tác Dụng Phụ
-
5 Thuốc An Thần Gây Ngủ Tốt Nhất Và Lưu Ý Khi Dùng
-
Thuốc An Thần Là Gì? Các Loại Thuốc An Thần Dễ Ngủ Và Lưu ý Sử Dụng
-
Thắc Mắc: Thuốc An Thần Có Phải Là Thuốc Ngủ Không?
-
Công Dụng Của Thuốc An Thần Gây Ngủ Và Những Chú ý Khi Sử Dụng
-
Cẩn Thận Với Tác Dụng Phụ Của Thuốc An Thần - Hello Bacsi
-
Thuốc An Thần Là Gì? Công Dụng, Phân Loại Và Tác Dụng Phụ | OTiV
-
Dược Lý Nhóm Thuốc An Thần (thuốc Ngủ) : Đại Cương Và Thuốc Cụ Thể
-
Thuốc An Thần Cũng Có Thể Gây Hại
-
Thuốc Ngủ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đêm Mất Ngủ Có Nên Dùng Thuốc An Thần Không? | TCI Hospital
-
️ Lạm Dụng Thuốc An Thần để Chữa Mất Ngủ – Hiểm Họa Khó Lường
-
13 Loại Thuốc An Thần Dễ Ngủ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng