Thuốc Atp: Công Dụng, Liều Lượng Tiêu Chuẩn & Khuyến Cáo

Atp

Atp

Đặt lịch

ATP là thuốc được dùng phổ biến trong điều trị bệnh suy tim, viêm dạ dày mạn tính (do suy chức năng hệ tiêu hóa), di chứng nhồi máu não, xuất huyết não, chấn thương vùng đầu… Đây là thuốc kê đơn, bạn chỉ được phép dùng khi được bác sĩ cho phép.

atp
Hình ảnh vỏ bao bì và thuốc ATP dạng viên nén.
  • Tên hoạt chất: Dinatri adenosin triphosphat
  • Tên thương hiệu: Đây là hoạt chất, không có thương hiệu.

Những thông tin cần biết về thuốc Atp

1. Thành phần

Trong mỗi hộp thuốc ATP gồm có:

  • Dinatri adenosin triphosphat ………………………………….. 20 mg
  • Tá dược (Magnesi stearat, Eratab, cellulose vi tinh thể, Aerosil 200, Eudragit L 100, titan dioxyd, cồn 96 độ)…………………………………………………………………….vừa đủ 1 viên.

2. Công dụng

ATP (hay còn gọi là Adenosine triphosphate) là một phức hợp phosphat năng lượng cao, phân phối trong mọi tế bào của cơ thể sống. Tác dụng dược lý của ATP là giãn mạch ngoại biên, giãn động mạch vành, tăng lượng máu lưu thông đến não, co giãn cơ.

ATP cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho tế bào tim thực hiện chức năng của mình. Do đó, thuốc được chỉ định cho những trường hợp bị suy tim, đau thắt tim, viêm cơ tim, thiểu năng động mạch vành, thiểu năng rung tâm nhĩ.

Thuốc cung cấp năng lượng cần thiết cho tế bào thần kinh và não để thực hiện chức năng của não. Các trường hợp bệnh thần kinh đáp ứng tốt với thuốc bao gồm động kinh não và xơ xứng động mạch não.

ATP còn tham gia vào chu trình Kreb (chu trình ATC, chu trình axit tricarboxylic) – cần thiết cho sự chuyển hóa axit amin cho cơ thể. Sự thiếu hụt ATP có thể khiến cho quá trình tổng hợp axit amin gặp nhiều khó khăn, dẫn đến rối loạn chuyển hóa và rối loạn dẫn truyền thần kinh.

3. Chỉ định

Atp được dùng cho những mục đích điều trị sau:

  • Suy tim
  • Mỏi mắt cơ
  • Di chứng nhồi máu não, xuất huyết não, chấn thương vùng đầu
  • Viêm dạ dày mạn tính do suy chức năng hệ tiêu hóa.

4. Chống chỉ định

Không dùng ATP cho những đối tượng sau đây:

  • Bệnh nhân mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người có tiền sử mắc hội chứng nút xoang hay blốc nhĩ thất cấp độ 2 hoặc 3 mà không sử dụng máy tạo nhịp, nguy cơ blốc nhĩ thất hoàn toàn hoặc ngưng xoang kéo dài.
  • Người mắc bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

5. Cách dùng – liều lượng

Bệnh nhân đọc kĩ hướng dẫn về liều lượng – cách thức dùng được in trong tờ hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến của dược sĩ / bác sĩ trước khi điều trị.

Cách dùng:

Dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng quy định, không tự ý tăng / giảm liều nếu chưa được chuyên gia cho phép. Không tự ý ngưng thuốc điều trị (kể cả khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm) nếu như chưa được chuyên gia cho phép.

  • Đối với thuốc dạng uống: Uống kèm một ly nước đầy.
  • Đối với dung dịch tiêm: Tiêm thuốc theo chỉ định của chuyên gia y tế.

Liều dùng:

  • Thuốc uống: Uống 2  -3 viên / lần, ngày dùng 2 – 3 lần.
  • Thuốc tiêm: Tiêm theo liều chỉ định của chuyên gia.

6. Dạng – hàm lượng

Thuốc có ở những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén 20 mg
  • Dung dịch tiêm 1%
  • Dung dịch, thuốc nhỏ mắt adenosine triphosphate nồng độ 0.2%.

7. Bảo quản

  • Thuốc ATP nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm hay nơi có ánh sáng trực tiếp.
  • Đặt thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và động vật nuôi trong nhà.
  • Không dùng thuốc bị hỏng hay có dấu hiệu ẩm, mốc, biến chất, hết hạn sử dụng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc

1. Thận trọng/ Cảnh báo

Cảnh báo nhóm đối tượng đặt biệt:

  • Mang thai: Adenosin là chất tồn tại ở một dạng nào đó trên cơ tất cả các tế bào của cơ thể nên không gây hại đến thai nhi. Tuy vậy, chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết.
  • Phụ nữ cho con bú: Chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết và nên tham khảo lời khuyên của chuyên gia trước khi dùng.

Cảnh báo chung:

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cần thận trọng dùng thuốc nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim.
  • Người lớn tuổi.

Người đang vận hành máy móc hay lái xe có thể dùng ATP thông thường, tuy nhiên, cần thận trọng theo dõi nếu có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình dùng thuốc ATP, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn sau:

  • Tác dụng lên hệ tiêu hóa: buồn nôn, rối loạn dạ dày – ruột, biếng ăn.
  • Tác dụng lên da: Ngứa da (hiếm khi xảy ra)
  • Mệt mỏi và nhức đầu (hiếm khi xảy ra).

Trong trường hợp gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng, cần liên hệ với chuyên gia để nhanh chóng có cách xử lý phù hợp.

3. Tương tác thuốc

ATP có thể tương tác với các thuốc điều trị sau:

  • Dipyridamol: Nếu dùng đồng thời cần giảm liều Adenosin vì thuốc có thể phong bế adenosin vào tế bào, tăng mức độ ảnh hưởng của Adenosin.
  • Theophylin và các xanthin khác: Đây đều là những chất ức chế Adenosin mạnh, cần tăng liều nếu muốn dùng đồng thời.
  • Nicotin: Dùng đồng thời có thể làm tăng tác dụng tuần hoàn của Adenosin.

Để tránh hiện tượng tương tác thuốc điều trị, bạn cần thông báo với chuyên gia các loại thuốc điều trị đang dùng (bao gồm thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, thuốc thảo dược, thực phẩm chức năng, vitamin, khoáng chất…). Trong trường hợp nhận thấy có tương tác, chuyên gia sẽ có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

4. Nên làm gì khi quá liều / thiếu liều?

Vì thời gian bán thải của Adenosin trong máu ngắn nên thời gian tai biến (nếu có) hạn chế. Hiện tại, chưa có báo cáo nào về trường hợp dùng thuốc quá liều. Trong trường hợp xuất hiện tai biến kèo dài, bạn nên dùng theophylin hoặc cafein – đây là những chất đối kháng cạnh tranh (ức chế) với Adenosin.

Trên đây là một số thông tin về thuốc ATP. Thuốc có hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Thuốc chỉ được dùng theo kê đơn của bác sĩ, đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng. Nếu cần thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với thầy thuốc.

Có thể bạn quan tâm

  • Veinofytol là thuốc gì? Cách sử dụng và thận trọng
  • Thuốc Simvastatin: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Từ khóa » Thuốc Atp Là Gì